Nệm giường sử dụng lâu ngày sẽ có dấu hiệu bị mốc, bị bẩn làm mất đi tính thẩm mỹ của nệm. Bên cạnh đó, nệm bị mốc còn khiến cho chiếc nệm nhanh hư hỏng, xuống cấp, rút ngắn tuổi thọ. Hơn hết, nệm bị ẩm mốc sẽ có mùi hôi khó chịu, ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng giấc ngủ của người dùng.
Vậy phải làm thế nào để xử lý khi nệm gặp tình trạng này và phòng chống nệm không bị mốc? Sleep.vn sẽ mách cho các bạn những mẹo hay giúp giải quyết nệm mốc đơn giản nhưng cho hiệu quả cao, chi phí rẻ. Cùng theo dõi để có thêm thông tin chi tiết và áp dụng chúng để xử lý nệm gia đình mình bị nấm mốc nhé.
Tại sao nệm bị mốc? Cách phòng chống nệm bị nấm mốc
Nhiều người vì quá bận rộn không chăm sóc phòng ngủ thường xuyên khiến cho đệm nhanh chóng bị ẩm mốc sau một thời gian sử dụng. Ở phần này, chúng ta sẽ đi tìm nguyên do trực tiếp khiến nệm bị nấm mốc và cách phòng chống hiện tượng này bằng những phương pháp dễ làm.
Một số nguyên nhân chủ yếu khiến nệm bị mốc
Theo các phân tích và tổng hợp thì nấm mốc hình thành trên nệm có hai lý do chủ yếu nhất. Một là do môi trường, hai là do các yếu tố từ phía con người. Theo đó, chúng ta có những nguyên nhân sau:
Môi trường ẩm ướt: Khí hậu tại Việt Nam là kiểu nhiệt đới gió mùa điển hình. Không khí quanh năm ẩm ướt, mưa nhiều. Thêm vào đó, phòng ngủ không phải khi nào cũng thông thoáng, rất dễ tích tụ hơi nước tạo sự ẩm thấp, nhất là những căn phòng không có cửa sổ hoặc không thông gió, thiếu ánh nắng mặt trời chiếu vào. Những điều này kết hợp lại là điều kiện để hình thành và phát triển nấm mốc trên giường, nệm, vật dụng trong phòng ngủ.
Các yếu tố khác từ con người và vật nuôi: Những hoạt động thường ngày từ con người và vật nuôi là những yếu tố khiến cho chiếc nệm rất nhanh bị mốc. Ví dụ như đổ mồ hôi, làm đổ nước, đồ uống vào nệm nhưng không xử lý hoặc xử lý chậm khiến cho nước ngấm sâu vào bên trong, không khô ráo trở lại.
Hay như khi trẻ tè dầm, nước tiểu thấm vào trong nệm nhưng không được làm sạch và xử lý kịp thời. Thậm chí, bạn làm rơi tóc, vụn thức ăn hay vật nuôi làm rụng lông trên nệm cũng là cơ hội để nấm sinh sôi, nảy nở. Chất bẩn từ chăn ga gối lâu ngày không giặt sạch khi tiếp xúc với nệm cũng là một tác nhân gây ảnh hưởng tới nệm.
Nguyên nhân từ nệm: Trên thị trường có rất nhiều loại nệm kém chất lượng không có khả năng kháng khuẩn, chống nấm mốc hoặc có thể phòng ẩm mốc nhưng hiệu quả không cao. Vì vậy, chỉ cần không thường xuyên vệ sinh nệm, để bụi bám bẩn nhiều, không xử lý vết bẩn, nước, đồ ăn bám dính trên nệm nhanh thì chiếc nệm rất dễ phát sinh nấm mốc.
Những cách phòng chống nệm bị mốc dễ làm
Ông cha ta có câu: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, để nệm không bị mốc thì trước hết nên thực hiện các biện pháp phòng tránh trong quá trình sử dụng. Dưới đây là cách phòng nệm bị mốc rất dễ làm, các bạn có thể tham khảo.
Thường xuyên vệ sinh nệm, giường và toàn bộ phòng ngủ
Phòng ngủ là không gian rất dễ bị ẩm thấp, do thiết kế thường là dạng khép kín. Mặt khác, bụi bẩn, vi khuẩn cũng được tích tụ lại tạo nên mối đe dọa cho các vật dụng trong phòng. Để đảm bảo nệm giường và đồ dùng không bị nấm mốc thì hãy thường xuyên dọn dẹp phòng ngủ, vệ sinh nệm giường, giặt chăn ga gối, lau chùi giường ngủ.
Việc làm sạch phòng sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn, bụi bặm, các vật thể hữu cơ như lông động vật, tóc, vụn thức ăn, đồ uống…từ đó cắt đứt “nguồn sống” và “nuôi dưỡng” của các loại nấm mốc, phần nào ngăn chặn hình thành mốc ở nệm giường.
Ngoài ra, tạo sự thông thoáng và khô ráo cho căn phòng cũng là một biện pháp hữu hiệu. Vào những ngày trời nắng thì nên mở cửa phòng để đón ánh nắng chiếu vào phòng, làm phòng khô ráo, thoáng đãng hơn. Khi trời mưa ẩm thấp thì đóng kín cửa sổ để hơi ẩm không len lỏi vào trong phòng gây ẩm mốc.
Nếu bạn không có thời gian làm những công việc này thì hãy tìm tới những đơn vị cung cấp dịch vệ dọn dẹp nhà cửa và vệ sinh nệm để được hỗ trợ. Chi phí thuê người vệ sinh hộ cũng không quá đắt đỏ.
>>> Tham khảo dịch vụ vệ sinh nệm và các phụ kiện phòng ngủ khác tại: https://vuanem.com/khuyen-mai/dich-vu-ve-sinh-nem/
Xử lý nệm ngay khi bị ướt và thường xuyên phơi đệm dưới ánh nắng
Nhiều người thường lơ là và bỏ qua khi nệm bị dính nước ở mức độ thấp. Họ cho rằng một chút ẩm ướt này để lâu sẽ tự động khô trong không khí hoặc được làm khô nhanh nếu bật quạt, điều hòa. Thế nhưng họ không biết rằng, việc để nệm bị ướt và không xử lý dù vết ướt nhỏ cũng sẽ là nguyên nhân khiến nệm bị mốc. Hãy làm sạch vết ướt và phơi khô nệm ngay.
Bên cạnh đó, cần phải thường xuyên phơi đệm dưới ánh nắng mặt trời. Nệm có thể bị ẩm ở bên trong nơi không thể nhìn thấy được. Vì vậy, hãy dành chút thời phơi khô nệm khi trời nắng.
Lựa chọn nệm có khả năng chống ẩm mốc và kháng khuẩn tốt
Về lâu dài để tiết kiệm chi phí, thời gian trong khâu vệ sinh nệm định kỳ, bạn nên lựa chọn một chiếc nệm có khả năng chống ẩm mốc và kháng khuẩn tốt. Hiện nay thị trường có nhiều loại nệm được làm từ chất liệu thông thoáng, thấm hút mồ hôi tốt, hút ẩm hiệu quả, ngăn ngừa ẩm mốc.
Ngoài ra, những chúng còn đi kèm khả năng kháng khuẩn, hạn chế bám bụi và hình thành vi sinh gây hại cho sức khỏe. Có thể tham khảo một số loại nệm như nệm cao su thiên nhiên, nệm lò xo, nệm foam…của các thương hiệu nổi tiếng như: nệm cao su Liên Á, Vạn Thành, Kim Cương, Gumi, Dunlopillo, đệm Aeroflow, Zinus, Temper…
Mẹo hay xử lý nệm bị mốc đơn giản, hiệu quả cao, chi phí rẻ
Mặc dù đã thực hiện những biện pháp phòng chống nệm bị mốc nhưng vẫn không thể ngăn nệm xuống cấp cũng như xuất hiện tình trạng nệm bị ẩm mốc. Vì vậy, lúc này cần phải thực hiện những biện pháp xử lý mạnh để vùng bị mốc không lan rộng và loại bỏ được vết mốc hiệu quả.
Nệm bị mốc – dùng nước cốt chanh hoặc giấm trắng
Chanh là một loại quả có rất nhiều tác dụng và được sử dụng hằng ngày trong đời sống của chúng ta. Chính nhờ tính axit mà chanh được dùng nhiều trong tẩy rửa, làm sạch đồ dùng, đồ vật. Người ta cũng sử dụng nước cốt chanh để làm nguyên liệu sản xuất các loại nước tẩy rửa chén bát, làm sạch dầu mỡ hiệu quả.
Để làm sạch mốc trên nệm, người ta cũng sử dụng loại quả này rất phổ biến. Trước hết, vắt lấy nước cốt từ chanh, sử dụng khăn sạch, thấm ướt nước cốt chanh, chà lên vùng nệm bị mốc. Sau khi chà, vết nấm mốc sẽ được loại bỏ, trả lại bề mặt trắng sáng và sạch sẽ cho nệm.
Khi đã chà sạch vết mốc, phơi chăn ra ngoài trời nắng để làm khô nệm và vết ướt trên mặt nệm bị thấm ướt bởi nước cốt chanh. Sau khi nệm khô, nó sẽ trở lại như mới. Bạn có thể sử dụng hoặc đem đệm đi bảo quản, bọc kín trong túi, đặt nơi khô thoáng để tránh nấm mốc “tái sinh” và lan rộng.
Ngoài việc sử dụng nước cốt chanh thì các bạn cũng có thể dùng giấm trắng để tẩy rửa vết nấm mốc trên nệm. Với cách làm tương tự như khi dùng chanh, các bạn sẽ có được những tấm nệm sạch vết mốc.
Sử dụng baking soda để tẩy nấm mốc trên nệm
Baking soda là một trong những loại chất tẩy rửa được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Nó không chỉ có tác dụng loại bỏ nấm mốc trên nệm giường mà còn có thể làm sạch các vết vàng ố, vết bẩn cứng đầu trên nệm. Chính vì vậy, đây được xem là phương pháp hữu hiệu có thể giải quyết rất nhiều vấn đề cho nệm.
Để tẩy mốc, làm sạch vết bẩn thì bạn cần phải làm ẩm ướt vùng đệm bị mốc, bẩn. Sau đó rắc bột baking soda lên trên vùng đã được làm ướt. giữ trạng thái này trong khoảng từ 30 phút thì sử dụng máy hút bụi để hút sạch bột baking soda trên bề mặt nệm. Lưu ý rằng cần phải hút sạch hoàn toàn và thật kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn cho người dùng.
Khi nệm đã được làm sạch bột baking soda, dùng bàn chải đánh nhẹ vùng nệm bị nấm mốc và đem nệm đi phơi khô, đảm bảo nệm khô ráo.
Sử dụng chất tẩy rửa chuyên dụng để xử lý nệm bị mốc
Nếu bạn sử dụng các biện pháp tẩy nấm mốc thông thường không mang lại hiệu quả cao thì có thể sử dụng những loại hóa chất tẩy rửa chuyên dụng. Đây là những sản phẩm có hóa học có tác dụng diệt khuẩn, nấm mốc đã bám sâu vào bề mặt nệm, khó làm sạch, chẳng hạn như Amoniac, chlorine dioxide…
Xịt chất tẩy rửa hoặc thoa nước tẩy lên vùng nệm bị mốc, dùng bàn chải chà nhẹ vết nấm mốc, nệm sẽ nhanh chóng được làm sạch. Phơi khô nệm để mùi hương hóa chất bay đi và vùng đệm dính hóa chất được khô ráo.
Một lưu ý cần ghi nhớ là hóa chất tẩy rửa được làm từ các loại chất hóa học, chúng có thể gây hại với sức khỏe, da tay…Không nên tiếp xúc trực tiếp với các dung dịch này và không lạm dụng chúng. Chỉ khi vết nấm mốc thực sự cứng đầu và không thể làm sạch với các loại chất tẩy rửa tự nhiên khác thì mới nên sử dụng tới các dung dịch chuyên dụng này.
Trên đây là những cách sẽ giúp chúng ta xử lý nệm bị mốc hiệu quả, tiết kiệm chi phí và cách làm đơn giản, dễ thực hiện. Hãy cố gắng phòng tránh nấm mốc cho nệm bằng những biện pháp mà chúng tôi đã nêu trong bài để giúp hạn chế tối đa tình trạng nệm bị nấm mốc, đảm bảo tuổi thọ và tính thẩm mỹ cho nệm.
SubScribe
Subcribe ngay để nhận những thông tin bổ ích về sức khoẻ giấc ngủ và hàng ngàn ưu đãi mua nệm chăn ga gối mỗi ngày.