Giấc ngủ giữ vai trò chủ chốt trong việc hồi phục thể trạng, thúc đẩy sự phát triển cơ bắp và giữ cho tinh thần của chúng ta luôn tỉnh táo, minh mẫn. Theo đó, tình trạng thiếu ngủ có thể khiến bạn cảm thấy lơ đãng, mệt mỏi hay thậm chí là dẫn đến các căn bệnh tâm thần.
Bài viết này sẽ tổng hợp thông tin vấn đề rối loạn giấc ngủ ở bệnh nhân tâm thần và những cách bạn có thể làm để tránh chứng rối loạn tâm thần do thiếu ngủ, giúp bạn cảm thấy tốt nhất.
Mất ngủ ảnh hưởng đến não bộ như thế nào?
Thiếu ngủ có thể làm tăng sự căng thẳng và thậm chí có thể khiến chúng ta rơi vào các giai đoạn trầm cảm. Đồng thời, việc vật lộn với lo lắng có thể khiến chúng ta khó ngủ hơn. Điều này sẽ tạo nên một vòng lặp luẩn quẩn và làm cho tình trạng căng thẳng, trầm cảm nặng hơn.
Tình trạng mất ngủ kéo dài có thể ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe thể chất và khả năng tập trung, đưa ra quyết định của chúng ta. Ví dụ, những người đi làm thường cảm thấy việc thiếu ngủ ảnh hưởng sâu sắc đến năng suất làm việc và khiến họ dễ mắc sai lầm hơn. Nếu một người làm việc trong lĩnh vực xây dựng hoặc công việc đòi hỏi sử dụng máy móc thì ngủ không đủ giấc có thể gây ra tai nạn không mong muốn, thậm chí là đánh đổi tính mạng.
Thay đổi tâm trạng
Tình trạng thiếu ngủ khiến chúng ta không chỉ cảm thấy uể oải, buồn ngủ cả ngày mà còn tác động tiêu cực đến tâm trạng. Người ngủ không đủ giấc sẽ dễ cảm thấy cáu gắt, bực bội khi gặp phải những vấn đề không như ý. Đôi khi một vài thử thách cũng có thể khiến bạn cảm thấy choáng ngợp hay xúc động.
Trí nhớ kém
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng giấc ngủ giúp bộ não có thời gian để xử lý và củng cố các thông tin được tiếp nhận. Quá trình sàng lọc thông tin sẽ giúp chúng ta ghi nhớ các ký ức một cách logic và hiệu quả hơn. Từ đó, các thông tin vừa nhận trong ngày sẽ chuyển thành trí nhớ dài hạn.
Vì thế, người ngủ không đủ giấc sẽ không có đủ thời gian để củng cố thông tin. Chúng ta sẽ không thể ghi nhớ một cách hiệu quả so với những người ngủ đầy đủ.
Sức khỏe thể chất suy giảm
Thiếu ngủ không chỉ làm chúng ta cảm thấy mệt mỏi và cáu kỉnh mà còn khiến làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như: tiểu đường, béo phì, huyết áp cao, bệnh tim và đột quỵ…
Hơn nữa, thiếu ngủ cũng có thể là mối đe dọa đối với sự an toàn của chúng ta. Đặc biệt là những người lái xe hay người làm việc với các thiết bị máy móc, ngủ gật hoặc thiếu tỉnh táo có thể khiến họ gây ra tai nạn nguy hiểm.
Giảm khả năng tập trung, ra quyết định
Khi được nghỉ ngơi đầy đủ, chúng ta sẽ cảm thấy tràn đầy năng lượng và tỉnh táo để tập trung vào công việc dễ dàng hơn. Những người thiếu ngủ dù chỉ một đêm vẫn sẽ gặp tình trạng uể oải, thiếu tỉnh táo và cảm thấy khó khăn khi cố gắng hoàn thành công việc.
Theo đó, khả năng đưa ra quyết định và sự tập trung có liên quan chặt chẽ với nhau. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc mất ngủ sẽ gây cản trở đến khả năng đưa ra quyết định sáng suốt của mỗi người. Khi thiếu ngủ, chúng ta thường không thể phân tích các sự kiện, vấn đề một cách tổng quát hay cụ thể và đưa ra quyết định chính xác.
Ngoài ra, ngủ không đủ giấc sẽ dẫn đến tình trạng căng thẳng và lo lắng quá mức. Điều này cũng ảnh hưởng đến khả năng tư duy của mỗi chúng ta.
Biểu hiện rối loạn giấc ngủ ở bệnh nhân tâm thần
Dưới đây là một vài biểu hiện của rối loạn giấc ngủ ở bệnh nhân tâm thần:
Phiền muộn
Một nghiên cứu của Harvard cho thấy ở 90% trẻ em bị trầm cảm đều gặp phải một số vấn đề về giấc ngủ. Điều này cũng xảy ra ở chiều ngược lại, những người không được nghỉ ngơi đầy đủ cũng có nhiều khả năng bị trầm cảm hơn. Hơn nữa, nếu việc mất ngủ vẫn tiếp diễn trong quá trình điều trị, bệnh nhân có nhiều khả năng bị tái phát hơn.
Rối loạn lo âu
Tâm trạng lo lắng thường liên quan đến các vấn đề về giấc ngủ. Mặc dù tình trạng thiếu ngủ có liên quan nhiều hơn đến chứng trầm cảm, nhưng cũng có mối liên hệ nhân quả mạnh mẽ với chứng rối loạn lo âu. Nghiên cứu đã cho thấy rằng lo lắng cũng có thể dẫn đến mất ngủ, tạo ra một vòng luẩn quẩn giữa mất ngủ và lo âu.
Rối loạn lưỡng cực
Những người mắc chứng lưỡng cực thường phải trải qua các cảm giác hạnh phúc và trầm cảm cùng cực một cách xen kẽ. Thông thường, các cơn hưng cảm sẽ xảy ra sau một thời gian thiếu ngủ. Những người trong giai đoạn hưng cảm cho biết họ thường ngủ ít hơn trong khoảng thời gian này. Tiếp theo, họ chuyển sang giai đoạn trầm cảm và cần ngủ thật nhiều giờ.
ADHD (Rối loạn tăng động giảm chú ý)
Ngoài việc không thể tập trung và chú ý, bệnh nhân ADHD (Rối loạn tăng động giảm chú ý) cũng có xu hướng khó ngủ và không tỉnh táo. Họ cũng có khả năng mắc hội chứng chân không yên hoặc các vấn đề về hô hấp liên quan đến giấc ngủ.
Các triệu chứng này tự hình thành và khiến các bác sĩ cảm thấy khó khăn trong việc quyết định liệu chứng ADHD của bệnh nhân có ảnh hưởng đến giấc ngủ của họ hay không, hay liệu giấc ngủ kém chất lượng có phải là nguyên nhân gây hay không.
Tâm thần phân liệt
Thiếu ngủ có khả năng dẫn đến hoang tưởng và ảo giác. Tương tự, những bệnh nhân thức trong 24 giờ sẽ bắt đầu có các triệu chứng giống như tâm thần phân liệt. Các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu phỏng đoán rằng việc thiếu ngủ thậm chí chỉ trong một vài đêm, sẽ gây ra sự hỗn loạn trong não và khiến việc lọc thông tin trở nên khó khăn hơn.
Cách điều trị và can thiệp
Liệu pháp nhận thức hành vi
Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) là một loại điều trị tâm lý có thể giúp giải quyết nhiều vấn đề sức khỏe tâm thần. Trọng tâm chính của CBT là thay đổi nhận thức lệch lạc và hành vi tiêu cực của mỗi người. Liệu pháp này cũng có thể giúp điều chỉnh lại niềm tin hoặc thái độ nhất định trong tâm trí bệnh nhân, sau đó là ảnh hưởng tích cực đến hành vi của họ.
Thay đổi lối sống
Hạn chế sử dụng các thức uống, món ăn có chứa caffeine, nicotine và rượu, đặc biệt là vào ban đêm. Caffeine và nicotine là những chất kích thích có thể khiến bạn tỉnh táo, khó ngủ vào ban đến nếu chúng được tiêu thụ vào buổi chiều.
Bên cạnh đó, rượu cũng là chất nên được hạn chế ở người mất ngủ vì nó có thể khiến bạn buồn ngủ, nhưng tác dụng không kéo dài. Khi đó, bạn có nhiều khả năng sẽ ngủ không yên và thức dậy đột ngột.
Hoạt động thể chất
Tập thể dục thường xuyên giúp cân bằng căng thẳng và nội tiết tố. Thêm vào đó, vận động sẽ giúp bạn có tâm trạng tốt hơn, giảm bớt căng thẳng và lo lắng để nghỉ ngơi tốt hơn.
Xây dựng thói quen đi ngủ
Hãy rèn luyện bản thân đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Cách làm này sẽ giúp bạn tập được thói quen đi ngủ tốt hơn, hạn chế tình trạng khó ngủ vào ban đêm và thức dậy quá sớm vào buổi sáng.
Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ vì ánh sáng xanh có thể tác động tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ của bạn. Đồng thời, đảm bảo không gian nghỉ ngơi có ánh sáng dễ chịu, tránh các âm thanh ồn ào gây ảnh hưởng và gián đoạn giấc ngủ.
Kỹ thuật thư giãn
Các bài tập thiền và hít thở có thể giúp bạn thư giãn trước giờ đi ngủ. Nếu bạn đã trải qua một ngày đặc biệt căng thẳng, ngồi thiền trước khi ngủ có thể giúp bạn giải tỏa tâm trí, phiền muộn để có được giấc ngủ ngon và sâu hơn.
Điều trị y tế
Nếu các phương pháp điều trị tự nhiên và thay đổi lối sống không đủ để cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ của bạn, hãy tìm đến bác sĩ để thăm khám. Tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người, các chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên và phương pháp điều trị thích hợp.
Một số bệnh nhân tâm thần gặp vấn đề về rối loạn giấc ngủ có thể được kế các đơn thuốc như:
- Trầm cảm: Lunesta hoặc Prozac
- Rối loạn cảm xúc lưỡng cực: Sonata, Neurontin hoặc Gabitril
- Lo lắng: Xanax, Lyrica (loại thuốc được dùng cho bệnh nhân đau cơ xơ hóa)
- ADHD: Ritalin (Đây là methamphetamine và có thể gây mất ngủ và thay đổi tâm trạng)
Trên đây là những thông tin tổng hợp về các biểu hiện rối loạn giấc ngủ ở bệnh nhân tâm thần do sleepvn tổng hợp. Hy vọng bạn có thể tìm được cách thức hiệu quả nhất để cải thiện tình trạng giấc ngủ, giúp cho sức khỏe thể chất và tinh thần ngày càng tốt hơn.
Tham khảo: https://sleepjunkies.com/sad-psychotic-stupid/
SubScribe
Subcribe ngay để nhận những thông tin bổ ích về sức khoẻ giấc ngủ và hàng ngàn ưu đãi mua nệm chăn ga gối mỗi ngày.