Thiền ngủ: Bài tập hỗ trợ giấc ngủ cho người bận rộn

Nhịp sống nhanh và bận rộn khiến con người thiếu ngủ, mất ngủ, thậm chí lựa chọn ngủ ít lại để đảm bảo tiến trình công việc. Chính điều này đã khiến chất lượng giấc ngủ đi xuống trong nhiều thập kỷ trở lại đây. Nhiều người đã và đang tìm kiếm cho mình phương pháp ngủ để hạn chế các rủi ro về sức khỏe. 

Trong đó, thiền ngủ được xem là phương pháp phù hợp với cuộc sống hiện đại này. Tại sao lại vậy? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! 

45 phút thiền ngủ
45 phút thiền ngủ bằng 3 tiếng ngủ bình thường

Thiền ngủ là gì?

Thiền ngủ là trạng thái giữa thức và ngủ, trong đó bạn đặt mình vào một “giấc ngủ yogic”, về cơ bản là trạng thái cơ thể hoàn toàn thư giãn nhưng có nhận thức về mặt tinh thần. Được biết đến như Yoga Nidra (theo tiếng Phạn có nghĩa là ngủ) và được xem như một phương pháp thư giãn (hoặc thiền) cho tâm trí, cơ thể và tâm hồn.

Mục đích chính của thiền ngủ là làm cho khí lực và tinh thần hợp nhất với nhau, gạt bỏ đi mọi ưu sầu lo lắng trong tâm tư và chú trọng đến nhu cầu thực tế là ngủ. 

Có gì khác biệt giữa thiền ngủ và một giấc ngủ thông thường?

Đối với giấc ngủ bình thường, tiềm thức của bạn bị chiếm lĩnh hoàn toàn và rơi vào trạng thái ngủ mê, không còn nhận thức được gì. Còn với giấc ngủ thiền, tâm trí vẫn hoàn toàn tỉnh táo. 

Một sự khác nhau nữa giữa ngủ bình thường và thiền ngủ là khi bạn ngủ bình thường có thể không loại bỏ được lo lắng và căng thẳng. Nhưng trong thiền ngủ, tâm trí tỉnh táo để hỗ trợ trị liệu giấc ngủ. 

 giấc ngủ thiền
Với giấc ngủ thiền, tâm trí vẫn hoàn toàn tỉnh táo

Với những người khó ngủ, mất ngủ, thiền ngủ cũng có thể cung cấp các công cụ để gây ngủ một cách hữu cơ, theo các hoạt động tâm trí của chính bạn. Từ đó, bạn không cần phải tìm đến sự hỗ trợ của thuốc ngủ hay bất kỳ phương pháp nào khác. 

Những lợi ích của thiền ngủ:

Giảm căng thẳng và lo lắng

Một nghiên cứu năm 2018 được công bố trên Tạp chí Quốc tế về Yoga cho thấy thiền ngủ hiệu quả hơn thiền trong việc giảm các triệu chứng lo lắng về cả nhận thức và sinh lý. 

Thiền ngủ giúp giảm căng thẳng và lo lắng
Thiền ngủ giúp giảm căng thẳng và lo lắng

Một nghiên cứu khác đã xem xét sự thay đổi nhịp tim và hệ thống của não bộ khi thiền ngủ. Theo đó, khi thực hiện thiền ngủ sẽ làm thay đổi sự cân bằng của hệ thần kinh tự chủ sang hệ thần kinh phó giao cảm. 

Hệ thần kinh phó giao cảm là hệ chi phối phản ứng thư giãn của con người. Hiểu một cách đơn giản là thiền ngủ làm dịu hệ thần kinh phó giao cảm để chi phối sự thư giãn, giảm căng thẳng và lo lắng.

Cải thiện phản ứng đau

Cơ thể chúng ta là một hệ sinh thái tuyệt vời có thể tự chữa lành các phản ứng đau. Điều chúng ta cần làm là thúc đẩy tiềm năng đó bằng thiền ngủ. 

Theo một bài báo trên tờ Boston Globe có viết rằng “Bác sĩ phẫu thuật của quân đội Hoa Kỳ đã xác nhận yoga nidra hay thiền ngủ có tác dụng như một biện pháp can thiệp trong điều trị đau mãn tính”. Thực hành thiền ngủ giúp cơ thể có được thời gian nghỉ ngơi, phục hồi nhờ đó làm giảm viêm và cải thiện chức năng của hệ thống miễn dịch.

Thực hành thiền ngủ
Thực hành thiền ngủ giúp cơ thể có được thời gian nghỉ ngơi, phục hồi

Cải thiện giấc ngủ

Một giấc ngủ ngon có thể là một món quà xa xỉ với nhiều người. Căng thẳng và trạng thái tâm lý quá phấn khích, sự lo lắng và hồi hộp thường  gây cản trở, khiến bạn không có được một giấc ngủ ngon sâu. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiền ngủ có thể làm dịu tâm trí và giúp tái tạo giấc ngủ chất lượng tốt hơn.

Thêm nữa, người ta tin rằng 45 phút thiền ngủ giúp cơ thể phục hồi khá tốt. Vì thiền ngủ là phương pháp rèn luyện tâm trí và cơ thể để thư giãn và dễ dàng di chuyển vào trạng thái sâu hơn của giấc ngủ. Lý giải một cách khoa học thì thiền ngủ kích thích cơ thể sản sinh serotonin và melatonin, hormone ngủ để giúp cơ thể dễ đi vào giấc ngủ nhanh và sâu. 

Giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt

 triệu chứng tiền kinh nguyệt
Thiền ngủ giúp giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt

Thực tế đã có một số nghiên cứu về hiệu quả của khả năng giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt của thiền ngủ. Theo đó, những bệnh nhân có tình trạng kinh nguyệt không đều hay có vấn đề tâm lý, lo lắng và trầm cảm đã cải thiện đáng kể trong các lĩnh vực sức khỏe bằng cách học và áp dụng thiền ngủ.

Vì vậy, nếu bạn đang cảm thấy thiếu năng lượng, lo lắng, chán nản hoặc cáu kỉnh, hãy dành một ít thời gian cho loại thiền này. Bạn sẽ nhanh chóng nhận ra bản thân ít bị kích động hơn, năng lượng được cải thiện và đồng đều hơn về mặt cảm xúc.

Cơ thể được chữa lành và phục hồi

Thiền ngủ đưa người thực hiện vào trạng thái ngủ sâu nhất, nơi não bộ tạo ra sóng theta (4-7 hertz) và sóng delta (1-3 hertz), nhưng vẫn có ý thức xuyên suốt. Theo Theta Healing, “Trạng thái Theta là trạng thái thư giãn rất sâu; nó được sử dụng trong thôi miên và trong giấc ngủ REM. 

Sóng não bị làm chậm lại với tần số 4-7 chu kỳ / giây… Sóng Theta luôn mang tính sáng tạo, đặc trưng bởi cảm giác truyền cảm hứng và rất tâm linh. Người ta tin rằng trạng thái tinh thần này cho phép bạn hành động dưới mức của tâm trí có ý thức ”.

trạng thái ngủ sâu nhất
Thiền ngủ đưa người thực hiện vào trạng thái ngủ sâu nhất

Mặt khác, sóng Delta là sóng chậm nhất với tốc độ 1-4 chu kỳ mỗi giây và được trải nghiệm trong giấc ngủ sâu không mơ. Khi sóng não của chúng ta chậm lại đến mức delta, đó là lúc cơ thể chúng ta có cơ hội để nghỉ ngơi, phục hồi và chữa lành.

Một số lợi ích khác của thiền ngủ 

  • Giảm huyết áp
  • Tăng sự tập trung
  • Nâng cao nhận thức
  • Giảm cảm giác thèm thuốc lá
  • Kiểm soát huyết áp cao
  • Cải thiện sức khỏe tim mạch
  • Giảm các triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2

Sóng Delta là sóng chậm nhất với tốc độ 1-4 chu kỳ mỗi giây và được trải nghiệm trong giấc ngủ sâu

Các bước để thực hiện thiền ngủ:

Thả lỏng cơ thể và ngả người thư giãn
Thả lỏng cơ thể và ngả người thư giãn với hai tay duỗi thẳng

Bước 1. Thả lỏng cơ thể và ngả người thư giãn với hai tay duỗi thẳng. Hãy dùng thêm chăn ga gối nếu cần nhé.

Bước 2. Thực hiện một cách quyết tâm, kiên trì để nhận về hiệu quả tốt nhất.

Bước 3. Thư giãn, để tâm trí cảm nhận tất cả các bộ phận của cơ thể và cách chúng hoạt động.

Bước 3. Tập trung theo nhịp thở để cảm nhận thấy hơi thở đang di chuyển đến từng bộ phận cơ thể. 

Bước 4. Hít thở chậm bằng đường mũi để giúp các bộ phận cơ thể của bạn mất đi sự nhạy cảm đang có, từ đó cảm thấy nhẹ nhàng và thư giãn.

Bước 4. Hít thở chậm, từ từ để cơ thể dần rơi vào trạng thái thư giãn nhất

Bước 5. Bạn phải nghĩ về những cảm xúc tích cực và những kỷ niệm vui vẻ.

Bước 6. Hình dung những cảnh dễ chịu để thoát khỏi mọi căng thẳng còn sót lại.

Lưu ý:

Ngả mình xuống nệm và chọn một tư thế nằm thoải mái

  • Loại bỏ tất cả phiền nhiễu từ chính căn phòng của bạn, bao gồm cả điện thoại và các thiết bị điện tử khác. 
  • Ngả mình xuống nệm và chọn một tư thế nằm thoải mái.
  • Từ từ nhắm mắt lại và thở thật chậm rãi. 
  • Tập trung thư giãn cơ mặt của bạn. Thả lỏng hàm, mắt và cơ mặt, di chuyển đến cổ, vai gáy của bạn, tiếp tục lan truyền xuống cánh tay, ngón tay, rồi chuyển qua phần lưng, hông, chân và bàn chân của bạn. Hãy lắng nghe để hiểu cơ thể mình hơn.
Thả lỏng hàm, mắt và cơ mặt
Thả lỏng hàm, mắt và cơ mặt, di chuyển đến cổ, vai gáy của bạn
  • Nếu tâm trí bạn vẫn còn lơ đãng, hãy lặp lại quá trình này một lần nữa. Đi theo hướng ngược lại nếu thích, từ bàn chân đến đầu.

Thiền ngủ có thể thay thế cho giấc ngủ không?

Thiền ngủ không phải là một hoạt động có thể thay thế cho giấc ngủ, cả hai đều có ưu điểm riêng của nó. Nếu bạn không ngủ ngon vào ban đêm, hãy thử tập thiền ngủ vào giờ nghỉ trưa hoặc ngay trước giờ ngủ, cụ thể vào buổi tối.

Ngoài ra, việc thiền ngủ nên được thực hành thường xuyên và đúng cách thì mới có thể phát huy tác dụng vốn có của nó.

Thiền ngủ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ khá tốt, tuy nhiên bộ môn này không thể thay thế hoàn toàn bản chất của giấc ngủ đủ theo đúng nghĩa. Tốt nhất để tạo một giấc ngủ chất lượng, bạn cần tuân thủ lịch trình ngủ thông thường và chú ý tới sức khỏe của bản thân nhé!

Nguồn tham khảo: https://www.tuck.com/sleep/yogic-sleep/

 

 

SubScribe

Subcribe ngay để nhận những thông tin bổ ích về sức khoẻ giấc ngủ và hàng ngàn ưu đãi mua nệm chăn ga gối mỗi ngày.