Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng mất ngủ, một số nguyên nhân có thể nhận biết một cách dễ dàng nhưng cũng có nhiều trường hợp khó mà xác định nguồn gốc được.
Mất ngủ do bốc hỏa rơi vào trường hợp thứ hai, thậm chí có rất nhiều người không biết đây là tình trạng gì. Để hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của cơn bốc hỏa đối với giấc ngủ, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây của Sleep.
Bốc hỏa gây mất ngủ là gì?
Bốc hỏa là gì? Bốc hỏa là một tình trạng khá phổ biến ở phụ nữ, nhất là phụ nữ đang bước vào độ tuổi mãn kinh. Cơn bốc hỏa khởi phát bằng cảm giác nóng bừng ở khuôn mặt, sau đó lan đến cổ, ngực và toàn thân.
Bạn sẽ cảm thấy nóng trong khoảng từ 2-4 phút, một số người có thể bị toát mồ hôi, da đỏ, tim đập nhanh hơn bình thường, cảm giác lo lắng và cuối cùng thì cơ thể sẽ cảm thấy ớn lạnh khi cơn bốc hỏa đi qua.
Cơn bốc hỏa ở mỗi người khác nhau sẽ có những biểu hiện và tiến trình khác nhau. Có người chỉ bị nóng và đỏ mặt, có người lại bị ớn lạnh, đổ mồ hôi. Số lần bị bốc hỏa cũng thay đổi tùy theo từng người, có người phải gặp liên tục, có người thỉnh thoảng mới phát tác, cơn bốc hỏa ở người này kéo dài nhưng cũng có thể nhanh chóng ở người kia.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, những cơn bốc hỏa chính là sự gián đoạn của quá trình điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể, nếu chúng xảy ra vào ban đêm thì có thể gây nên tình trạng mất ngủ. Theo thống kê, có khoảng 39-47% phụ nữ tiền mãn kinh và 35-60% phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh bị mất ngủ do bốc hỏa.
Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp không nhận ra rằng mình bị mất ngủ do các cơn bốc hỏa, do đó họ cho đó là bình thường và không tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ và các chuyên gia.
Bốc hỏa và mất ngủ thường đi kèm với nhau. Cảm giác nóng bức, đổ mồ hôi, ớn lạnh khi bị bốc hỏa sẽ gây ra tình trạng khó ngủ, mất ngủ. Bạn có thể nhận biết một số triệu chứng của mất ngủ do bốc hỏa dưới đây:
- Mất trên 30 phút để đi vào giấc ngủ
- Tổng thời gian ngủ mỗi đêm ít hơn 6 tiếng trong khoảng 3 đêm/1 tuần.
- Ngủ muộn nhưng dậy sớm
- Cơ thể mệt mỏi, uể oải khi thức dậy
- Buồn ngủ và mệt mỏi suốt ngày
Nguyên nhân gây ra bốc hỏa
Cho đến thời điểm hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng bốc hỏa ở phụ nữ là gì.
Tuy nhiên, cũng có một số giả thiết về nguyên nhân gây ra các cơn bốc hỏa, đó là do lượng estrogen giảm xuống trong thời kỳ mãn kinh sẽ gây ra tình trạng tự thiết lập lại khả năng điều hòa nhiệt độ của cơ thể, bốc hỏa có thể là một tác dụng phụ của quá trình thiết lập đó.
Cũng có một số ý kiến của các nhà khoa học cho rằng bốc hỏa xảy ra là do những thay dổi trong hệ tuần hoàn.
Cơn bốc hỏa ảnh hưởng đến giấc ngủ như thế nào?
Bốc hỏa gây ra tình trạng khó chịu, từ đó khiến cho bạn bị mất ngủ. Bên cạnh đó, bốc hỏa còn can thiệp vào nhịp sinh học bình thường của quá trình sản xuất Melaton – hormon điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ, từ đó gây ra tình trạng mất ngủ.
Việc sản xuất Melatonin là yếu tố quan trọng giúp cho cơ thể cảm thấy buồn ngủ. Theo các nghiên cứu gần đây, không chỉ các tế bào xung quanh mà ngay cả các bộ phận trên cơ thể con người cũng phần nào phát ra tín hiệu thúc đẩy chìm vào giấc ngủ nhanh hơn.
Khi bước vào độ tuổi mãn kinh, việc sản xuất Melatonin của cơ thể trở nên kém hiệu quả, từ đó khiến cho giấc ngủ bị ảnh hưởng, gây mất ngủ triền miên. Đây chính là cơ chế của bốc hỏa gây mất ngủ thường gặp.
Làm thế nào để ngăn ngừa và hóa giải các cơn bốc hỏa gây mất ngủ?
Bốc hỏa gây mất ngủ khiến sức khỏe và tinh thần bị ảnh hưởng ít nhiều, nếu để tình trạng này xảy ra trong một khoảng thời gian dài sẽ khiến công việc, cuộc sống bị đảo lộn. Do đó, phòng ngừa bốc hỏa là điều cần thiết để bạn có thể ngủ ngon hơn. Dưới đây là một số biện pháp ngăn ngừa, hóa giải các cơn bốc hỏa, bạn có thể tham khảo và áp dụng:
- Nên hạn chế sử dụng cà phê, thuốc lá, rượu, đồ ăn cay, đồ ăn chứa nhiều đường. Không nên mặc quần áo quá chật vì chúng có thể khiến bạn dễ bị bốc hỏa do nóng.
- Tăng cường bổ sung thực phẩm chứa estrogen thực vật: Estrogen thực vật có chứa nhiều trong đậu nành, đậu xanh, lạt lanh, các loại đậu…
- Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều Magie có lợi cho giấc ngủ như: rau mồng tơi, rau bina, rau muống, rau dền, quả bơ, hạt hạnh nhân, lúa mạch…
- Thực hiện lịch trình ngủ nhất quán: Đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày để duy trì nhịp sinh học, từ đó giúp bạn ngủ dễ dàng hơn.
- Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, ipad, tivi vì những thiết bị này phát ra ánh sáng xanh gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.
- Tắm nước ấm để thư giãn cơ thể, giúp bạn giảm nhiệt độ trước khi đi ngủ.
- Tập thể dục thường xuyên mỗi ngày với cường độ hợp lý để tăng cường sức khỏe, giúp bạn ngủ ngon hơn.
- Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái trước khi đi ngủ. Nên chọn quần áo làm từ chất liệu cotton thấm hút mồ hôi.
- Uống ít nước và không ăn quá nhiều trước khi đi ngủ vì bạn có thể sẽ phải thức dậy giữa đêm để đi vệ sinh.
- Hạn chế ngủ quá nhiều vào ban ngày sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm.
- Sử dụng chăn ga gối nệm giúp làm mát cơ thể: Bạn có thể sử dụng chăn ga gối có khả năng thấm hút mồ hôi để tránh tình trạng nóng bức, khó chịu gây mất ngủ. Tốt nhất nên chọn chăn ga gối được làm từ một số chất liệu như: Satin, Tencel, cotton…
Đối với nệm ngủ, bạn có thể sử dụng những mẫu nệm có khả năng điều hòa thân nhiệt, nệm áp dụng công nghệ làm mát bằng gel tiên tiến hàng đầu hiện nay.
Gợi ý một số mẫu chăn ga gối nệm giúp bạn cảm thấy mát mẻ, dễ chịu:
- Vỏ gối Homy Satin
- Ga chun AMD Confident Tencel họa tiết
- Ga chun trơn AMD Dream cotton lụa
- Nệm Lò xo Zinus Hybrid Gel-Infused Memory Foam
- Nệm Foam Zinus Cooling Gel Memory
- Nệm Lò xo Zinus Cooling Hybrid
Ngăn ngừa các cơn bốc hỏa bằng biện pháp chuyên khoa
Các biện pháp nêu ở phần trên là những biện pháp phòng ngừa tình trạng bốc hỏa gây mất ngủ. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có nhiều người áp dụng các cách này nhưng không hiệu quả. Lúc này, họ cần tìm đến bác sĩ để được tư vấn và can thiệp bằng thuốc.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học và các bác sĩ, để đối phó với chứng bốc hỏa gây mất ngủ, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc dưới đây. Thuốc điều trị bao gồm thuốc kê đơn và không kê đơn, bạn cần tìm hiểu thật kĩ để sử dụng chúng một cách chính xác.
- Melatonin liều thấp (3mg): Liều lượng này giúp người dùng không bị mất ngủ và không cảm thấy lo lắng vào buổi sáng hôm sau. Melatonin liều thấp không cần chỉ định của bác sĩ mà vẫn có thể sử dụng được.
- Liệu pháp thay thế hormon: Sử dụng các loại thuốc thay thế hormon cần có sự chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn. Bệnh nhân nên dùng liều thấp nhất và mang lại hiệu quả trong một thời gian ngắn để giảm tối đa các tác dụng phụ.
- Một số loại thuốc kê đơn khác như: Clonidine (ban đầu được dùng để điều trị chứng cao huyết áp) và gabapentin (là thuốc chống co giật).
Bốc hỏa gây mất ngủ và có hại cho sức khỏe, tinh thần của người bệnh. Nếu bạn phát hiện cơ thể có một số dấu hiệu của tình trạng này thì tốt hơn hết nên tìm hiểu thật kỹ các thông tin đồng thời đến gặp bác sĩ để được tư vấn một cách chính xác nhất.
Tài liệu tham khảo: https://www.sleep.com/sleep-health/hot-flashes-at-night
SubScribe
Subcribe ngay để nhận những thông tin bổ ích về sức khoẻ giấc ngủ và hàng ngàn ưu đãi mua nệm chăn ga gối mỗi ngày.