Thông thường, đái dầm khi ngủ ở trẻ sẽ giảm dần theo thời gian và hiếm khi có vấn đề gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, cũng có không ít cha mẹ vẫn cảm thấy lo lắng với tình trạng đi tiểu không tự chủ của trẻ và tự hỏi liệu đây có phải là dấu hiệu của một bệnh lý tiềm nào đó chăng. Vậy, đái dầm ở trẻ khi nào là bình thường, khi nào là bất thường? Nguyên nhân và cách điều trị? Cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết sau nhé!
Đái dầm ở trẻ: Khi nào bình thường, khi nào bất thường?
Thông thường, một đứa trẻ sẽ bắt đầu được tập đi vệ sinh trong độ tuổi từ 2 đến 4. Nhưng một số trẻ vẫn chưa bỏ được tật tè dầm khi ngủ cho đến mãi sau đó. Đến 5 hoặc 6 tuổi, 85% trẻ đã bỏ được tật này, nhưng thỉnh thoảng trẻ vẫn bị tè dầm. Tình trạng này hầu hết đều chấm dứt khi con được 10 đến 12 tuổi. Đến tuổi 15 thì chỉ còn khoảng 2% trẻ vẫn còn đái dầm.
Nếu con đã đạt đến độ tuổi đi học mà vẫn chưa bỏ được tật ngủ tè dầm vào ban đêm được gọi là “chứng đái dầm nguyên phát” nguyên nhân do trẻ không kiểm soát được hoạt động của bàng quang vào ban đêm. Tiền sử gia đình cũng đóng một vai trò trong chứng tiểu không kiểm soát ở trẻ em. Cũng có không ít trường hợp trẻ đã bỏ được hoàn toàn tình trạng đái dầm khi ngủ nhưng bỗng một ngày lại gặp tình trạng này khiến các bậc phụ huynh không khỏi lo lắng. Đây được gọi là chứng đái dầm thứ phát, khi có một khoảng thời gian dài trẻ không tè dầm (ít nhất trên 6 tháng) nhưng sau đó mắc lại.
Dưới đây là các tiêu chuẩn để xác định chứng đái dầm ở trẻ:
- Tần suất ngủ tè dầm là khoảng trên 2 lần/tuần trong vòng ít nhất 3 tháng liên tục.
- Trẻ đạt độ tuổi trên 5 nhưng vẫn chưa bỏ được tật tè dầm.
- Đái dầm không có nguyên nhân đến từ việc sử dụng các loại thuốc trị bệnh có thành phần lợi tiểu hoặc do trẻ đang mắc các bệnh lý như động kinh, đái tháo đường,…
- Bên cạnh đó một số xét nguyên tổng phân tích nước tiểu sẽ giúp cha mẹ có được câu trả lời chính xác chứng đái dầm của con là bình thường hay bất thường.
Bệnh đái dầm ở trẻ em: Nguyên nhân do đâu?
Nguyên nhân của chứng đái dầm tiên phát
Có không ít trẻ em mắc chứng đái dầm tiên phát. Tình trạng này thường xảy ra với trẻ từ 3-5 tuổi, thậm chí một số bé lớn hơn từ 10-15 tuổi vẫn còn đái dầm. Nguyên nhân gây ra đái dầm tiên phát là:
Trẻ chậm phát triển các kỹ năng cần thiết. Thông thường, khi bàng quang đầy và không thể giữ thêm nước tiểu cho đến sáng, nó sẽ phát ra tín hiệu đánh thức não khiến bé tỉnh giấc và tự giác đi vệ sinh. Nhưng với một số trẻ mắc chứng đái dầm tiên phát, kỹ năng này chưa được hình thành trong não trẻ khiến con không thể kiểm soát được bàng quang và tỉnh giấc khi cảm thấy buồn tè. Kết quả là trẻ tiểu không kiểm soát khi ngủ.
Bên cạnh đó, nếu trẻ ngủ quá sâu, khó đánh thức thì cũng dễ gặp tình trạng này do não bỏ lỡ tín hiệu từ bàng quang và không thể đánh thức được trẻ tỉnh dậy để đi “giải quyết nỗi buồn”. Điêu này đôi khi cũng xảy ra với người lớn đặc biệt là sau một đêm “chè chén” quá đà.
Gặp một số vấn đề trong việc điều tiết hormone ADH cũng là 1 nguyên nhân. ADH có nhiệm vụ tạo ra nước tiểu vào ban đêm. Sự rối loạn hormone này có thể gây ra tình trạng thiếu hụt hormone, khiến cho cơ thể tạo ra nhiều nước tiểu hơn vào buổi tối, cộng với trẻ chưa thể kiểm soát được hoạt động của bàng quang sẽ gây ra hiện tượng tè dầm.
Một số dị thường ở bàng quang bẩm sinh cũng khiến trẻ không thể kiểm soát được cơn buồn tiểu vào ban đêm.
Như đã nói ở phía trên, đái dầm cũng mang yếu tố di truyền. Nghĩa là nếu cha mẹ lúc còn nhỏ cũng mắc chứng tè dầm thì nguy cơ con bạn cũng bị tè dầm là 44%. Đối với cha mẹ không có ai từng bị chứng đái dầm tiên phát thì nguy cơ này chỉ có 14%.
Nguyên nhân của chứng đái dầm thứ phát
Đái dầm được xem là hiện tượng bình thường đối với trẻ từ 3-5 tuổi. Nếu trẻ đã bước vào độ tuổi thanh thiếu niên mà vẫn gặp tình trạng này thì được chuẩn đoán mắc chứng đái dầm thứ phát. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra đái dầm thứ phát:
Do trẻ có bàng quang nhỏ bẩm sinh làm giảm khả năng giữ nước tiểu qua đêm từ đó gây ra tật ngủ tè dầm. Bên cạnh đó, chứng co thắt bàng quang cũng khiến một số người không kiểm soát đươc cơn buồn tiểu.
Tương tự như chứng tè dầm nguyên phát, tè dầm thứ phát cũng có thể xuất hiện do rối loạn của hormone ADH khiến cho lượng nước tiểu sản xuất nhiều hơn vào ban đêm, gây mất khả năng kiểm soát bàng quang.
Bên cạnh đó, một số vấn đề sức khỏe chẳng hạn như nhiễm trùng tiết niệu, tiểu đường,… hoặc các bất thường của hệ thống thần kinh đôi khi cũng khiến người bệnh mất kiểm soát bàng quang, gây ra tè dầm.
Mách mẹ cách trị đái dầm ở trẻ em đơn giản, hiệu quả
Nếu chứng đái dầm của trẻ chỉ đơn giản là do con chưa học được cách kiểm soát bàng quang cũng như kỹ năng cần thiết khi cơ thể có nhu cầu đi vệ sinh thì dưới đây là một số mẹo sẽ giúp trẻ sớm bỏ được tật đái dầm:
- Mẹ nên hạn chế cho con uống quá nhiều nước hoặc các thức ăn chứa nhiều nước sau bữa ăn tối. Điều này sẽ giúp giảm lượng nước tiểu sản xuất vào ban đêm, tránh tạo áp lực lên bằng quang. Nhờ vậy, con sẽ hạn chế được tật ngủ tè dầm. Tuy vậy, cũng phải quan sát nhu cầu của con để tránh để bé quá khát nước trước giờ đi ngủ.
- Các loại thực phẩm chứa chất caffein như kẹo socola, cà phê, nước ngọt, soda,… nên được loại bỏ khỏi khẩu phần ăn của trẻ, đặc biệt là vào ban đêm.
- Tập cho trẻ thói quen đi vệ sinh đúng giờ. Thói quen này sẽ dần tạo tín hiệu đến bộ não các thời điểm cần đi vệ sinh, nhờ vậy, trẻ sẽ ít có nhu cầu tiểu đêm và loại bỏ được nguy cơ tè dầm. Nếu con nói không mắc tiểu thì ba mẹ vẫn hãy khuyến khích con đi vệ sinh theo đúng lịch.
- Tuyệt đối không đánh thức bé đi tiểu vào ban đêm
- Ba mẹ không nên tạo áp lực hay phạt con khi trẻ tè dầm. Việc lo lắng, căng thẳng không những khiến việc tè dầm trở thành tật khó bỏ mà còn có thể trở nên trầm trọng hơn.
- Khi trẻ buồn tiểu, mẹ nên khuyến khích bé nhịn thêm khoảng 10 – 20 phút, điều này sẽ giúp mở rộng sức chứa nước tiểu của bàng quang và cải thiện khả năng kiểm soát cơn buồn tiểu của trẻ.
- Một số bài tập tăng cường cơ xương chậu cho trẻ cũng giúp cải thiện tình trạng tè dầm.
- Massage bụng dưới bằng dầu mỗi ngày cũng giúp con tăng cường các cơ tiết niệu và cải thiện khả năng kiểm soát bàng quang.
- Đối với một số trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số loại thuốc điều trị.
Một số thực phẩm tốt giúp cải thiện chứng tè dầm ở trẻ mà mẹ có thể cho trẻ ăn là:
- Quế: Hiệu quả với trường hợp đái dầm do nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Nước ép Việt Quất: Hạn chế cảm giác mắc tiểu. Mẹ nên cho trẻ uống vào buổi tối.
- Hạt óc chó: Giảm tần suất đi tiểu. Mẹ nên cho trẻ ăn một vài hạt óc chó trước giờ đi ngủ để có được hiệu quả tốt nhất.
- Hạt nho khô: Tương tự như hạt óc chó, hạt nho khô cũng có khả năng hạn chế cảm giác mắc tiểu.
- Giấm táo: Giảm kích ứng ruột già và cải thiện tình trạng tè dầm khi ngủ. Mẹ hãy cho bé dùng từ 1 – 2 lần/ngày và dùng trong bữa ăn.
- Mặt ong: Giúp bé giữ được nước tiểu cho đến sáng. Mẹ chỉ nên cho con dùng 1 thìa mỗi ngày.
- Hạt mù tạt: Tương tự như quế, hạt mù tạt rất hiệu quả trong việc điều trị chứng đái dầm do nhiễm trùng đường tiết niệu.
Trên đây là tất cả các thông tin ba mẹ cần biết liên quan đến chứng đái dầm ở trẻ. Có thể thấy, đây là hiện tương bình thường đối với trẻ em ở độ tuổi dưới 5. Mặc dù vậy, ba mẹ cũng không nên xem thường chuyện trẻ tè dầm bởi vì ở một số trường hợp, đây có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó. Hy vọng bài viết đã đem đến nhiều mẹo hữu ích giúp ba mẹ cải thiện được tình trạng tè dầm của trẻ. Hãy áp thử áp dụng ngay hôm tối nay!
Nguồn tham khảo: https://www.webmd.com/children/guide/bed-wetting-urinary-incontinence-children
SubScribe
Subcribe ngay để nhận những thông tin bổ ích về sức khoẻ giấc ngủ và hàng ngàn ưu đãi mua nệm chăn ga gối mỗi ngày.