Điều bạn cần biết để khắc phục sự suy giảm giấc ngủ ở trẻ 4 tháng tuổi

Sự suy giảm giấc ngủ ở trẻ 4 tháng là một điều có thật. Nhưng nó hoàn toàn bình thường, không có gì quá đáng lo và quan trọng nhất, đây chỉ là tình trạng tạm thời. Tuy nhiên để có thể khắc phục sự suy giảm giấc ngủ ở trẻ 4 tháng tuổi hiệu quả, bạn cần phải hiểu rõ về tình trạng và phát hiện kịp thời.

Vậy đâu là dấu hiệu để nhận biết tình trạng suy giảm giấc ngủ ở trẻ 4 tháng tuổi? Cách khắc phục hiệu quả tình trạng này như thế nào? Hãy cùng Sleep.vn tìm hiểu ngay bây giờ nhé.

Tình trạng suy giảm giấc ngủ ở trẻ 4 tháng tuổi là gì?

Suy giảm giấc ngủ là khoảng thời gian mà chu kỳ ngủ thức của con bạn thay đổi. Khi gặp phải tình trạng này, chúng sẽ thường xuyên thức giấc vào ban đêm và khó ngủ trở lại. Và nếu em bé thức, bạn cũng khó mà có được giấc ngủ ngon. Tin tốt là nếu con bạn đang gặp phải tình trạng suy giảm giấc ngủ, điều đó có thể là dấu hiệu cho thấy chúng đang trải qua giai đoạn tăng trưởng đột biến. 

Lúc này, bộ não của con bạn sẽ không ngừng phát triển khi thích nghi với môi trường mới và bắt đầu học các kỹ năng mới. Cụ thể thì đây là giai đoạn em bé của bạn đang cố gắng làm chủ được cách lăn hoặc ngồi dậy. Vốn dĩ khoảng thời gian học tập này tương đối khó khăn với các bé mới chào đời nên sẽ dẫn đến tình trạng suy giảm giấc ngủ.

Tình trạng suy giảm giấc ngủ ở trẻ 4 tháng tuổi
Tình trạng suy giảm giấc ngủ ở trẻ 4 tháng tuổi được hiểu như thế nào?

Theo khảo sát cho thấy, sự suy thoái giấc ngủ lần đầu tiên thường xảy ra khi con bạn được khoảng 4 tháng tuổi, và còn những lần sau nữa có thể xảy ra trong tương lai. Vì là lần đầu tiên nên giai đoạn suy giảm giấc ngủ ở trẻ 4 tháng tuổi sẽ gây nhiều khó khăn nhất đối với các bậc cha mẹ.

Tình trạng suy giảm giấc ngủ thường kéo dài trong khoảng từ 2 đến 4 tuần và sẽ kết thúc sau đó. Mặc dù chúng rất phổ biến nhưng không phải trẻ em nào cũng bị vào thời điểm này. Vậy nên phụ huynh cần phải theo dõi những biểu hiện bất thường của bé để nhận biết.

Dựa vào những dấu hiệu nào để nhận biết con đang trải qua giai đoạn suy giảm giấc ngủ?

Nếu trước đây con bạn ngủ ngon suốt cả đêm và sau đó đột nhiên không ngủ được, thì đó có thể là hiện tượng suy giảm giấc ngủ. Dấu hiệu chính để bạn nhận biết là tình trạng giấc ngủ trở nên tồi tệ đột ngột vào khoảng 4 tháng tuổi.

Ngoài ra, bạn còn có thể dựa vào những dấu hiệu sau đây để nhận biết tình trạng suy giảm giấc ngủ ở trẻ 4 tháng tuổi:

  • Bé hay làm phiền bố mẹ vào buổi tối;
  • Các con không ngủ yên mà hay thức dậy nhiều lần trong đêm;
  • Những giấc ngủ ngắn trong ngày của trẻ ít hơn;
  • Bé đột ngột thay đổi khẩu vị ăn.
nhận biết trẻ đang trải qua giai đoạn suy giảm giấc ngủ
Dựa vào dấu hiệu nào để nhận biết trẻ đang trải qua giai đoạn suy giảm giấc ngủ?

Đây là những dấu hiệu cho thấy em bé của bạn đang lớn và bắt đầu học hỏi những điều mới. Giờ đây, chúng đang tương tác nhiều hơn với môi trường xung quanh, vậy nên các bậc phụ huynh cũng không cần phải lo lắng quá nhiều về tình trạng này.

Khắc phục sự suy giảm giấc ngủ ở trẻ 4 tháng tuổi như thế nào hiệu quả?

Sự suy giảm giấc ngủ ở trẻ 4 tháng tuổi chỉ là tạm thời. Chẳng có gì đáng lo ngại về điều này cả, vốn dĩ đây chính là thời điểm baby của bạn đã bắt đầu nhận thức được môi trường xung quanh nhiều hơn, bao gồm cả ba mẹ. Trước khi thử quản lý sự suy giảm giấc ngủ ở trẻ bằng những gợi ý dưới đây, bạn cần  đảm bảo rằng con bạn không bị ốm. Bệnh tật cũng có thể làm gián đoạn giấc ngủ của các bé đấy.

Cho bé thời gian luyện tập trong ngày

Em bé của bạn đang “làm việc” chăm chỉ để thành thạo các kỹ năng mới, nên rất có thể các con sẽ háo hức luyện tập vào cả ban đêm. Vốn dĩ điều này không được khuyến khích vì rất có thể khiến bé không theo kịp.

Bạn nên chủ động giảm bớt việc thực hành kỹ năng trước khi đi ngủ của bé bằng cách cho con tập lăn người hoặc ngồi dậy vào ban ngày. Hãy để bé thoải mái làm những gì mình muốn và tránh những làm gián đoạn, vì như vậy bé sẽ kéo dài tập luyện vào buổi tối.

Cho bé thời gian tập lăn bò trong ngày
Cho bé thời gian tập lăn bò trong ngày

Cho bé bú đầy đủ trong ngày

Cho trẻ bú đầy đủ trong ngày và ngay trước khi đi ngủ có thể giúp bé không bị đói vào nửa đêm. Ở độ tuổi này, chúng vô cùng tò mò về thế giới xung quanh nên rất có thể sẽ chuyển sự chú ý khỏi việc ăn no trước khi ngủ. Tốt hơn hết hãy loại bỏ sự phân tâm bằng cách cho con bạn ăn trong một môi trường ít có khả năng kích thích sự tò mò của chúng.

Một khi con bạn bắt đầu ngủ vào ban đêm, hãy cố gắng không cho các bé bú mỗi khi chúng bắt đầu quấy khóc vào ban đêm. Nếu em bé của bạn luôn được cho ăn để dỗ dành như thế này, rất có thể sẽ hình thành trạng thái mong đợi phản ứng này mỗi khi thức dậy. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ của bé.

Cho bé bú đầy đủ trong ngày
Cho bé bú đầy đủ trong ngày

Vỗ về đưa con chìm vào giấc ngủ

Để con dễ dàng chìm vào giấc ngủ, bố mẹ nên ngồi bên cạnh vỗ về và đưa ra lời trấn an cho tới khi chúng nhắm mắt lại và lạc vào cõi mơ. Bạn có thể thử trò chuyện, hát ru những bài ca êm ái để con dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.

Nếu không giúp ích được gì và chúng vẫn khóc, bạn có thể thử cách bế chúng lên và lắc lư cho tới khi bé đi ngủ. Sẽ không sao nếu con bạn chưa sẵn sàng học cách tự đưa mình vào giấc ngủ, vì điều này cần có thời gian.

Vỗ về đưa con vào giấc ngủ
Vỗ về đưa con vào giấc ngủ

Chuẩn bị căn phòng tối để bé ngủ ngon hơn

Khi bạn đặt trẻ xuống giường để ngủ, hãy để phòng càng tối càng tốt. Đây là một trong những yếu tố khuyến khích trẻ ngủ ngon hơn. Nếu em bé của bạn thức dậy quá sớm, bóng tối sẽ giúp bé nhanh chóng ngủ trở lại.

Tương tự như vậy, vào buổi sáng khi thức dậy, hãy đảm bảo rằng căn phòng có đầy đủ ánh sáng mặt trời tự nhiên. Ánh sáng giúp báo hiệu cho não bộ của bé về chu kỳ ngủ – thức. Lúc này bé sẽ nhận thức được rằng đây không còn là thời gian để ngủ nữa. 

Không gian phải đủ tối để con dễ dàng đi ngủ
Không gian phải đủ tối để con dễ dàng đi ngủ

Thiết lập thói quen trước đi ngủ cho trẻ

Ở độ tuổi này, trẻ sơ sinh cần ngủ khoảng 10 đến 12 giờ mỗi đêm và một vài giấc ngủ ngắn trong ngày. Để đảm bảo được điều này, bố mẹ hãy thiết lập một thói quen trước khi đi ngủ và giúp bé tuân thủ nó. Điều này có thể bao gồm tắm, thay quần áo, đọc truyện trước khi đi ngủ hoặc hát ru.

Bạn có thể làm bất cứ điều gì bạn muốn, miễn là chúng được thực hiện một cách nhất quán. Ngoài ra, bạn còn nên đánh thức con dậy vào buổi sáng nếu bé ngủ lâu hơn so với bình thường, như vậy mới đảm bảo con có thể nghỉ ngơi đủ giấc.

Thiết lập các thói quen nhất quán cho bé
Thiết lập các thói quen nhất quán cho bé

Giải quyết nhanh gọn khi bé thức giấc nửa đêm

Nếu bạn nghe thấy tiếng trẻ thức dậy vào ban đêm, hãy đợi vài phút xem sao trước khi thức dậy dỗ dành con. Nếu baby tiếp tục khóc không dừng thì mới bắt đầu “hành động”. Tuy nhiên, hãy cố gắng thay đồ và cho con bú càng nhanh càng tốt. Điều đó có nghĩa là bạn cần tránh mọi cuộc nói chuyện hoặc vui chơi và giữ cho đèn ở mức thấp.

Ánh sáng từ thiết bị di động hoặc máy tính cũng có thể kích thích em bé của bạn, khiến cho các con khó ngủ. Vì vậy bố mẹ hãy cố gắng tắt màn hình và giữ cho không gian phòng ngủ thật yên tĩnh. 

Xử lý nhanh gọn khi bé thức giấc giữa đêm
Xử lý nhanh gọn khi bé thức giấc giữa đêm

Cho con đi ngủ ngay khi phát hiện các dấu hiệu buồn ngủ từ bé

Ngáp, dụi mắt, quấy khóc, không tập trung… đây đều là những dấu hiệu kinh điển của trẻ buồn ngủ. Khi bạn nhận thấy bất kỳ điều gì trong đó, hãy cố gắng đưa bé đến một không gian yên tĩnh để ngủ.

Bố mẹ cần phản ứng với các dấu hiệu buồn ngủ này thật nhanh và dứt khoát để trẻ tự chìm vào giấc ngủ. Chậm trễ là xác định phải tự ngồi dỗ cả tiếng chưa xong đấy. Bạn cũng không mong muốn như vậy phải không?

Cho bé đi ngủ ngay
Cho bé đi ngủ ngay khi phát hiện các dấu hiệu của sự buồn ngủ ở trẻ

Giữ các thói quen bé cảm thấy thoải mái

Con bạn đang trải qua rất nhiều thay đổi nên có thể bé sẽ cảm thấy không thoải mái. Trước mắt, hãy tiếp tục áp dụng các phương pháp làm dịu theo ý muốn của baby. Điều này có nghĩa là hãy dỗ dành hoặc đưa võng để baby dễ ngủ. 

Mặc dù sớm muộn sau này bé cũng sẽ phải “cai” mấy thói quen con nít này, nhưng hiện tại chúng sẽ mang lại cảm giác thoải mái cho baby. Một số kỹ thuật xoa dịu khác giúp con ngủ ngon bao gồm: nói chuyện nhỏ nhẹ và cho bé ngậm núm vú giả.

Giữ các thói quen mà bé cảm thấy thoải mái
Giữ các thói quen mà bé cảm thấy thoải mái

Tổng kết

Sự suy giảm giấc ngủ sẽ không kéo dài mãi mãi, tuy nhiên nếu muốn khắc phục hiệu quả tình trạng này bạn có thể thử qua những cách kể trên. Hãy cố gắng cho bé ngủ nhiều nhất có thể trong thời gian này và cần đảm bảo phù hợp với cơ thể của con bạn nhé. 

Nguồn: https://www.healthline.com/health/parenting/4-month-sleep-regression

 

 

 

SubScribe

Subcribe ngay để nhận những thông tin bổ ích về sức khoẻ giấc ngủ và hàng ngàn ưu đãi mua nệm chăn ga gối mỗi ngày.