Tình trạng đau họng, khó chịu, khô họng,… sau một giấc ngủ dài diễn ra khá phổ biến, không hề phân biệt độ tuổi hay giới tính. Vậy nguyên nhân thực sự khiến đau họng sau khi ngủ dậy là gì? Có những cách nào để loại bỏ tình trạng trên. Hãy cùng theo dõi ngay bài viết của Sleep nhé.
Những nguyên đau họng sau khi ngủ dậy
Có khá nhiều nguyên nhân có thể khiến bạn đau họng sau khi ngủ dậy. Dưới đây sẽ là một số nguyên nhân phổ biến mà nhiều người gặp phải nhất:
Do nhiễm lạnh
Đêm khuya và sáng sớm là 2 thời gian mà bạn dễ bị nhiễm lạnh nhất. Việc sử dụng điều hòa ở nhiệt độ quá thấp, hay khi thời tiết vào mùa đông, sẽ rất dễ khiến niêm mạch miệng, mũi, họng bị khô, gây sưng viêm, dẫn đến tình trạng đau rát cổ họng. Đặc biệt là với những ai có thói quen thở bằng miệng khi ngủ.
Nhiễm lạnh thường gặp ở những người có hệ thống miễn dịch kém, dễ nhiễm vi khuẩn, virus. Một khi xác định đau họng sau khi ngủ dậy là do nhiễm lạnh, bạn cần lên phương án điều trị kịp thời, để tránh bội nhiễm gây viêm nặng và tạo đờm đặc.
Do virus và vi khuẩn
Vi khuẩn, virus lưu hành trong máu hoặc trong không khí có thể tấn công cơ thể con người, khi môi trường thuận lợi hoặc hệ miễn dịch của con người bắt đầu suy yếu. Một số loại vi khuẩn, virus có thể tạo nên những cơn đau họng sau khi ngủ dậy như cúm, sởi, thủy đậu,… Viêm họng do virus có thể càng nghiêm trọng hơn khi vào mùa lạnh hay thời tiết thay đổi.
Tuy nhiên, trong đó, loại virus nguy hiểm nhất đó chính là liên cầu khuẩn. Bởi chúng có thể gây đau họng dữ dội kéo dài, nhất là đối với trẻ em. Vì vậy, bạn cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay lập tức để có hướng điều trị thích hợp.
Do mất nước
Mất nước chính là nguyên nhân hàng đầu gây đau họng sau khi ngủ dậy mà nhiều người không hề hay biết. Thông thường, tình trạng mất nước sẽ diễn ra phổ biến ở những người ngủ ngáy, ngủ mở miệng hoặc khi không khí trong phòng bị khô.
Miệng hay họng bị mất nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn ở miệng phát triển. Vi khuẩn từ miệng sẽ lan xuống họng, gây viêm và đau họng tại miệng. Đặc biệt vào ban đêm, vi khuẩn khoang miệng càng phát triển mạnh gây mùi hôi và đau họng nhiều hơn.
Thực chất, tình trạng đau họng sau khi ngủ dậy này là do vi khuẩn gây ra. Do đó, nếu không điều trị kịp thời thì người bệnh sẽ dễ bị viêm đường hô hấp cấp vô cùng nguy hiểm.
Do trào ngược axit trong dạ dày
Trào ngược dạ dày thực quản là một bệnh lý tương đối phổ biến ở nước ta. Thông thường, tình trạng này thường xảy ra vào ban đêm hơn do người bệnh ngủ sai tư thế hoặc không sử dụng đúng gối.
Với những người bị trào ngược dạ dày thì nên sử dụng những loại gối có độ nghiêng từ 20-30 độ so với mặt phẳng. Nếu dùng gối thường thì dịch bên trong dạ dày có khả năng cao sẽ bị trào ngược, gây tổn thương lên niêm mạc họng và thực quản. Đây cũng chính là lý do khiến những bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thường xuyên bị đau họng vào buổi sáng, nhất là sau khi ngủ dậy.
Một số mẫu gối giúp giảm thiểu tình trạng trào ngược axit trong dạ dày như:
Do vệ sinh răng miệng kém
4 nguyên nhân trên thường sẽ không gây đau họng sau khi ngủ dậy một cách nghiêm trọng, nếu bạn biết cách vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Để vệ sinh răng miệng chuẩn, bạn cần thực hiện theo những bước dưới đây:
- Chỉ nha khoa: nhiều người có thói quen dùng tăm để thay cho chỉ nha khoa. Tuy nhiên, thói quen này thực sự không tốt. Bởi chúng có thể gây răng thưa và tổn thương phần nướu. Dùng chỉ nha khoa để vệ sinh sạch sẽ phần kẽ răng, hốc sâu trong răng vừa hiệu quả mà không gây bất kỳ tổn thương nào cho nướu của bạn.
- Đánh răng mỗi ngày 2 lần: việc đánh răng 2 lần/ngày sẽ giúp răng miệng sạch sẽ, loại bỏ hoàn toàn những bựa răng,… Mặc dù vậy, việc đánh răng chỉ làm sạch được khoảng 25% khoang miệng. Vì bàn chải không thể tiếp xúc được với hầu hết niêm mạc miệng, nướu, các hốc sâu trong răng và bề mặt lưỡi.
- Súc miệng kháng khuẩn: để làm sạch 99.9% khoang miệng, chắc chắn bạn cần phải súc miệng kháng khuẩn hàng ngày. Không chỉ vậy, việc sử dụng các loại nước súc miệng kháng khuẩn còn giúp cho loại bỏ vi khuẩn gây viêm nhiễm, đồng thời làm sạch bề mặt lưỡi, nướu, viêm mạc. Đặc biệt, các dòng nước súc miệng này còn giúp loại bỏ thức ăn thừa và các chất cặn, nằm sâu trong khoang miệng hiệu quả.
Do viêm mũi và viêm họng dị ứng
Viêm mũi và viêm họng dị ứng có thể xảy ra ở hầu hết các đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, biểu hiện của bệnh lý này ở những người khác nhau là không giống nhau.
Những người viêm mũi và viêm họng dị ứng do thời tiết, thì ngoài các triệu chứng như ngứa mũi, hắt hơi, nghẹt mũi,.. họ còn thường bị đau họng sau khi ngủ dậy. Khi đó, đôi khi bạn có thể đã bị nhiễm lạnh. Đặc biệt, nếu kèm sốt cao, tốt nhất là bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám kỹ càng.
Cách phòng ngừa đau họng sau khi ngủ dậy
Để phòng ngừa và điều trị đau họng sau khi ngủ dậy, bạn cần chú ý đến các vấn đề sức khỏe của bản thân, cụ thể:
- Nếu sử dụng điều hòa trong thời tiết khô, thì bạn cần dùng thêm máy phun sương để đảm bảo phòng ngủ có độ ẩm thích hợp.
- Vào mùa đông, khi thời tiết giao mùa, hãy đảm bảo bạn đã mặc đủ ấm, và đắp kín chăn khi ngủ. Thêm vào đó, phòng ngủ cũng nên tránh có gió lùa vào. Tuy nhiên, bạn không nên nên đóng kín cửa mỗi ngày, để tránh gây thiếu oxy. Cho dù là thức dậy hay đi ngủ thì cũng cần chú ý giữ ấm cơ thể mình.
- Hãy uống thêm một chút nước ấm trước khi đi ngủ và sau khi tỉnh dậy. Hoặc bạn có thể pha thêm một ít mật ong, để cổ họng của mình dễ chịu hơn.
- Tăng cường sử dụng thêm một số loại thực phẩm giàu vitamin C để có được một hệ miễn dịch khỏe mạnh.
- Súc miệng bằng nước muối ấm vào buổi sáng cũng là cách để phòng ngừa đau họng sau khi ngủ dậy hiệu quả.
- Hạn chế ăn no trước khi đi ngủ khoảng 2 giờ.
- Nếu ngủ ngáy hoặc mở miệng khi ngủ thì bạn nên tìm cách để giảm thiểu tình trạng trên. Hoặc tìm đến các cơ sở y tế để nghe lời khuyên của bác sĩ.
XEM THÊM:
- Ngủ lại sau khi thức dậy vào nửa đêm: Nguyên nhân và cách xử lý
- Có thể ngủ ngon sau khi tiêm vacxin Corona COVID-19 không?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn bị đau họng sau khi ngủ dậy như nhiễm lạnh, vi khuẩn, mấy nước,… Để phòng ngừa tình trạng này, bạn có thể áp dụng theo một số phương án mà Sleep đã giúp bạn tổng hợp ở trên. Nếu vẫn không có dấu hiệu hồi phục, thì tốt hơn hết là bạn nên đến ngay những cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và nghe ý kiến của bác sĩ hay các chuyên gia.
Nguồn tham khảo: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/song-khoe/ly-do-ban-dau-hong-sau-khi-ngu-day/
SubScribe
Subcribe ngay để nhận những thông tin bổ ích về sức khoẻ giấc ngủ và hàng ngàn ưu đãi mua nệm chăn ga gối mỗi ngày.