Độ bền của một tấm nệm ngủ sẽ dao động từ 3 – 20 năm, tùy thuộc vào chất liệu và chất lượng sản phẩm. Điều này đồng nghĩa với với việc trong suốt khoảng thời gian dài sử dụng nệm, chắc chắn có lúc bạn cần vệ sinh nệm.
Tuy nhiên, việc tự mình vệ sinh một tấm nệm ngủ có khối lượng nặng, cồng kềnh là không hề dễ dàng, đặc biệt với những người chưa có kinh nghiệm. Chưa kể, với mỗi chất liệu nệm khác nhau, thì cách vệ sinh cũng có những khác biệt cần lưu ý.
Hiểu được điều này, Sleep quyết định chia sẻ cách vệ sinh nệm ngủ tại nhà đơn giản và hiệu quả trong bài viết dưới đây. Cùng tìm hiểu để có thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé!
Tại sao cần vệ sinh nệm?
Nệm ngủ cũng giống như quần áo chúng ta mặc mỗi ngày, cần phải được vệ sinh sạch sẽ bởi những lý do sau:
- Trong quá trình sử dụng đệm: mồ hôi, các tế bào chết ở da,… của người dùng sẽ vào bám vào nệm. Và sau một thời gian, nếu không được vệ sinh sạch sẽ nó sẽ là môi trường để vi khuẩn và nấm mốc phát triển, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, hệ hô hấp của người dùng.
- Việc vệ sinh nệm sẽ giúp loại bỏ các vết ố, bẩn bám trên bề mặt, giúp tấm nệm luôn được sạch sẽ như mới, vừa tăng tính thẩm mỹ cho không gian phòng ngủ, vừa gia tăng độ bền cho nệm.
- Vệ sinh nệm cũng góp phần làm sạch các mùi hôi khó chịu bám trên nệm, giúp người dùng cảm nhận được sự thoải mái, dễ chịu mỗi khi dùng.
- Vệ sinh nệm định kỳ cũng sẽ giúp bạn phát hiện ra các lỗi (nếu có) của nệm và có biện pháp khắc phục kịp thời. Chẳng hạn, tại một số vị trí nệm bị trũng, xẹp hẳn xuống, lò xo bị hỏng không thể đàn hồi được,…
Những lưu ý khi vệ sinh nệm ngủ
Có thể bạn đã biết, hiện nay có tới 4 loại nệm khác nhau là: nệm bông ép, nệm cao su, nệm lò xo và nệm foam. Mỗi loại nệm này lại có những đặc điểm riêng biệt nên cách vệ sinh chúng cũng có phần khác nhau.
Do vậy, để không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, trong quá trình vệ sinh nệm bạn cần chú ý những điểm sau:
- Khi mua nệm về, thông thường các thương hiệu lớn đều có tờ giấy, tem mác hướng dẫn cách vệ sinh nệm kèm theo. Bạn hãy đọc kỹ để biết những điều gì nên và không nên làm khi vệ sinh nệm.
- Với những tấm nệm được làm từ chất liệu cao su: bạn tuyệt đối không được làm sạch vết bẩn bằng cách sử dụng các chất tẩy rửa mạnh như xăng, dầu,…; không được làm khô nệm bằng cách phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời hoặc nơi có nguồn nhiệt lớn,…
- Đối với nệm bông ép, đặc biệt là các loại bông ép có sử dụng các chất phụ gia như bột giấy, keo dính, bạn không thể vệ sinh chúng bằng nước và xà phòng như cách làm thông thường. Bởi khi tiếp xúc với nước, nệm sẽ bị xẹp, lún ảnh hưởng đến cấu trúc của nệm. Chưa kể, nếu chúng không được làm khô hoàn toàn, hơi nước bên trong nệm sẽ tích tụ lại gây ra mùi hôi khó chịu, đồng thời là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn và nấm mốc phát triển.
- Khi vệ sinh nệm lò xo, bạn nên hạn chế dùng nước. Bởi, các cuộn lò xo trong ruột nệm đều được làm từ sắt, thép, nếu tiếp xúc với nước và không được làm khô đúng cách có thể gây ra gỉ sét khiến lò xo nhanh hỏng hơn. Khi đó, nệm mất đi tính đàn hồi và khả năng nâng đỡ cần thiết, làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
- Với nệm foam, khi vệ sinh bạn không dùng bàn chải cứng chà mạnh vào vết bẩn, vì có thể làm rách bề mặt đệm, ảnh hưởng đến chất lượng và tuổi thọ của nệm.
Các bước vệ sinh nệm ngủ
Để vệ sinh nệm ngủ, bạn cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Tháo ga, đệm ra khỏi giường.
- Tại bước này, bạn bỏ toàn bộ chăn, ga gối có trên mặt nệm ra vị trí khác để không làm ảnh hưởng đến quá trình vệ sinh nệm.
- Sau đó, tháo màn, chiếu, phần ga bọc đệm ra khỏi đệm.
- Trong những đồ vật kể trên, cái nào sạch để lại, cái nào bẩn sẽ mang đi giặt. Có thể giặt bằng máy hoặc bằng tay với nước/ bột giặt để làm sạch chúng. Một gợi ý nhỏ cho bạn là nên giặt chúng bằng nước nóng để có thể diệt vi khuẩn tốt nhất. Chú ý với những vải dễ phai màu, phải giặt riêng để không ảnh hưởng đến các sản phẩm khác.
- Sau khi giặt xong, hãy mang chúng ra phơi tại nơi thoáng khí, có ánh nắng mặt trời cho nhanh khô và sạch khuẩn.
Bước 2: Làm sạch và khử mùi nệm
Tại bước này, bạn cần chuẩn bị các vật dụng sau: máy hút bụi, khăn bông, nước, baking soda, bàn chải đánh răng mềm,…
- Tiến hành hút bụi trên bề mặt nệm ngủ, chú ý các vị trí có chứa lỗ thông hơi, các khu vực kẽ hở giữa các tấm nệm,… vì đây là nơi chứa nhiều bụi bẩn nhất. Sử dụng các máy hút bụi công suất lớn và vòi hút dài để làm sạch mạt bụi, bụi bẩn, tế bào chết, tóc rụng,… đã tích tụ lâu ngày ở đệm.
- Sau khi làm sạch nệm, tiến hành vệ sinh nệm bằng các phương pháp đơn giản, hiệu quả (được hướng dẫn chi tiết ở phần tiếp theo). Tại bước này, cần đặc biệt chú ý tới những vị trí có vết ố bẩn bám lâu ngày, khó tẩy rửa. Hãy dùng bàn chải đánh răng để chà sạch các vết bẩn cứng đầu.
- Sau đó, bạn có thể sử dụng một vài giọt tinh dầu để làm thơm nệm, loại bỏ các mùi hôi khó chịu bám trên mặt nệm.
- Tiếp tục hút sạch bụi bẩn còn sót lại trên bề mặt nệm một lần nữa và mang đi làm khô.
- Làm khô nệm bằng cách phơi chúng ở nơi thoáng mát, có thể sử dụng thêm quạt để làm khô nhanh hơn. Với những tấm nệm được làm từ bông, lò xo, foam, bạn có thể phơi chúng trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Vì tia UV trong ánh nắng sẽ giúp đệm nhanh khô hơn và loại bỏ vi khuẩn hiệu quả. Riêng nệm cao su, bạn hãy chọn nơi râm mát, thoáng khí nhất, có nhiều gió để chúng nhanh khô hơn.
Bước 3: Bọc lại nệm sau khi giặt và sử dụng, bảo quản
Sau khi đã vệ sinh và chắc chắn rằng nệm đã được làm khô hoàn toàn:
- Nếu tiếp tục sử dụng, hãy bọc lại ga nệm để giữ cho phần ruột nệm luôn được sạch sẽ trong suốt thời gian dùng. Nên đổi chiều nệm theo chu kỳ 6 tháng/1 lần để nệm được lún đều. Đây là cách giúp kéo dài tuổi thọ cho nệm vô cùng hiệu quả mà không phải ai cũng biết. Cuối cùng, đặt nệm lên giường, sắp xếp lại các đồ dùng như: chăn, ga, gối,… và tiếp tục sử dụng.
- Nếu cất đệm đi, với những tấm nệm có thể gấp gọn, hãy gấp chúng lại và tiến hành bọc bằng nilon để giữ cho đệm không bị ẩm mốc hay bụi bẩn. Đợi đến khi cần sử dụng thì có thể đem ra dùng ngay. Chú ý, không nên cất đệm ở nơi ẩm ướt.
Giới thiệu những cách vệ sinh nệm ngủ đơn giản và hiệu quả
Có rất nhiều cách để vệ sinh một tấm nệm ngủ, tuy nhiên trong bài viết này Sleep sẽ chỉ giới thiệu cho bạn những cách làm đơn giản và hiệu quả nhất:
Sử dụng các chất tẩy rửa dành cho nệm
Hiện nay, có khá nhiều loại nước giặt, tẩy được sản xuất dành riêng cho vệ sinh nệm, nên bạn có thể tìm hiểu và chọn mua chúng.
Với loại nước tẩy rửa dành cho nệm, bạn hãy pha chúng với nước để làm loãng dung dịch. Sau đó, dùng khăn khô thấm dung dịch này và chà chúng lên bề mặt các vết bẩn trên nệm để làm sạch.
Sử dụng baking soda, phấn rôm
Baking soda là một trong những phương pháp làm sạch nệm hiệu quả, an toàn và vô cùng tiết kiệm. Ngoài ra, chúng còn có khả năng khử mùi, hút ẩm và diệt các loại bọ, rệp bám trên nệm.
Bạn có thể áp dụng bằng 1 trong 2 cách sau:
- Cách 1: làm ướt khu vực nệm bẩn bằng nước, chú ý sử dụng lượng nước vừa đủ. Sau đó, rắc bột baking soda lên khu vực đó, đợi 30 phút để bột phát huy khả năng làm sạch của mình. Dùng khăn khô hoặc máy hút bụi, hút sạch phần bột và bụi bẩn trên mặt nệm.
- Cách 2: Pha baking soda với nước, sau đó đổ chúng lên vết bẩn và đợi trong khoảng 30 phút. Tiếp tục thực hiện các bước tương tự cách 1.
Sử dụng thuốc muối
Thuốc muối cũng là một phương pháp hay mà bạn có thể tham khảo, đặc biệt nó còn rất hữu ích trong việc khử mùi khai của nước tiểu. Do vậy, nếu vết bẩn ở tấm nệm nhà bạn chủ yếu cho nước tiểu gây ra thì đừng bỏ qua phương pháp này nhé.
Cách vệ sinh nệm bằng thuốc muối cũng tương tự như baking soda.
Sử dụng dung dịch làm sạch enzyme
Với các vết bẩn sinh học như: máu, mồ hôi, vết nôn,… các vết bẩn do dầu mỡ gây ra, bạn có thể sử dụng dung dịch làm sạch enzyme.
Theo phương pháp này, bạn hãy dùng một chiếc khăn bông sạch, xịt dung dịch lên khăn, sau đó dùng khăn thấm vào vết bẩn. Bạn có thể chà nhẹ lên vết bẩn để việc làm sạch diễn ra nhanh và hiệu quả hơn. Sau đó, dùng khăn ẩm để làm sạch lại dung dịch enzyme đó.
Thuê dịch vụ vệ sinh chuyên nghiệp
Ngoài ra, nếu bạn quá bận rộn không có thời gian để tự vệ nệm ngủ cho gia đình của mình, bạn có thể tham khảo thêm dịch vụ vệ sinh nệm trọn gói của đơn vị Vua Nệm, được áp dụng ở 2 thành phố là: Hà Nội và Hồ Chí Minh. Với độ ngũ nhân sự được đào tạo bài bản và chuyên nghiệp, chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng về cả chất lượng và giá cả.
Tham khảo thêm thông tin chi tiết về dịch vụ vệ sinh nệm tại đây: https://vuanem.com/blog/tron-goi-dich-vu-ve-sinh-nem-va-noi-that.html
Những mẹo nhỏ giúp kéo dài tuổi thọ cho nệm ngủ
Bên cạnh việc vệ sinh nệm định kỳ thì những mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn kéo dài được tuổi thọ của nệm nữa đấy. Hãy tham khảo nhé:
- Sử dụng ga bọc nệm để hạn chế bụi bẩn xâm nhập vào ruột nệm.
- Với những gia đình có trẻ nhỏ hay tè dầm, hãy sử dụng ga chống thấm để bọc nệm.
- Hãy làm sạch vết bẩn càng sớm càng tốt, tức là khi phát hiện có vết bẩn trên mặt nệm hãy tiến hành làm sạch ngay, không cần đợi vệ sinh nệm theo chu kỳ.
- Hạn chế tối đa việc sử dụng đồ ăn, thức uống trên nệm.
- Hãy đổi đầu nệm theo chu kỳ từ 3-6 tháng/1 lần để giúp nệm lún đều nhau.
- Không được để nệm trong tình trạng ẩm ướt, hãy làm khô ngay khi phát hiện nước trên bề mặt nệm.
- Đặt nệm tại nơi khô ráo, thoáng mát.
- Hãy chọn nệm của những thương hiệu uy tín để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Tổng kết
Trên đây là toàn bộ các cách vệ sinh nệm đơn giản và hiệu quả ngay tại nhà mà bất kỳ ai cũng có thể áp dụng cho những tấm nệm ngủ của mình. Sleep hy vọng rằng thông qua bài viết này bạn thu thập được nhiều mẹo hay, hữu ích cho việc chăm sóc nhà cửa và biết cách vệ sinh nệm. Đừng quên tiếp tục theo dõi sleep.vn để nhận được nhiều kiến thức hữu ích nữa nhé!
SubScribe
Subcribe ngay để nhận những thông tin bổ ích về sức khoẻ giấc ngủ và hàng ngàn ưu đãi mua nệm chăn ga gối mỗi ngày.