Giấc ngủ vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Cần có các mẹo giúp bé có được một giấc ngủ chất lượng chính là cách đơn giản nhất để trẻ sẽ lớn đều, với sức đề kháng tốt cùng một trí não thông minh. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh bị giật mình khi ngủ là tình trạng tương đối phổ biến, khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Vậy nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị giật mình khi ngủ là gì? Có những mẹo để bé ngủ không giật mình nào vừa an toàn vừa dễ thực hiện? Hãy cùng Sleep tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây nhé!
Vì sao trẻ sơ sinh bị giật mình khi ngủ?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé bị giật mình khi ngủ. Trong đó, một số nguyên nhân dễ gặp nhất phải kể đến như:
- Phản xạ sinh lý: trong tháng đầu tiên của tuổi đời, bé chưa thể quen liền với môi trường bên ngoài bụng mẹ, nên rất dễ bị giật mình khi ngủ. Trình trạng này sẽ dần dần được cải thiện sau khi bé lớn lên.
- Tâm lý bất an: việc bé bị giật mình khi ngủ thường đến từ tâm lý lo lắng, bất an, hồi hộp cùng cảm giác không an toàn.
- Tiếng ồn: khi ngủ, những tiếng ồn từ bên ngoài như tiếng chuông điện thoại, tivi, tiếng loa, tiếng mở cửa,… có thể làm bé bị giật mình và tỉnh dậy.
- Bị đặt xuống một cách bất ngờ: khi đang được bế trên tay, nhưng lại bị đặt xuống một cách bất ngờ, thường làm bé giật mình. Bởi việc đổi độ cao quá nhanh này, sẽ tạo cảm giác như đang rơi xuống đột ngột.
- Trào ngược dạ dày: là nguyên nhân khiến bé bị giật mình khi ngủ phổ biến nhất.
- Thiếu canxi: trong tình trạng bị thiếu canxi, bé sẽ có xu hướng rướn mình khi ngủ, dẫn đến việc giật mình và tỉnh giấc.
- Hệ thần kinh trung ương bị tổn thương: rối loạn thần kinh bẩm sinh, hay hệ thần kinh trung ương bị tổn thương cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến bé giật mình trong lúc ngủ.
Xem thêm: Làm thế nào để tạo thói quen đi ngủ cho bé?
Một số mẹo để bé ngủ không giật mình
Mối khi bé có hiện tượng giật mình khi ngủ, bố mẹ nên lập tức ôm ấp và vỗ về. Để bé nghe thấy âm thanh quen thuộc của bố mẹ. Từ đó, làm giảm bớt nỗi sợ và dần dần tìm lại cảm giác an toàn, không quấy khóc nữa. Đây chính là cách để đối phó với tình trạng bé giật mình khi ngủ phổ biến nhất hiện nay.
Tuy nhiên, nếu trình trạng mất ngủ quá thường xuyên thì tốt hơn hết là bố mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân thật kỹ. Nếu thuộc về bệnh lý thì bố mẹ nên đưa trẻ đến các bệnh viện Nhi, để được bác sĩ kiểm tra một cách kỹ lưỡng.
Trong trường hợp giật mình là do các phản xạ tự nhiên hoặc môi trường, bố mẹ có thể áp dụng một số mẹo để bé ngủ không giật mình dưới đây:
Tạo một không gian ngủ lý tưởng cho bé
Tiếng động lớn trong phòng, hoặc phòng ngủ không lý tưởng luôn là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến bé bị giật mình khi ngủ. Chính vì thế, nếu muốn bé có được một giấc ngủ ngon, chất lượng nhất, thì bố mẹ cần bố trí phòng ngủ của bé một cách yên tĩnh, không một tiếng ồn lớn.
Ngoài ra, bố mẹ cũng nên chú ý đến nhiệt độ phòng, không nên để quá nóng hoặc quá lạnh. Đồng thời, nên giảm ánh tránh ánh sáng tối đa để bé có được giấc ngủ thoải mái hơn.
Đặc biệt, bố mẹ chỉ nên chọn những tấm nệm làm bằng các chất liệu tự nhiên an toàn như cao su, để tránh gây kích ứng cho trẻ trong quá trình sử dụng. Thêm vào đó, những bộ chăn ga gối được sản xuất từ vải cotton hay tencel, với nhiều ưu điểm nổi bật như khả năng thoáng khí, hút ẩm, chắc chắn sẽ giúp con bạn có được một giấc ngủ hoàn hảo trong đêm.
Một số mẫu chăn ga gối nệm cho bé mà bố mẹ không nên bỏ qua như:
Tạo cho bé cảm giác an toàn
Bố mẹ có thể dùng gối ôm, gối chặn đầu, hoặc quần áo của mình để giúp bé có được cảm giác an toàn khi nằm ngủ. Từ đó, hạn chế tình trạng giật mình, tỉnh giấc khi đang ngủ.
Một số mẫu gối ôm cho bé mà bố mẹ không nên bỏ qua như:
- Gối ôm cho trẻ Kim Cương
- Bộ gối Aeroflow Hachiko Kids
- Gối ôm cao su Kim Cương Honey
Chỉ đặt bé xuống giường khi bé ngủ thiu thiu
Khi ru bé ngủ, bố mẹ nên hạn chế bế trên tay, để tránh hình thành thói quen xấu cho bé. Thay vào đó, khi bé có dấu hiệu thiu thiu muốn ngủ, bố mẹ nên đặt bé xuống giường, vỗ về, để giúp bé có được một giấc ngủ ngon mà không còn bị giật mình nữa.
Cho bé bú sữa đầy đủ
Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất tốt nhất, giúp cung cấp đầy đủ tất cả các dưỡng chất cần thiết, để bé phát triển một cách toàn diện.
Chính vì thế, mẹ nên cho bé bú sữa đầy đủ. Điều này sẽ giúp bé phát triển một cách khỏe mạnh, không thiếu dưỡng chất, nhất là canxi. Từ đó, chấm dứt được tình trạng giật mình mỗi khi ngủ.
Bổ sung thêm vitamin D
Bố mẹ nên bổ sung vitamin D3 cho bé khoảng 400 UII/ngày theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để phòng ngừa thiếu dưỡng chất này cho cơ thể bé.
Không nên vui đùa với bé trước khi ngủ
Trước giờ đi ngủ, bố mẹ chú ý không nên quá đùa giỡn với con, để tránh việc bé cười hoặc khóc quá nhiều. Bởi những điều này sẽ làm bé trở nên khó ngủ, nghiêm trọng hơn là tình trạng ngủ không yên giấc, hay giật mình nửa đêm.
Đặc biệt vào buổi tối, bố mẹ cũng nên tránh nhìn trực tiếp vào mắt, để tránh gây căng thẳng cho bé. Từ đó, việc đi ngủ cũng trở nên khó khăn hơn.
Không nên cho bé ăn trước khi ngủ
Vào buổi tối, bố mẹ không nên cho bé ăn quá no trước khi đi ngủ, nhất là những thực phẩm như phomai, trứng, hay các loại thức ăn giàu protein… nếu không muốn làm ì ạch hệ tiêu hóa, khiến bé ngủ không ngon giấc.
Ngoài ra, mẹ cũng không nên cho bé bú quá nhiều sữa hoặc cho uống các thức uống lợi tiểu trước khi ngủ,… để tránh việc bé tiểu đêm. Mẹ không cần lo lắng việc trẻ bị đói. Bởi nếu bé đói, bé sẽ tự tỉnh, bú sữa mẹ rồi ngủ tiếp.
Để bé ngậm vú giả
Nhiều nghiên cứu cho thấy, ngậm vú giả là phương án giúp trẻ ngủ ngon hơn, đồng thời làm hạn chế tình trạng giật mình khi ngủ, đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả.
Khi bé ngủ say, mẹ có thể giật núm vú của mình ra và thay vào đó là núm vú giả. Tuy nhiên, bố mẹ nên vệ sinh kỹ núm giả, để bảo bảo an toàn cho trẻ nhà mình khi sử dụng.
Tình trạng giật mình khi ngủ sẽ khiến bé ngủ không ngon, về lâu dài sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Chính vì thế, bố mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân để có được phương án kiểm soát tình trạng này.
Trên đây những mẹo để bé ngủ không giật mình hiệu quả nhất mà bố mẹ có thể thực hiện ngay ở nhà. Hy vọng qua những chia sẻ của Sleep, bố mẹ đã tìm ra cách để trị dứt điểm trình trạng này của bé nhà mình.
Nguồn tham khảo: Một số cách giúp hạn chế tình trạng trẻ giật mình khi ngủ
Ngày cập nhật: 21/06/2022
SubScribe
Subcribe ngay để nhận những thông tin bổ ích về sức khoẻ giấc ngủ và hàng ngàn ưu đãi mua nệm chăn ga gối mỗi ngày.