Bí quyết giúp bạn ngủ ngon khi da bị cháy nắng

Da bị cháy nắng là tình trạng thường gặp vào mùa hè, điều này xuất phát từ thói quen không che chắn cẩn thận và lười bôi kem chống nắng mỗi khi ra đường của nhiều người. Cháy nắng gây ra cảm giác nóng rát, khó chịu và thậm chí trằn trọc không ngủ được hằng đêm. 

Vậy, để tình trạng này không ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn thì tham khảo bài viết dưới đây của Sleep.vn ngay nhé! 

Cháy nắng là gì? Dấu hiệu nhận biết khi da bị cháy nắng

Da bị cháy nắng là tình trạng lớp ngoài cùng của da bị viêm hoặc tổn thương do tia cực tím (tia UV). Sau một thời gian dài tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, cơ thể sẽ sản sinh ra melatonin nhiều hơn để bảo vệ da, điều này dẫn đến tình trạng da trở nên tối màu và không đều màu.

Cháy nắng
Cháy nắng là tình trạng da bị tổn thương do tia cực tím

Bạn có thể dễ dàng nhận thấy một số dấu hiệu khi da bị cháy nắng dưới đây:

  • Da đỏ: Tia UV khiến cho các mao mạc bị vỡ hoặc giãn nở, điều này khiến cho da bị đỏ ửng, đau rát.
  • Da không đều màu: Những vùng tiếp xúc với tia cực tím thì da sẽ trở nên sần sùi, tối màu, chúng được gọi là tàn nhang, đốm nâu, những vùng không tiếp xúc với tia UV sẽ không xảy ra tình trạng như vậy.
  • Xuất hiện thêm nhiều nếp nhăn: Cháy nắng khiến cho da bị lão hóa nhanh hơn do các sợi collagen và Elastin bị phá hủy.
  • Da phồng rộp: Đây là tình trạng khi da bị cháy nắng nặng, một số người còn xuất hiện cả mủ gây đau rát, khó chịu.
  • Một số trường hợp cháy nắng nặng có thể gây buồn nôn, đau đầu, mệt mỏi,… Lúc này, da được chẩn đoán là bỏng nắng, mức độ trầm trọng hơn cháy nắng.

Tại sao tình trạng cháy nắng lại trầm trọng hơn vào ban đêm?

Ban đầu khi da bị cháy nắng, điều đầu tiên mà bạn cảm nhận được là sự nóng rát, nổi chi chít mẩn đỏ. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ không dừng lại ở đó mà tiếp tục kéo dài ít nhất trong 2-3 ngày tiếp theo. Vào ban đêm, tình trạng của da bị cháy nắng sẽ trở nên trầm trọng hơn, gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, từ đó ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.

Da bị cháy nắng ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn như thế nào?

  • Cháy nắng có thể dẫn đến sốt và ớn lạnh, thêm vào đó là cảm giác nóng rát khiến bạn khó đi vào giấc ngủ, ban đêm cũng thường tỉnh giấc nhiều lần hơn.
  • Da bị cháy nắng khiến cơ thể bị mất nước nặng nề, đặc biệt làm bạn luôn trong tình trạng khát khô họng. Việc thức giấc giữa đêm để uống nước và đi vệ sinh cũng là yếu tố gây mất ngủ.
  • Khi bị sốt, các vùng trên cơ thể sẽ cảm thấy nóng lạnh khác nhau, điều này khiến cho việc điều chỉnh nhiệt độ tự động trở nên kém hiệu quả, khiến bạn khó chịu, không thể vào giấc nhanh chóng.
  • Khi nằm ngủ, vết bỏng từ cháy nắng có thể ma sát với chăn ga, nệm khiến bạn cảm thấy đau rát, từ đó giấc ngủ cũng bị ảnh hưởng không kém.
Cháy nắng khiến bạn khó ngủ
Cháy nắng khiến bạn khó ngủ vào ban đêm

Vào ban ngày, do công việc bận rộn nên cảm giác khó chịu do cháy nắng gây ra đôi khi sẽ đánh lạc hướng sự chú ý của bạn. Vào ban đêm, bạn thư thả hơn nên có thể cảm nhận rõ hơn những ảnh hưởng do cháy nắng gây nên, đây chính là điều khiến cho bạn thấy rằng tình trạng cháy nắng trở nên trầm trọng hơn vào buổi tối.

Cách làm dịu da khi bị cháy nắng để ngủ ngon giấc

Khi da bị cháy nắng, cảm giác khó chịu do vết bỏng nắng sẽ khiến bạn ngủ ngon giấc. Điều này gây ảnh hưởng đến trạng thái tinh thần và công việc của bạn vào ngày hôm sau. Vậy làm thế nào để ngủ ngon khi da cháy nắng? Bạn có thể áp dụng các cách đơn giản dưới đây để làm dịu vết thương, giúp cơ thể dễ chịu hơn nhé.

  • Chườm lạnh để làm mát da: Khi da bị cháy nắng, điều đầu tiên bạn cần làm là tìm cách làm mát da càng sớm càng tốt. Bạn có thể chườm lạnh vết thương bằng khăn lạnh, đá bọc trong khăn…

Chườm lạnh sẽ giúp cân bằng lại nhiệt độ ở vùng da bị cháy nắng, làm giảm cảm giác bỏng rát khó chịu. Bạn có thể chườm từ 10-15 phút tùy theo tình trạng da. Nếu bị cháy nắng ở nhiều vùng trên cơ thể, bạn có thể tắm với nước mát để làm dịu cơn đau.

Chườm lạnh
Chườm lạnh giúp làm giảm cảm giác bỏng rát
  • Luôn cung cấp đủ nước cho cơ thể: Uống nhiều nước sẽ giúp làm mát cơ thể từ bên trong và dịu da. Đặc biệt, khi da bị bong tróc, bạn cần bổ sung nhiều nước để giúp da hồi phục nhanh hơn. Bạn cũng có thể uống nước lọc kết hợp với nước ép hoa quả như cam, táo, bưởi, cà rốt, cà chua…

Trong một số trường hợp khi cơ thể bị hao tổn nước quá nhiều thì nên nhanh chóng bổ sung nước điện giải, phòng tránh tình trạng mất nước gây mệt mỏi, mất ngủ vào ban đêm.

  • Sử dụng kem dưỡng ẩm cho vùng da bị cháy nắng: Chọn loại kem dưỡng ẩm có chứa các thành phần tự nhiên có chức năng làm mát như lô hội, cà chua, bạc hà… để làm dịu vùng da bị cháy nắng, hạn chế tình trạng căng da, da bị bong tróc.

Khi thoa kem, cần nhẹ nhàng để tránh cho lớp da bị phồng rộp trở nặng hơn. Không chọn những loại kem dưỡng ẩm có chứa các thành phần gây kích ứng da như: Petroleum, benzocaine, lidocaine…

  • Đắp mặt nạ để làm mát vùng da bị cháy nắng: Đắp mặt nạ thiên nhiên là cách để giúp bạn ngủ ngon khi da cháy nắng. Bạn có thể chọn một số loại mặt nạ dưới đây để đắp cho da như:
  • Mặt nạ sữa chua không đường: Sữa chua không đường giúp dưỡng ẩm, cung cấp dinh dưỡng cho da, giúp cải thiện tình trạng da bị cháy nắng. Chỉ cần thoa một lớp sữa chua mỏng lên vùng da bị cháy nắng và xoa nhẹ nhàng, để trong vòng 10 phút thì rửa với nước sạch và dùng khăn lau khô.
  • Mặt nạ cà chua: Cà chua có chứa nhiều loại vitamin và nước giúp làm dịu da, mang lại cảm giác mát lạnh dễ chịu ở vùng da bị cháy nắng. Bạn có thể cắt lát quả cà chua, đắp lên da hoặc xay nhuyễn cà chua rồi trộn với sữa chua không đường để bôi lên vùng da đã bị cháy nắng.
  • Nước cốt chanh kết hợp sữa chua: Dùng nửa quả chanh vắt lấy nước cốt rồi trộn với 2 thìa sữa chua không đường. Dùng hỗn hợp này đắp lên da và để trong khoảng 15 phút, sau đó rửa lại bằng nước ấm.
  • Mặt nạ trà xanh: Trà xanh chứa nhiều axit tannic, có công dụng làm dịu da rất hiệu quả. Bạn chỉ cần pha một ấm trà xanh đặc rồi để vào ngăn mát tủ lạnh, sau khi đã đủ mát thì lấy ra thoa nhẹ lên vùng da bị cháy nắng.
Đắp mặt nạ lên vùng da bị cháy nắng
Đắp mặt nạ lên vùng da bị cháy nắng
  • Lựa chọn quần áo ngủ phù hợp: Để tránh cho da bị ma sát khi ngủ dẫn đến cảm giác đau rát, bạn nên chọn quần áo rộng rãi, làm từ các chất liệu mềm mại, thấm hút mồ hôi như vải sợi tự nhiên, vải cotton hoặc loại vải mang lại cảm giác mát lạnh cho cơ thể như vải lạnh…
  • Lựa chọn nệm ngủ phù hợp: Đệm có ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ của bạn. Để ngủ ngon khi da cháy nắng, bạn cần chọn nệm ngủ phù hợp. Nên chọn những loại nệm làm mát, thông thoáng để tránh làm cơ thể toát ra nhiều mồ hôi. Bên cạnh đó, nên chọn nệm có khả năng kháng khuẩn để hạn chế tình trạng viêm nhiễm vết thương bị cháy nắng.

Gợi ý một số mẫu nệm cho người bị cháy nắng: Nệm Foam Zinus Cooling Gel Memory, Nệm Lò xo Zinus Cooling Hybrid, Nệm foam Amando Luca, Nệm Cool Gel Memory Foam Amando Casa, Nệm lò xo Amando Primo….

  • Chọn chăn ga gối phù hợp: Để tránh vết thương bị ma sát dẫn đến đau rát, bạn nên chọn những mẫu chăn ga gối được làm từ chất liệu mềm mại, thấm hút mồ hôi, an toàn cho da như: cotton, vải lanh, tencel, vải sợi tre…

Gợi ý một số mẫu chăn ga gối cho người bị cháy nắng: Ga chun AMD Confident Tencel đơn sắc, Chăn chần hè Tencel Canada, Chăn công nghệ làm mát AMD Azami….

Chọn chăn ga gối nệm phù hợp
Chọn chăn ga gối nệm phù hợp để có giấc ngủ ngon khi bị cháy nắng
  • Chọn tư thế ngủ phù hợp: Vào những ngày bị cháy nắng, bạn nên chọn những tư thế ngủ giúp da không bị ma sát với nệm và ga, gối khi nằm. Cụ thể, bạn có thể căn cứ vào vị trí vùng da bị cháy nắng để điều chỉnh tư thế nằm nghiêng, nằm ngửa hay nằm sấp cho phù hợp.
  • Bảo vệ vùng da bị cháy nắng kỹ càng: Khi da bị cháy nắng, nếu chẳng may có việc cần ra ngoài, bạn phải chắc chắn rằng vùng da bị tổn thương được che chắn kỹ càng, có thể là đeo kính râm, đội mũ, thoa kem chống nắng hoặc kết hợp các biện pháp trên để bảo vệ da tốt nhất.
  • Thăm khám bác sĩ nếu tình trạng cháy nắng quá trầm trọng: Khi da bị cháy nắng, bạn có thể tìm cách khắc phục tại nhà. Tuy nhiên, nếu tình trạng quá nặng với một số biểu hiện như: bỏng trên diện rộng và mức độ tăng dần, có kèm theo đau đầu, mệt mỏi, sốt liên tục, buồn nôn, ớn lạnh, mất nước trầm trọng…thì bạn cần gặp ngay bác sĩ để được khám, tư vấn và tìm cách điều trị kịp thời.

Phòng ngừa cháy bị cháy nắng là biện pháp tốt nhất để ngủ ngon

Biện pháp tốt nhất để ngủ ngon khi da cháy nắng là chống nắng một cách cẩn thận. Vào buổi sáng, cường độ ánh sáng không quá cao nên ít gây ra cháy nắng. Từ khoảng 10-16h là thời điểm dễ gây ra cháy nắng nên bạn cần che chắn da cẩn thận trong khoảng thời gian này.

chống nắng một cách cẩn thận
Biện pháp tốt nhất để ngủ ngon khi da bị cháy nắng là chống nắng một cách cẩn thận.

Khi đi ra ngoài, cần đội mũ, mặc áo chống nắng, đeo kính râm, thoa kem chống nắng với chỉ số SPF phù hợp. Khi không có việc cần thiết thì tốt nhất không nên ra ngoài khi trời đổ nắng to. Khi nhận thấy da bị nóng rát, ửng đỏ thì cần núp ngay vào bóng râm để tránh nắng, hạn chế tình trạng cháy lan rộng và trở nên trầm trọng hơn.

Trên đây là một số kiến thức giúp bạn biết cách làm thế nào để ngủ ngon khi da cháy nắng. Bạn có thể áp dụng những biện pháp đơn giản đã nêu trong bài để làm dịu da, giúp cơ thể thoải mái và có thể ngủ ngon giấc nhé.

Tài liệu tham khảo: https://sleepsugar.com/sleep-with-sunburn/

 

Ngày cập nhật: 08/04/2022

SubScribe

Subcribe ngay để nhận những thông tin bổ ích về sức khoẻ giấc ngủ và hàng ngàn ưu đãi mua nệm chăn ga gối mỗi ngày.