Một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới giấc ngủ của chúng ta là chăn ga gối. Một bộ chăn ga gối chất lượng tốt, sạch sẽ là giúp chúng ta thấy thoải mái, dễ chịu và ngủ ngon hơn. Nhưng thật không may, sau thời gian dài sử dụng sẽ xuất hiện hiện tượng chăn ga gối mốc, gây mất thẩm mỹ cũng như tác động tiêu cực tới sức khỏe và giấc ngủ của người dùng.
Thực tế, xử lý chăn ga gối mốc không phải điều quá khó, thế nhưng nhiều người lại chưa biết cách làm chính xác, dùng sai phương pháp khiến cho chăn ga gối bị mốc nặng hơn hoặc không làm sạch vết mốc hiệu quả. Hãy tham khảo bài viết này của Sleep để biết những cách xóa vết mốc trên chăn ga gối đơn giản, dễ làm ngay tại nhà ngay sau đây.
Tác hại khi sử dụng chăn ga gối mốc
Chúng ta vẫn luôn cho rằng, giường ngủ là nơi rất sạch sẽ. Thế nhưng thực chất thì đây lại là nơi ẩn chứa rất nhiều vi khuẩn, chất bẩn. Tế bào da chết, mồ hôi, nước bọt và nhiều thứ khác có thể biến chiếc giường êm ái của bạn thành một nơi hấp dẫn để vi trùng phát triển.
Ví dụ, các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy nếu vỏ gối không được giặt trong một tuần sẽ chứa số lượng vi khuẩn nhiều hơn 17.000 lần so với mẫu lấy từ bệ ngồi trong nhà vệ sinh.
Có thể nói, giường ngủ là nơi tích tụ rất nhiều vi khuẩn gây bệnh, nhất là khi không được thường xuyên vệ sinh, giặt giũ. Chăn ga gối mốc bẩn sẽ gây ảnh hưởng tới giấc ngủ và sức khỏe. Cùng điểm qua một số tác hại khi sử dụng chăn ga gối mốc.
Chăn ga gối bẩn, mốc có thể gây mụn trên mặt và lưng
Vi khuẩn, bã nhờn dính trên chăn ga gối khi tiếp xúc với cơ thể con người có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông và dẫn đến nổi mụn. Nếu bạn thường xuyên áp dụng các phương pháp chăm sóc da và ngừa mụn nhưng vẫn thấy mụn bùng phát, thì nguyên nhân là do ga giường, vỏ gối và chăn của bạn bẩn.
Chăn ga gối mốc có thể gây dị ứng và ảnh hưởng tới hô hấp
Có rất nhiều tác nhân gây dị ứng có thể bám trên chăn ga gối, đặc biệt là nấm mốc, mạt bụi và lông thú cưng. Các nhà khoa học phát hiện ra trên các bộ chăn ga gối bẩn còn chứa tới 17 loại nấm mốc. Ngoài việc gây ra dị ứng ở cơ thể, chúng còn xâm nhập vào phổi và não qua đường hô hấp.
Theo Tổ chức Hen suyễn và Dị ứng của Mỹ, một người bình thường rụng khoảng 1,5 gam da chết mỗi ngày, và như vậy là đủ để nuôi một triệu con mạt bụi. Trong khi đó, mạt bụi có thể sản sinh ra chất độc theo phân của chúng và gây ảnh hưởng tới hệ hô hấp của con người khi hít phải.
Bệnh chàm và hen suyễn
Các chất gây dị ứng và kích ứng có thể gây ra tình trạng khô da, ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ và gây ra bệnh chàm ở những người có làn da nhạy cảm.
Tương tự, cũng giống như bệnh chàm, bệnh hen suyễn có thể khởi phát do dị ứng với mạt bụi, nấm mốc và lông thú cưng, vi khuẩn. Chăn ga gối mốc, bẩn có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng của hen suyễn. Nó có thể gây khó thở suốt cả ngày, đôi khi là khó ngủ do thở gấp và ho.
Cảm lạnh, cúm và các bệnh nhiễm trùng khác
Nếu một người trong nhà đang bị cảm lạnh, cúm hay mắc các bệnh nhiễm trùng thì không nên dùng chung chăn ga gối với họ. Vì trong quá trình sử dụng, người bệnh có thể tiết ra chất bẩn, lây lan vi rút, vi khuẩn ra bộ đồ giường. Nếu không được giặt sạch, rất có thể bạn sẽ bị nhiễm bệnh từ chăn ga gối.
Chăn ga gối mốc gây ảnh hưởng tới giấc ngủ
Sẽ thật khó chịu khi nằm trên chăn ga gối bị bẩn, hôi hám và có những vết nấm mốc ố vàng. Nó không chỉ là cảm giác không thoải mái đơn thuần, mà chăn ga gối mốc có thể khiến cho cơ thể ngứa ngáy, dị ứng, ho… gây ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của mọi người. Khi bộ chăn ga gối được giặt sạch sẽ, chúng ta sẽ cảm thấy thật dễ chịu và vui vẻ mỗi khi nằm ngủ. Những cơn ho do hen suyễn hay các biểu hiện nổi mẩn, ngứa trên da cũng không còn nữa. Nhờ đó, chúng ta sẽ có những giấc ngủ ngon và trọn vẹn suốt đêm.
Cách xử lý chăn ga gối mốc tại nhà với nguyên liệu đơn giản
Khi bạn phát hiện ra chăn ga gối mốc thì trước tiên cần kiểm tra phòng ngủ của bạn có bị ẩm ướt hay không. Hãy mở cửa phòng để giảm mùi nấm mốc trong phòng và hạn chế những ảnh hưởng xấu của mùi nấm mốc tới sức khỏe, hệ hô hấp của bạn. Tiếp theo đó hãy áp dụng những cách xử lý chăn ga gối bị mốc dưới đây để loại bỏ nấm mốc nhanh chóng và hiệu quả nhé.
Xử lý chăn ga gối mốc bằng giấm
Giấm ăn không chỉ là một nguyên liệu nấu ăn quen thuộc trong căn bếp, nó còn có thể khử khuẩn và làm trắng, tẩy nấm mốc ở mức độ nhẹ. Đây cũng là nguyên liệu dễ kiếm, sẵn có trong nhà nên bạn có thể sử dụng ngay để xử lý vết nấm mốc trên chăn ga gối tại nhà.
Hãy lấy khoảng 1 cốc giấm ăn, hòa lẫn với bột giặt, nước giặt để giặt vùng bị nấm mốc. Một số người thường dùng giấm ăn đổ trực tiếp lên vùng chăn ga gối mốc và chà mạnh để loại bỏ vết bẩn. Các bạn có thể tùy chọn sử dụng các cách này đều mang lại hiệu quả cao.
Sau khi giặt xong thì mang chăn ga gối đi phơi, mùi giấm cũng sẽ bay hơi và biến mất sau khi khô. Để chăn ga gối thơm lâu, bạn có thể xịt thêm nước hoa hoặc dùng nước xả vải.
Dùng nước cốt chanh để tẩy nấm mốc trên chăn ga gối
Trong nước cốt chanh có độ axit cao, vì vậy nó có thể tẩy rửa các loại nấm mốc nhỏ trên chăn ga gối rất dễ dàng. Phương pháp này cũng tiết kiệm được chi phí và thời gian, vì chanh rất rẻ, dễ mua và luôn có sẵn trong nhà.
Bạn có thể dùng nước cốt chanh đổ trực tiếp lên vết mốc, vết bẩn hoặc thấm bằng miếng vải sạch và chà mạnh lên vùng bị mốc cho đến khi vết mốc mờ đi và biến mất.
Sau đó, hãy mang chăn ga gối đi giặt sạch để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh. Phơi khô và có thể thể sử dụng lại như bình thường.
Sử dụng baking soda làm sạch chăn ga gối mốc
Ngoài chanh và giấm ăn thì baking soda cũng là một trong những nguyên liệu quen mặt trong bếp gia đình. Nó được dùng như một loại chất tẩy rửa thông dụng trong nhà bếp.
Để làm sạch chăn ga gối mốc bằng baking soda, các bạn hãy hòa nước ấm và nước giặt lại với nhau, sau đó cho thêm baking soda theo tỉ lệ 2:1. Giặt và ngâm chăn ga gối bị mốc trong 10 – 15 phút. Trong thời gian này bạn có thể chà mạnh lên vết mốc 1, 2 lần việc tẩy rửa hiệu quả hơn.
Sau khi vết mốc đã biến mất, mang chăn ga gối đi xả lại với nước sạch, giũ sạch sẽ bọt và baking soda. Khi đã vắt ráo nước thì mang đi phơi khô. Trong quá trình giặt có thể thêm nước xả vải, nước hoa hoặc tình dầu thơm để giúp chăn ga gối thơm tho hơn.
Ngoài việc áp dụng các cách trên, các bạn cũng có thể sử dụng các loại chất tẩy rửa và dung dịch chuyên dụng để tẩy nấm mốc. Có rất nhiều các dung dịch tẩy rửa nấm, mốc mà các bạn có thể mua tại các quầy thuốc, cửa hàng tạp hóa như thuốc diệt nấm như Amoniac, Chlorine dioxide hay chất diệt nấm…Đây là những chất hóa học nên khi sử dụng cần được trang bị đồ bảo hộ đầy đủ và thực hiện đúng cách để không gây ảnh hưởng tới cơ thể và sức khỏe.
Chăn ga gối mốc là hiện tượng phổ biến và không thể tránh khỏi khi sử dụng lâu ngày. Các yếu tố khiến cho chăn ga gối bị mốc có thể là do mồ hôi cơ thể, thời tiết ẩm ướt, nước tiểu của con nhỏ, bụi bẩn, vi khuẩn…
XEM THÊM:
- Nên xử lý thế nào khi đệm lò xo mốc?
- Kinh nghiệm xử lý chiếu trúc bị mốc đơn giản ngay tại nhà
- 4 Nguyên nhân khiến phòng ngủ bị mốc và cách khắc phục hiệu quả
Với những vết bẩn, vết nấm mốc có diện tích nhỏ và mức độ nhẹ có thể sử dụng những cách mà chúng tôi vừa chia sẻ ở trên để làm sạch chúng. Với những vết nấm mốc, ố vàng quá lớn và cứng đầu thì có thể sử dụng chất tẩy chuyên dụng. Hoặc tốt nhất là thay mới chăn ga gối. Việc lựa chọn và thay mới chăn ga gối chất lượng sẽ giúp bạn có giấc ngủ ngon và tốt cho sức khỏe. Đừng để chăn ga gối mốc gây cản trở giấc ngủ của mình nhé.
SubScribe
Subcribe ngay để nhận những thông tin bổ ích về sức khoẻ giấc ngủ và hàng ngàn ưu đãi mua nệm chăn ga gối mỗi ngày.