Đa phần trẻ tự kỷ đều gặp khó khăn khi đi vào giấc ngủ, chúng đòi hỏi sự quan tâm của bố mẹ nhiều hơn khi muốn đi ngủ. Điều này vừa ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ lại vừa khiến cho cha mẹ không thể nghỉ ngơi trọn vẹn. Vậy làm thế nào để trẻ tự kỷ có thể đi ngủ dễ dàng hơn? Theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.
Bệnh tự kỷ là gì?
Theo thống kê, hiện nay trên thế giới cứ 59 trẻ em thì có 1 trẻ bị tự kỷ, tình trạng này đang ngày càng gia tăng và trở nên bức thiết đối với xã hội.
Vậy bệnh tự kỷ là gì? Tự kỷ là một chứng rối loạn thần kinh với biểu hiện khác nhau tùy theo từng trẻ. Triệu chứng phổ biến nhất ở trẻ là khó giao tiếp, kỹ năng xã hội và vận động chưa phát triển, có khuynh hướng ám ảnh, hành vi lặp đi lặp lại và rối loạn tiêu hóa…
Bệnh tự kỷ có 3 mức độ đáng quan tâm dưới đây:
- Cấp độ 1: Hành vi xã hội: Không quá thiếu hụt mối quan hệ xã hội, trẻ chỉ mới bắt đầu khó khăn khi tương tác xã hội, khả năng tương tác hành vi kém, ít quan tâm đến các vấn đề xung quanh. Trẻ bị tự kỷ cấp độ 1 có các hành vi cá nhân lặp đi lặp lại, tự lẩm bẩm nói chuyện một mình.
- Cấp độ 2: Hành vi xã hội: Trẻ bắt đầu thâm hụt kỹ năng giao tiếp bằng lời nói và các hoạt động phi ngôn ngữ. Trẻ hạn chế tương tác xã hội và không quan tâm đến thế giới bên ngoài. Về hành vi cá nhân, trẻ lặp đi lặp lại nhiều hành vi cá nhân hơn, khép mình, lơ đãng, buồn rầu…
- Cấp độ 3: Về hành vi xã hội: Thiếu hụt trầm trọng các kỹ năng giao tiếp xã hội bằng hành động và lời nói, ít tương tác xã hội và cố ý hạn chế tiếp xúc xã hội. Về hành vi cá nhân, trẻ sống khép mình, giao tiếp một mình, suy nghĩ tiêu cực.
Mối liên hệ giữa bệnh tự kỷ ở trẻ và giấc ngủ
Các bậc cha mẹ nhận ra rằng, để một đứa trẻ mắc bệnh tự kỷ hoạt động tốt nhất thì cần cho chúng ngủ đủ giấc. Tuy nhiên, các hành vi của trẻ tự kỷ lại ngăn cản chúng đi ngủ, bao gồm các hành vi chính như:
- Tăng động thái quá
- Không chú ý
- Ám ảnh
- Bốc đồng và giận dữ
- Hiếu chiến
- Tự gây thương tích cho bản thân
- …
Thiếu ngủ ở trẻ tự kỷ sẽ càng làm trầm trọng thêm các hành vi ngăn cản chúng ngủ đủ giấc, điều này tạo nên một vòng luẩn quẩn khó có thể giải quyết. Hiện nay, các bác sĩ và các bậc cha mẹ trên thế giới đang tìm cách để có thể khắc phục tình trạng này nhằm để giúp điều trị tốt nhất cho trẻ tự kỷ.
Mẹo hiệu quả giúp trẻ tự kỷ đi ngủ dễ dàng
Để giúp cha mẹ dễ dàng hơn trong việc nuôi dạy trẻ tự kỷ và giúp họ ngủ ngon giấc hơn mỗi đêm, bạn có thể tham khảo những mẹo nhỏ giúp trẻ tự kỷ đi ngủ dễ dàng dưới đây.
Thiết lập một quy trình đi ngủ lành mạnh
Cách tốt nhất để trẻ tự kỷ nói riêng và bất kỳ ai nói chung đi ngủ đúng giờ là thiết lập một thói quen để báo hiệu cho cơ thể biết rằng mình cần đi ngủ. Cha mẹ nên rèn luyện cho con thực hiện các công việc trước khi đi ngủ theo đúng thứ tự, nếu thực hiện thường xuyên sẽ tạo nên thói quen tốt cho trẻ, giúp trẻ ý thức được mình cần đi ngủ.
Theo các nhà nghiên cứu về trẻ mắc bệnh tự kỷ, một lịch trình đi ngủ lành mạnh mà cha mẹ nên định hướng cho con bao gồm các hoạt động dưới đây:
- Mặc đồ ngủ
- Đánh răng
- Đi vệ sinh
- Rửa tay
- Lên giường
- Đọc sách, nghe nhạc, đọc truyện…
- Tắt đèn và đi ngủ.
Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử
Các thiết bị điện tử bao gồm tivi, máy tính, điện thoại… sẽ phát ra ánh sáng xanh, loại ánh sáng này làm cản trở quá trình sản xuất melatonin – một loại hormon có tác dụng làm tăng cảm giác buồn ngủ ở con người. Nếu sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ, trẻ sẽ không buồn ngủ nên không thể ngủ đúng giờ.
Bên cạnh đó, việc tiếp xúc với các thiết bị điện tử khiến tâm trí của trẻ luôn bận tâm đến các hình ảnh, trò chơi, video trong đó, điều này khiến trí não của trẻ luôn bận rộn để suy nghĩ trong khi điều chúng cần làm là đi ngủ.
Tránh huyên náo, ồn ào trước khi đi ngủ
Trước khi đi ngủ, nên để trẻ thư giãn, không nổi cơn thịnh nộ, không chơi các trò chơi quá ồn ào, huyên náo. Thay vào đó, hãy thực hiện các hoạt động vui chơi nhẹ nhàng, yên tĩnh như đọc sách, nghe kể chuyện… Những hoạt động này sẽ có lợi hơn trong việc cho trẻ đi ngủ đúng giờ.
Hoạt động yên tĩnh
Như đã nói ở trên, cần có một khoảng thời gian yên tĩnh trước khi trẻ đi ngủ, ví dụ như đọc sách, kể chuyện… Dù thực hiện hoạt động nào thì cũng cần đảm bảo rằng những hoạt động đó không gây căng thẳng cho trẻ. Ví dụ như việc chơi trò đố vui, ghép chữ tưởng chừng như là một trò chơi thư giãn nhưng đôi khi lại gây căng thẳng vì trẻ phải suy nghĩ, tư duy để tìm ra đáp án.
Tắm bồn hoặc tắm vòi hoa sen
Bạn có thể cho trẻ tắm vòi hoa sen để nâng cao nhiệt độ cơ thể khi tắm và làm giảm nhiệt độ sau khi tắm xong, điều này sẽ gây buồn ngủ cho trẻ.
Một số trường hợp trẻ không muốn tắm sẽ khiến chúng khó chịu đến mức phải trì hoãn giấc ngủ. Với những đứa trẻ này, cách tốt nhất là để trẻ tắm sớm hơn trong ngày sẽ phù hợp hơn so với tắm muộn.
Massage nhẹ nhàng
Massage có tác dụng làm giảm áp lực, giúp xoa dịu cơ thể của trẻ nhỏ. Bạn có thể massage nhẹ nhàng và thực hiện các động tác vuốt nhẹ nhàng từ trên xuống hoặc di chuyển tay từ dưới lên trên một cách nhẹ nhàng.
Nghe nhạc nhẹ nhàng trước khi ngủ
Các chuyên gia và bác sĩ nghiên cứu về lĩnh vực trẻ tự kỷ khuyên rằng, cha mẹ nên sử dụng âm nhạc nhẹ nhàng để trẻ có thể thư giãn trước khi đi ngủ. Nghe nhạc không lời sẽ có hiệu quả hơn so với nhạc có lời. Cha mẹ có thể tham khảo và co con nghe nhạc cổ điển, đây là một phương pháp thư giãn rất hiệu quả và được nhiều người áp dụng.
Những câu chuyện trước khi đi ngủ
Đọc một câu chuyện trước khi đi ngủ là một phương pháp quen thuộc để đưa trẻ đi vào giấc ngủ. Biện pháp này cũng có thể áp dụng đối với trẻ tự kỷ và cho hiệu quả cao. Cha mẹ có thể đọc những bài thơ có vần điệu và các bài hát có nhịp nhịp điệu mạnh mẽ.
Tạo môi trường ngủ thuận lợi để trẻ tự kỷ đi ngủ dễ dàng
Một môi trường ngủ lý tưởng là môi trường có những điều kiện thuận lợi, giúp trẻ tự kỷ có thể đi ngủ dễ dàng, không bị trằn trọc khi đi vào giấc ngủ và không bị thức giấc giữa đêm. Bạn có thể tham khảo các cách tạo môi trường ngủ thuận lợi cho trẻ tự kỷ dưới đây:
Chăn ga gối nệm thoải mái
Một chiếc nệm mới và êm ái sẽ giúp trẻ ngủ ngon giấc hơn, hạn chế tình trạng trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ. Cần kiểm tra xem nệm đã bị hao mòn chưa, có bị lún xẹp, có mùi hôi khó chịu không… Nếu nệm không thoải mái sẽ khiến cho trẻ khó ngủ nên cha mẹ cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề này.
Đối với chăn ga gối cũng vậy, cha mẹ nên thay đồ mới định kỳ cho con, lựa chọn chất liệu tự nhiên như bông, vải sợi tre để đảm bảo an toàn, không gây kích ứng da. Gối nên chọn những loại có độ mềm vừa phải, không quá cao hoặc quá thấp sẽ gây khó chịu cho trẻ.
Gợi ý một số mẫu chăn ga gối nệm cho trẻ:
Sử dụng một chiếc chăn có trọng lượng khá nặng
Trẻ tự kỷ thường có xu hướng tìm cách xoa dịu áp lực, một chiếc chăn với trọng lượng nặng sẽ có tác dụng tốt trong việc làm giảm áp lực ấy của trẻ. Nằm dưới một chiếc chăn có trọng lượng nặng sẽ tạo cảm giác như trẻ được ôm chặt, mang đến cảm giác an tâm, dễ chịu cho trẻ.
Khi mua chăn có trọng lượng nặng cho con, cha mẹ nên tìm những loại chăn không chứa các chất độc hại để đảm bảo an toàn. Bên cạnh đó, cần cân nhắc trọng lượng phù hợp với trẻ, thông thường, trọng lượng chăn phù hợp được các nhà nghiên cứu ước lượng là bằng 10% trọng lượng cơ thể của trẻ.
Sử dụng đèn ngủ
Trẻ em nói chung và trẻ tự kỷ nói chung đa phần đều sợ bóng tối, một chiếc đèn ngủ sẽ có ích trong việc trấn an lo sợ của trẻ. Các bậc cha mẹ nên lựa chọn một chiếc đèn có ánh sáng mờ, không chọn đèn quá sáng có thể khiến trẻ khó ngủ và dễ thức giấc.
Sử dụng tiếng ồn trắng để trẻ đi vào giấc ngủ dễ hơn
Tiếng ồn trắng được sử dụng phổ biến cho người lớn bị mất ngủ, thậm chí sử dụng cho trẻ sơ sinh để giúp chúng ngủ ngon hơn. Tiếng ồn trắng cũng có tác dụng tương tự đối với trẻ bị bệnh tự kỷ.
Tiếng ồn trắng là những âm thanh dễ chịu, có khả năng loại bỏ đi những tiếng ồn xung quanh để giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ hơn. Cha mẹ có thể theo dõi việc đi ngủ của trẻ sau khi nghe tiếng ồn trắng để lựa chọn được tiếng ồn trắng phù hợp như: tiếng mưa, tiếng sóng vỗ, tiếng suối chảy, tiếng tivi nhiễu sóng….
Lựa chọn quần áo ngủ phù hợp
Cha mẹ cần chọn những bộ đồ ngủ vừa vặn và thoải mái cho trẻ, không chọn đồ quá chật sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu. Nên chọn quần áo ngủ được làm từ các chất liệu tự nhiên, mềm mại, thấm hút mồ hôi để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu nhất khi ngủ.
Để một đứa trẻ đi ngủ, kể cả những đứa trẻ bình thường lẫn trẻ mắc chứng tự kỷ đều không phải điều dễ dàng, đây là thử thách hàng đêm và có thể kéo dài đến hàng tuần, hàng tháng, hàng năm…Trong những cách trên đây, hy vọng bạn có thể tìm được cách phù hợp để giúp con mình đi ngủ dễ hơn, bản thân cũng có thể nghỉ ngơi tốt hơn, bớt mệt mỏi hơn.
Tham khảo: https://www.sleepjunkie.com/autism-and-sleep/
SubScribe
Subcribe ngay để nhận những thông tin bổ ích về sức khoẻ giấc ngủ và hàng ngàn ưu đãi mua nệm chăn ga gối mỗi ngày.