Thức dậy bị say xẩm mặt mày là dấu hiệu bệnh gì? 

Thức dậy bị say xẩm mặt mày là dấu hiệu bệnh gì? Thức dậy bị say xẩm mặt mày là cảm giác mất cân bằng, lâng lâng như thể mọi vật xung quanh đều quay cuồng, khiến chúng ta rơi vào tình trạng mất phương hướng tạm thời. Đây không phải là vấn đề đáng lo ngại nếu nó chỉ thoáng qua trong chốc lát, nhưng nếu cứ tái diễn nhiều lần thì rất có thể là dấu hiệu tiềm ẩn của nhiều bệnh lý đáng lo ngại. Cùng Sleep.vn đi tìm hiểu tất tần tật về tình trạng này cũng như cách phòng tránh trong bài viết sau nhé! 

Nguyên nhân gây say xẩm mặt mày khi thức dậy 

Huyết áp thấp 

 huyết áp thấp.
Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tình trạng say sẩm mặt mày khi thức dậy là do huyết áp thấp.

Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tình trạng say sẩm mặt mày khi thức dậy là do huyết áp thấp. Đặc biệt là khi chúng ta chuyển từ nằm sang ngồi/đứng quá nhanh. Do lúc này, máu tập trung xuống phần dưới của cơ thể, khiến lượng máu đến não bị giảm và chỉ số huyết áp tụt đột ngột. Cơ thể chưa kịp thích nghi sẽ gây ra tình trạng hoa mắt, choáng váng, buồn nôn, khó thở, thậm chí là bất tỉnh. Thời điểm dễ bị tụt huyết áp nhất là vào buổi sáng nên hầu hết người bị huyết áp thấp thường đi kèm triệu chứng say xẩm mặt mày khi thức dậy.

Bên cạnh huyết áp thấp thì một số chứng bệnh sau đây cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng này:

  • Rối loạn tiền đình
  • Viêm xoang 
  • Thiếu máu 
  • Bệnh tiểu đường 

Bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch chẳng hạn như suy tim cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng trên. Khi mắc bệnh, tim sẽ không thể hoạt động một cách hiệu quả như ở người bình thường, gây cản trở quá trình tuần hoàn của máu. Tình trạng bệnh càng nghiêm trọng thì triệu chứng chóng mặt, say xẩm càng xuất hiện nhiều hơn do huyết áp không được kiểm soát. Bên cạnh đó, người bệnh cũng thường uống các loại thuốc để cải thiện sức khỏe tim mạch, trong đó gồm cả thuốc huyết áp và thuốc lợi tiểu. Các loại thuốc này cũng thường tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ, gây mệt mỏi, chóng mặt. 

Chứng ngưng thở lúc ngủ

Ngưng thở khi ngủ
Ngưng thở khi ngủ là tình trạng đường thở bị tắc nghẽn, khiến cơ thể không được cung cấp đủ oxy.

Ngưng thở khi ngủ là tình trạng đường thở bị tắc nghẽn, khiến cơ thể không được cung cấp đủ oxy. Trong một đêm ngủ, người mắc chứng này sẽ liên tục ngưng thở khi ngủ theo đúng nghĩa đen trong khoảng 2-3s. Với một số trường hợp nghiêm trọng hơn khi đường thở bị cắt đứt hoàn toàn, buộc bộ não tự đánh thức cơ thể dậy để “khuyến khích’ người bệnh tiếp tục hít thở. Tình trạng thiếu oxy cộng với gián đoạn giấc ngủ liên tục suốt đêm là nguyên nhân gây ra say xẩm mặt mày khi thức dậy.

Xem thêm: Ngưng thở khi ngủ là gì? có nguy hiểm không? cách chữa trị hiệu quả 

Bên cạnh đó, chứng ngưng thở khi ngủ sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, choáng váng vào buổi sáng hơn. Nếu bạn tự nhận thấy bản thân ngủ ngáy, say xẩm khi thức dậy và ngủ đủ giấc nhưng vẫn không cảm thấy sảng khoái thì nên thăm khám bác sĩ để có được chuẩn đoán chính xác về bệnh cũng như phương án điều trị phù hợp. 

Tác dụng phụ của thuốc

Nếu tình trạng thức dậy bị say xẩm mặt mày xảy ra trùng hợp với thời điểm bạn vừa chuyển sang dùng loại thuốc điều trị mới thì nguyên nhân có thể đến từ tác dụng phụ của các loại thuốc này. Một số thuốc sẽ gây tình trạng chóng mặt vào buổi sáng, đặc biệt là thuốc chống động kinh, thuốc trị huyết áp, thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị tim mạch,…  Để loại bỏ các vấn để trên, bạn có thể trao đổi với bác sĩ kê toa để được điều chỉnh, thay đổi loại thuốc không đi kèm tác dụng phụ khó chịu này.  

Bị mất nước

 không được bổ sung đủ nước
Khi không được bổ sung đủ nước, cơ thể sẽ mất chất điện giải và một số khoáng chất cần thiết

Khi không được bổ sung đủ nước, cơ thể sẽ mất chất điện giải và một số khoáng chất cần thiết, khiến bạn gặp khó khăn trong việc sinh hoạt bình thường cũng như tham gia các hoạt động thể dục thể thao. Điều này cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng say xẩm mặt mày khi thức dậy. Chính vì thế, bạn nên tránh để cơ thể bị mất nước quá lâu, đặc biệt là trước khi đi ngủ. 

Hạ đường huyết 

Hạ đường huyết xảy ra khi nồng độ đường trong máu giảm dưới mức  3,9 mmol/l (<70mg/dl), khiến cho cơ thể bị tụt đường Glucose. Sự xáo trộn các hoạt động chuyển hóa chất của cơ thể sẽ khiến bạn cảm thấy run rẩy hoặc chóng mặt. Bên cạnh bệnh tiểu đường,  một số nguyên nhân khác có thể gây hạ đường huyết bao gồm tác dụng phụ của thuốc thuốc, thói quen uống rượu khi đói và các bệnh lý khác như bệnh gan.

Đối với những bị hạ đường huyết do mắc bệnh tiểu đường, việc dùng thuốc insulin hoặc sulfonylurea có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng say xẩm mặt mày. Bạn có thể tăng lượng đường trong máu bằng cách ăn hoặc uống thứ gì đó có chứa đường, chẳng hạn như nước cam hay kẹo ngọt.

Khắc phục tình trạng say xẩm mặt mày sau khi ngủ dậy 

Uống nhiều nước, hạn chế rượu bia

Việc bổ sung đủ nước sẽ giúp bạn đẩy lùi tình trạng chóng mặt sau khi ngủ dậy một cách tự nhiên và nhanh chóng nhất. Bạn nên uống ít nhất 8-10 cốc nước mỗi ngày để duy trì ổn định thể tích máu trong cơ thể. Đừng quên bổ sung nước vào 2 thời điểm quan trọng sau là trước khi đi ngủ và ngay khi thức dậy. 

 bổ sung đủ nước khi thức dậy
Việc bổ sung đủ nước sẽ giúp bạn đẩy lùi tình trạng chóng mặt sau khi ngủ dậy một cách tự nhiên và nhanh chóng nhất.

Bên cạnh đó, bạn nên tạm thời loại bỏ các loại thức uống có cồn trong thời gian này, đặc biệt là vào buổi tối vì chúng sẽ gây mất nước, dẫn đến tụt huyết áp.

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng

Đặc biệt là vào bữa sáng và bữa tối vì đây là thời điểm dễ dẫn đến hạ đường huyết nhất. Một số thức phẩm giàu dinh dưỡng, hạn chế tối đa tình trạng chóng mặt, say xẩm khi ngủ dậy là thịt bò, trứng, đậu, bí đỏ, củ dền, củ cải đường, rau màu canh đậm, gan, thịt gà,… Bên cạnh đó, người bệnh nên chuyển sang ăn nhạt, giảm lượng muối trong đồ ăn để tránh tụt huyết áp hoặc ảnh hưởng đến tim, thận.

Các loại trái cây bổ sung dinh dưỡng và bổ máu là chuối, dưa hấu, cà chua, táo. đào, kiwi.

Thay đổi tư thế chậm và đúng cách

Khi thức dậy, bạn không nên đổi từ tư thế nằm sang ngồi/đứng một cách quá nhanh chóng. Thay vào đó, bạn nên từ từ ngồi dậy, cử động chân tay nhẹ nhàng từ 1 đến vài phút. Hãy đặt trước một cốc nước ở đầu giường để bổ sung ngay khi vừa thức dậy. Sau đó, chậm rãi đứng dậy khỏi giường. Ngoài ra, bạn nên sử dụng gối kê cao hơn một chút, điều này cũng giúp hạn chế tình trạng say xẩm, chóng mặt. 

đổi từ tư thế nằm sang ngồi/đứng
Khi thức dậy, bạn không nên đổi từ tư thế nằm sang ngồi/đứng một cách quá nhanh chóng.

Tập thể dục thường xuyên

Luyện tập thể dục thể thao đều đặn sẽ giúp cải thiện lưu thông tuần hoàn máu và ổn đinh lượng đường cũng như huyết áp. Theo lời khuyên của các chuyên gia sức khỏe, người thường xuyên bị chóng mặt khi ngủ dậy nên duy trì tần suất tập thể dục đều đặn 4-5 ngày/tuần và ít nhất 30 phút mỗi ngày. Không nhất thiết phải ép buộc cơ thể luyện tập các hoạt động mạnh, đi bộ, yoga,… là các hoạt động thể thao nhẹ nhàng được rất nhiều người yêu thích. 

Đeo vớ nén y tế

Đây là một loại vớ y khoa có tác dụng kích tuần hoàn máu ở phần chân và tăng lượng máu lên não. Nhờ vậy, sản phẩm giúp giảm được tình trạng thức dậy say xẩm mặt mày và cải thiện đáng kể chất lượng giấc ngủ.

Ngủ đủ giấc

Thật vậy, chẳng có liều thuốc chữa trị nào hiệu quả hơn là ngủ đủ giấc. Các chuyên gia sức khỏe thấy rằng, khi chất lượng giấc ngủ càng kém, thiếu ngủ thì cơ thể dễ rơi vào tình trạng tụt huyết áp. Chính vì vậy, dù có bận rộn cỡ nào, bạn cũng nên dành thời gian cho nghỉ ngơi, duy trì sự nhất quan trong nhịp ngủ – thức, chẳng hạn đi ngủ lúc 11h giờ và thức dậy lúc 6h sáng, kể cả ngày cuối tuần. Nếu có thể, bạn nên dành thêm 15-20 phút để ngủ trưa. 

tráng sử dụng thiết bị điện tử
Để kích thích cảm giác thèm ngủ vào ban đêm, bạn nên ngừng sử dụng các thiết bị điện tử ít nhất 30 phút trước giờ đi ngủ

Để kích thích cảm giác thèm ngủ vào ban đêm, bạn nên ngừng sử dụng các thiết bị điện tử ít nhất 30 phút trước giờ đi ngủ đồng thời tắt bớt các nguồn sáng không cần thiết trong ngôi nhà. Một không gian tối và yên tĩnh sẽ tạo tín hiệu đến bộ não, kích thích tiết ra hormone Melatonin gây buồn ngủ. 

Giữ tinh thần thư giãn

Một tinh thần thoải mái là chìa khóa cho một cuộc sống khỏe mạnh, hạnh phúc. Chính vì vậy, trước giờ đi ngủ, bạn nên tránh để bộ não bị căng thẳng, suy nghĩa quá mức. Để đạt được trạng thái này, bạn có thể thiền hoặc thực hiện một số động yoga ngủ ngon. 

Nếu tình trạng thức dậy say xẩm mặt mày xuất hiện thường xuyên và không có dấu hiệu cải thiện dù đã thử hết các biện pháp đã gợi ý phía trên thì bạn nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ để được chuẩn đoán chính xác nguyên nhân cũng như điều trị kịp thời. Việc chóng mặt, say xẩm xuất hiện đều đặn suốt ngày dài có thể là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng, cần được can thiệp y tế chuyên sâu. 

Nguồn tham khảo: https://www.tuck.com/sleep/why-do-you-wake-up-with-a-headache/

 

 

 

 

 

 

SubScribe

Subcribe ngay để nhận những thông tin bổ ích về sức khoẻ giấc ngủ và hàng ngàn ưu đãi mua nệm chăn ga gối mỗi ngày.