Chuột rút ở chân vào ban đêm: Nguyên nhân và cách khắc phục

Chuột rút ở chân vào ban đêm là một vấn đề khá phổ biến từ xưa đến nay. Tình trạng này có thể bắt gặp ở bất cứ lứa tuổi nào. Nhưng nếu tình trạng này thường xảy ra với tần suất ngày một nhiều hơn, thì bạn cần chú ý, vì đây có thể là một biểu hiện của bệnh lý tiềm ẩn nào đó. 

Nhiều người luôn thắc mắc, không biết tại sao mình lại thường xuyên bị chuột rút và làm cách nào để khắc phục tình trạng này.

Nhằm giúp các bạn hiểu rõ hơn về tình trạng chuột rút ở chân vào ban đêm. Bài viết này, Sleep sẽ chia sẻ với các bạn, những nguyên nhân cũng như cách khắc phục vấn đề này. Mời các bạn cùng theo dõi nhé.

Chuột rút ở chân vào ban đêm
Chuột rút ở chân vào ban đêm

Sơ lược về vấn đề chuột rút ở chân về đêm 

Chuột rút ở chân vào ban đêm là những cơn đau cơ dữ dội, không tự chủ, đột ngột, thường xảy ra ở bắp chân, bàn chân hoặc đùi của bạn.

Chuột rút ở chân có cảm giác như một cơ bị siết chặt và bị co thắt lại thành một nút thắt. Nó luôn khiến người bị chuột rút rất khó chịu, đau đớn hoặc thậm chí không thể chịu đựng được. 

Chúng có thể đánh thức bạn, khiến bạn khó ngủ lại và cảm thấy đau nhức suốt đêm. Hàng năm, hàng tháng, hàng tuần, hàng đêm – tần suất chuột rút ở chân tùy thuộc vào từng người. Chuột rút ở chân vào ban đêm có thể xảy ra với bất kỳ ai, ở mọi lứa tuổi, nhưng chúng thường xảy ra với người lớn tuổi. Trong số những người trên 60 tuổi, 33% sẽ bị chuột rút vào ban đêm ít nhất hai tháng một lần. Gần như mọi người trưởng thành từ 50 tuổi trở lên sẽ mắc chứng bệnh này ít nhất một lần. Trẻ e thường sẽ ít bị chuột rút ở chân vào ban đêm hơn người lớn. Chỉ khoảng 7% trẻ e có có thể gặp phải tình trạng này.

Khoảng 40% phụ nữ mang thai sẽ bị chuột rút ở chân vào ban đêm. Lý do đằng sau điều đó, được cho là do trọng lượng tăng thêm của thai kỳ làm căng các cơ chân.

Phụ nữ mang thai bị chuột rút
Phụ nữ mang thai thường xuyên bị chuột rút ở chân vào ban đêm

Chuột rút có thể gặp phải ở bất kỳ khoảng thời gian nào trong ngày, nhưng có đến 75% là bị chuột rút ở chân lúc đang ngủ.

Thông thường, tình trạng chuột rút ở chân vào ban đêm chỉ kéo dài trong khoảng vài giây hoặc vài phút.

Mặc dù chứng chuột rút ở chân vào ban đêm, thường gây ra sự đau đớn, khó chịu, nhưng nhìn chung là nó không quá ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc sống.

Những nguyên nhân gây nên tình trạng chuột rút ở chân vào ban đêm

Tình trạng chuột rút ở chân vào ban đêm rất phổ biến, nhưng đến nay khoa học vẫn chưa có lời giải chính xác cho nguyên nhân của vấn đề này. Sau đây sẽ là một số nguyên nhân gây nên tính trạng chuột rút ở chân vào ban đêm.

Chuột rút ở chân vào ban đêm do ban ngày vận động quá mức

Nguyên phổ biến nhất, khiến cho nhiều người thường xuyên bị chuột rút ở chân vào ban đêm chính là mỏi cơ, căng cơ do vận động quá mức.

Vận động quá mức khiến chân chuột rút
Vận động quá mức có thể khiến cho chân bị chuột rút cả ban ngày và đêm

Khi bạn tập thể, chơi thể thao hay làm việc nặng quá mức cơ thể sẽ bị thiếu nước do toát mồ hôi quá nhiều. Đặc biệt, đối với những môn thể thao phải chạy nhiều, công việc nặng nhọc phải di chuyển nhiều thì lại càng có nguy cơ bị chuột rút hơn. Nếu bạn không thể bù đủ nước, sẽ làm cơ thể mệt mỏi, các cơ sẽ bị thiếu chất điện giải, giảm nồng độ muối trong máu, từ đó sẽ gây ra tình trạng chuột rút ở chân vào ban đêm.

Giữ nguyên một tư thế qua lâu

Nếu bạn là người có thói quen ngủ với 1 tư thế quá lâu, cũng có nguy cơ bị chuột ở chân vào ban đêm. Nhiều người thường có thói quen ngủ co chân, nếu ngủ trong tư thế này quá lâu, khi chúng ta trở mình, thay đổi tư thế đột ngột trong lúc ngủ, thì cũng có thể bị chuột rút. Từ đó, sẽ gây gián đoạn giấc ngủ, các cơn đau nhức có thể khiến cho bạn khó ngủ lại.

Phụ nữ đang mang thai

Phụ nữ mang thai là đối tượng rất dễ bị chuột rút ở chân vào ban đêm. Hầu hết, tất cả những phụ nữ đang mang thai đều gặp phải tình trạng này ít nhất 1 lần. Nguyên nhân họ bị chuột rút chủ yếu là do thiếu chất trong cơ thể.

Phụ nữ mang thai dể bị chuột rút
Phụ nữ mang thai là đối tượng rất dễ bị chuột rút ở chân vào ban đêm

Trong quá trình mang thai, cơ thể của người mẹ sẽ dồn nhiều chất dinh dưỡng cho thai nhi, trong đó có canxi. Bên cạnh đó, nếu bà mẹ thường xuyên bị ốm nghén, nôn ói, không ăn được thì cơ thể sẽ bị thiếu chất dinh dưỡng, chất điện giải… từ đó sẽ làm cho cơ bị mệt mỏi và sẽ có nguy cơ gặp phải tình trạng chuột rút ở chân vào ban đêm.

Do các loại bệnh lý khác

Ngoài các nguyên nhân phổ biến ở trên, thì chuột rút ở chân vào ban đêm cũng có thể liên quan đến các căn bệnh khác, có mức độ nghiệm trọng cao hơn. Cụ thể như sau:

  • ALS (bệnh xơ cứng teo cơ một bên / bệnh Lou Gehrig): Bệnh thần kinh cơ tiến triển.
  • Bệnh tim mạch: Tình trạng tim bị suy yếu khiến cho khả năng lưu thông máu kém, do cục máu đông, sự thu hẹp hoặc tắc nghẽn của động mạch vành…Tất cả các yếu tố này, đều khiến cho chân bị thiếu máu, vì vậy, có thể gây nên trạng co rút đột ngột do thiếu máu.
  • Bệnh tiểu đường: Một căn bệnh khiến cho thể bạn không thể hấp thụ được các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, từ đó sẽ gây thiếu chất, 
  • Bàn chân bẹt: Không có vòm nâng đỡ ở bàn chân cũng rất hay bị chuột rút.
  • Suy thận (chạy thận nhân tạo): Tình trạng một hoặc cả hai thận không còn hoạt động bình thường cũng có thể gây nên tình trạng chuột rút.
  • Viêm xương khớp (bệnh thoái hóa khớp), hẹp ống sống thắt lưng cung có thể khiến bạn bị rút ở chân vào lúc đang ngủ.
  • Bệnh Parkinson hay còn gọi là bệnh rối loạn vận động thần kinh.
  • Ngoài ra, bệnh thần kinh ngoại biên, gây tổn thương hoặc rối loạn chức năng của một hoặc nhiều dây thần kinh. Cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động co rút của các cơ, gây nên tình trạng chuột rút ở một số người.
Bệnh Parkinson khiến người già bị chuột rút
Bệnh Parkinson khiến người già bị chuột rút ở chân

Các phương pháp điều trị ung thư như hóa trị có thể gây tổn thương dây thần kinh, cũng có thể gây chuột rút ở chân vào ban đêm.

Các phương pháp khắc phục tình trạng chuột rút ở chân vào ban đêm

Nếu bạn bị chuột rút ở bàn chân vào ban đêm, mà nguyên tới từ các loại bệnh lý, thì không thể khắc phục bằng những biện pháp bình thường. Bạn nên đến gặp bác sĩ, để được thăm khám và chữa trị kịp thời.

Trong trường hợp bạn bị chuột rút, do những nguyên nhân khác, không phải bệnh lý thì có thể áp dụng một số cách sau đây, để hạn chế tình trạng chuột rút ở chân vào ban đêm.

Vận động vừa phải

Như nói ở trên, nguyên nhân rất phổ biến khiến cho nhiều người bị chuột rút ở chân vào đêm chính là do vận động quá mức. Do đó, để hạn chế tình trạng này xảy ra, bạn nên tập luyện các môn thể thao có cường độ hoạt động vừa phải. Nếu bắt buộc phải tập, vì sở thích chơi các môn thể cao cường độ cao hoặc phải làm các công việc nặng thì cần phân bổ thời gian hợp lý, để cơ thể được nghỉ ngơi đúng cách. Bên cạnh đó, bạn cần cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể, thì mới hạn chế tình trạng này xảy ra vào ban đêm.

tập luyện các môn thể thao có cường độ hoạt động vừa phải
Bạn tập luyện các môn thể thao có cường độ hoạt động vừa phải

Massage chân

Nếu bạn thường xuyên bị chuột rút ở chân vào ban đêm, thì bình thường bạn có thể sử dụng phương pháp rất đơn giản là massage. Massage giúp máu lưu thông tốt, giúp hạn chế tính trạng chuột rút, giúp giảm cơn đau khi đã bị chuột rút.

Luôn cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu

Các chất khoáng, ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề chuột rút, như Ka, Ca, Mg, Na…Nên bạn đặc biệt chú ý, luôn cung cấp đầy đủ các chất này cho cơ thể. Đặc biệt, đối với phụ nữ có thai thì điều này lại càng quan trọng hơn.

Chườm nóng, chườm lạnh

Nếu bạn đang ngủ, mà bị chuột rút thì có thể sử dụng phương pháp chườm nóng để làm giảm các cơn đau cho vấn đề này gây ra. Nhiều người còn có thể bị chuột rút đến 2, 3 lần trong một đêm, chườm nóng giúp máu lưu thông tốt hơn, từ đó sẽ giúp bạn tránh được tình trạng này.

Cách khắc phục tình trạng chuột rút ở chân
Cách khắc phục tình trạng chuột rút ở chân vào ban đêm

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng đá lạnh để quấn vào vị trí bị chuột rút, đá sẽ giúp bạn giảm nhanh các đau do chuột rút gây ra.

Nguyên những cách để hạn chế chuột rút ở trên. khi bạn đã bị chuột rút ở chân vào ban đêm, thì bạn có thể kéo căng cơ ra, đứng dậy đi bộ và lắc lư chân để làm cho cơn chuột rút dừng lại.

 Trên đây là những nguyên cũng như một số cách khắc phục khi bị chuột rút ở chân vào ban đêm. Nếu bạn bị chuột mà không phải do bệnh lý, thì không cần lo ngại về tình trạng này. Hãy áp dụng những cách ở trên để hạn chế cũng như khắc phục tình trạng chuột rút ở chân vào ban đêm nhé.

Nguồn tham khảo:

  • https://my-clevelandclinic-org.translate.goog/health/diseases/14170-leg-cramps?_x_tr_sl=en&_x_tr_tl=vi&_x_tr_hl=vi&_x_tr_pto=sc
  • https://www-healthline-com.translate.goog/health/leg-cramps-at-night?_x_tr_sl=en&_x_tr_tl=vi&_x_tr_hl=vi&_x_tr_pto=sc

 

 

SubScribe

Subcribe ngay để nhận những thông tin bổ ích về sức khoẻ giấc ngủ và hàng ngàn ưu đãi mua nệm chăn ga gối mỗi ngày.