Trẻ nhỏ cũng có thể gặp ác mộng, điều này bạn đã biết chưa? Vậy làm sao để xoa dịu trẻ khi trẻ gặp ác mộng? Làm thế nào giúp trẻ ngủ ngon giấc khi cơn ác mộng qua đi? Tham khảo bài viết dưới đây của Sleep để có câu trả lời nhé.
Ác mộng và nỗi kinh hoàng về đêm của trẻ
Ác mộng và nỗi kinh hoàng về đêm của trẻ thường được các bậc cha mẹ hiểu nhầm là một. Tuy nhiên, không phải như vậy, chúng vẫn có sự khác biệt lớn, cụ thể là khi gặp ác mộng, trẻ có thể nhớ lại một số điều từng thấy trong giấc mơ.
Nguồn gốc của ác mộng thường được xác định là do một sự kiện căng thẳng hoặc chấn thương mà trẻ đã trải qua gần đây hoặc hiện tại trẻ đang phải đối diện với nó. Các chương trình trên tivi, phim và sách rùng rợn cũng là nguyên nhân gây ra cơn ác mộng.
Mặt khác, nỗi kinh hoàng về đêm thường xảy ra ở giữa giai đoạn ngủ và thức. Trẻ có thể ngồi bật dậy và mở trừng trừng mắt. Trẻ có thể la hét, hoảng sợ, tình trạng này có thể kéo dài từ 10 – 30 phút tùy từng trẻ. Sau nỗi kinh hoàng, trẻ có thể ngủ lại mà không cần cha mẹ an ủi hay xoa dịu. Buổi sáng thức giấc, trẻ không còn nhớ bất cứ điều gì đã xảy ra.
Ác mộng ảnh hưởng đến tất cả mọi người nhưng nỗi kinh hoàng về đêm chỉ giới hạn ở khoảng 3% trẻ em trên toàn cầu. Hiện nay, ác mộng về đêm vẫn xảy ra với nhiều người trên toàn thế giới, không chỉ riêng độ tuổi trẻ em.
Tại sao trẻ sơ sinh lại gặp ác mộng?
Những giấc mơ và ác mộng của trẻ sơ sinh thường xảy ra trong giấc ngủ REM của trẻ (chuyển động mắt nhanh). Trong giai đoạn này, não bộ hoạt động tích cực, đôi mắt di chuyển nhanh chóng bên dưới mí mắt. Trẻ em và người lớn đều có thể bị co giật, giật mạnh và nói mớ.
Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi sẽ tiếp xúc với những tình huống, cảnh vật bên ngoài, lúc này bộ não của chúng cần thời gian để xử lý. Ngoài ra, chúng có trí tưởng tượng phong phú, sống động, chúng cũng đang đối diện với những nỗi sợ hãi như bóng tối, quái vật… Những yếu tố này kết hợp với nhau sẽ tạo tiền đề để tạo nên một cơn bão về những cơn kích thích lúc nửa đêm do những hoàn cảnh đáng sợ.
Chìa khóa giúp cha mẹ đối phó với những giấc mơ xấu và ngăn ngừa chúng trong giấc ngủ của trẻ là cho trẻ biết cơn ác mộng không có thật, những điều trong giấc mơ sẽ không thành hiện thực. Khi trẻ hiểu điều đó, tâm trí của trẻ sẽ được xoa dịu, trẻ sẽ ngủ ngon giấc hơn.
Làm thế nào để ngăn chặn những cơn ác mộng ở trẻ?
Để ngăn ngừa các cơn ác mộng xảy ra ở trẻ, cha mẹ có thể tham khảo và thực hiện những điều dưới đây:
- Lịch trình ngủ thường xuyên
Ác mộc cùng các triệu chứng rối loạn giấc ngủ khác có thể xảy ra khi trẻ thiếu ngủ hoặc không ngủ theo một thói quen nhất quán. Trẻ mới biết đi nên ngủ đủ 12 giờ mỗi đêm và tổng thời gian ngủ cả ngày khoảng 13-14 giờ. Tốt nhất, nên cho trẻ đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày để có một thói quen ngủ ổn định.
- Quy trình ngủ thư giãn
Khi đến giờ đi ngủ, bạn hãy để trẻ tuân theo một số thói quen nhất định trước, điều này sẽ giúp trẻ thư giãn và buồn ngủ, không lo lắng về những điều đáng sợ. Một lịch trình của trẻ có thể gồm: Thay quần áo ngủ, đánh răng, đọc truyện, chơi với thú bông và lên giường đi ngủ. Tùy theo từng bé mà cha mẹ có thể điều chỉnh các thói quen cho phù hợp.
- Môi trường ngủ tạo cảm giác an toàn
Cha mẹ có thể sử dụng đèn ngủ để tăng thêm cảm giác an toàn cho trẻ. Tuy nhiên, nên chọn đèn có ánh sáng vàng ấm áp, không chọn đèn có ánh sáng xanh sẽ làm trẻ mất ngủ. Giường ngủ nên thoải mái, nhiệt độ phòng phải phù hợp để trẻ ngủ ngon giấc.
Sau khi đóng cửa phòng ngủ, bạn cần giữ yên lặng để trẻ có thể chìm vào giấc ngủ mà không bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn. Bạn cũng có thể sử dụng các loại máy tạo tiếng ồn trắng để ngăn chặn những âm thanh từ bên ngoài, giúp trẻ ngủ ngon giấc hơn.
- Cho trẻ ngủ cùng với đồ chơi
Bạn có thể cho trẻ ngủ cùng với thú nhồi bông hoặc một số đồ chơi mà trẻ yêu thích, chúng sẽ làm cho trẻ cảm thấy an tâm hơn vì có bạn cùng nằm.
- Tránh cho trẻ xem phim và sách truyện đáng sợ
Trẻ con thường có xu hướng tìm hiểu về những thứ xung quanh xem điều gì có thật, điều gì giả tạo. Một bộ phim hoặc một quyển truyện đáng sợ có thể làm ảnh hưởng tâm trí của trẻ. Một số điều bạn chia sẻ với con trước khi đi ngủ như quái vật hay các thành phần đáng sợ khác đều có thể gây ra ác mộng cho trẻ.
- Tránh các trò chơi mang tính chất bạo lực
Những trò chơi có phần bạo lực ảnh hưởng đến cách trí óc xử lý thông tin ngay trước khi đi ngủ. Chính vì vậy, ngăn cản trẻ chơi các trò chơi bạo lực sẽ giúp trẻ không bị ám ảnh và không để các cơn ác mộng xảy ra.
Cách an ủi trẻ khi trẻ gặp ác mộng
Nếu những cơn ác mộng vẫn xảy ra, điều cha mẹ cần làm là bình tĩnh và áp dụng một số cách dưới đây để xoa dịu, an ủi trẻ.
- Đến bên trẻ một cách nhanh chóng
Khi trẻ gặp ác mộng và tỉnh giấc, cha mẹ nên có mặt ngay để an ủi trẻ. Giải thích cho trẻ hiểu những điều trong ác mộng không có thật là điều cần thiết, bạn có thể an ủi rằng bạn vẫn luôn ở bên cạnh để bảo vệ trẻ an toàn nhất.
- Lắng nghe câu chuyện của trẻ
Bạn nên để trẻ kể ra những gì đã xảy ra, điều này sẽ có ích với trẻ. Khi trẻ cho bạn biết những gì chúng nhìn thấy trong ác mộng, bạn sẽ tìm ra cơ hội để tìm ra điều đó có trong thế giới thực hay không, đó có phải nguyên nhân khiến trẻ bị ám ảnh không, từ đó có cách can thiệp và điều chỉnh phù hợp.
- Ghi nhớ những gì đã xảy ra
Bạn cần nhắc nhở con những cơn ác mộng không có thật nhưng điều đó không có nghĩa là bạn gạt bỏ hoàn toàn những gì mà trẻ đã trải qua. Bạn có thể nói với trẻ rằng bạn cũng từng gặp những cơn ác mộng như thế, điều đó giúp trẻ hiểu rằng những gì đang xảy ra thật sự bình thường vì ai cũng từng trải qua.
- An ủi trẻ
Đừng bỏ mặc con của bạn sau khi chúng vừa gặp cơn ác mộng. Bạn nên âu yếm, ôm ấp hoặc trao những cái hôn ấm áp để trẻ cảm thấy an toàn. Bạn nên làm điều này ngay trong phòng ngủ của trẻ, điều này giúp trẻ cảm thấy phòng ngủ của mình an toàn và trẻ sẽ tiếp tục ngủ ở phòng của mình như một thói quen.
- Chuyển hướng trí tưởng tượng của trẻ
Sau cơn ác mộng, trẻ có thể hình dung về những điều tồi tệ nhất. Bạn có thể điều hướng trí tưởng tượng của trẻ theo một hướng tích cực, biến nó thành một trò chơi chẳng hạn.
- Thắp sáng đèn cho trẻ
Nếu con sợ bóng tối, một chiếc đèn ngủ sẽ giúp bé cảm thấy yên tâm hơn. Cha mẹ cũng có thể để cửa phòng ngủ hé một chút để trẻ cảm thấy an toàn. Khi chọn đèn, nên chọn đèn có cường độ ánh sáng vừa phải, không sáng quá mức sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ.
- Giúp trẻ chìm vào giấc ngủ
Mặc dù trẻ chưa sẵn sàng để ngủ nhưng trẻ cần được nghỉ ngơi, bạn cũng vậy. Vì vậy, sau khi đã an ủi và trấn an được trẻ, bạn hãy đưa cho con một món đồ chơi hoặc gấu bông mà chúng yêu thích để chúng có thể ngủ lại nhanh chóng.
Trên đây là một số thông tin về vấn đề trẻ gặp ác mộng, cách phòng tránh những cơn ác mộng và cách để cha mẹ xoa dịu trẻ khi ác mộng xảy ra. Mong bằng bài viết sẽ có ích với bạn, giúp bạn có thể xử lý tốt nhất khi ác mộng xảy ra với con của mình.
Nguồn tham khảo: https://www.sleepadvisor.org/toddler-nightmares/
SubScribe
Subcribe ngay để nhận những thông tin bổ ích về sức khoẻ giấc ngủ và hàng ngàn ưu đãi mua nệm chăn ga gối mỗi ngày.