Chứng nói mớ khi ngủ có tên gọi khoa học là Somniloquy. Thông thường, những lời mà người ngủ nói mớ, nói sảng tạo ra không có ý nghĩa và người ngủ cũng hoàn toàn không nhận thức được bản thân họ đang nói chuyện trong khi ngủ. Mặc dù tật ngủ nói mớ không gây hại cho sức khỏe nhưng nó ảnh hưởng đến giấc ngủ người nằm cạnh và cả tâm lý của người ngủ nói mớ. Trong bài viết sau đây, hãy cùng Sleep.vn đi tìm hiểu nguyên nhân gây ra chứng nói mớ khi ngủ và cách khắc phục tình trạng này. Cùng bắt đầu nhé!
Nguyên nhân gây ra ngủ nói mớ, nói sảng
Ngủ nói mơ (somniloquy) thường xuất hiện trong giai đoạn mắt chuyển động nhanh (REM) của chu kỳ ngủ và xảy ra với bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi nào. Người ngủ nói mơ, nói sáng có thể chỉ nói vài từ vô nghĩa trong một đêm hoặc nói rất nhiều, nói không kiểm soát, thậm chí la hét. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây ra chứng ngủ mớ:
Nói mớ do rối loạn hành vi giấc ngủ REM
Chu kỳ giấc ngủ được chia làm 2 giai đoạn chính: NREM (Non Rapid Eye Movement/ giấc ngủ không chuyển động mắt nhanh) và REM (Rapid eye movement/ giấc ngủ có chuyển động mắt nhanh), trong đó giai đoạn giấc ngủ REM chỉ chiếm 20 – 25% tổng thời gian ngủ. Đây là thời gian “bận rộn” của não bộ với các đặc điểm sinh lý đặc trưng là con ngươi đảo nhanh, huyết áp tăng, nhịp tim tăng và hoạt động của sóng não nhanh. Đây cũng là thời điểm quan trọng nhất của giấc ngủ, cơ thể càng dành nhiều thời gian ở trong giai đoạn này thì chất lượng giấc ngủ càng tốt.
Trong giai đoạn REM, cơ thể vẫn ở trạng thái nghỉ ngơi, gần như tê liệt do cơ bắp được thư giãn hoàn toàn. Chính vì thế mà chúng ta không thể di chuyển, cử động giống như nội dung trong giấc mơ. Nhưng nếu bạn mắc chứng Rối loạn hành vi khi ngủ REM (RBD) thì rất có thể bạn sẽ vô thức làm theo giấc mơ trong cả đời thực bao gồm nói chuyện, khóc lóc và thậm chí mộng du.
Nói mớ do mắc hội chứng kinh hoàng giấc ngủ
Chứng kinh hoàng khi ngủ thường xảy ra với trẻ em, nhưng cũng có thể xảy ra với người trưởng thành. Khi hội chứng này diễn ra, người ngủ sẽ trải qua những giấc mơ siêu thực, không chỉ nói mớ mà họ còn có thể la hét, khóc lóc hoặc đập phá đồ đạc. Thông thường, người mắc hội chứng giấc ngủ kinh hoành sẽ không nhớ được nội dung giấc mơ hoặc những gì đã xảy trong khi đó.
Nói mớ do rối loạn sức khỏe tâm thần
Rối loạn sức khỏe tâm thần cũng có mối liên hệ mật thiết đến chứng nói mớ somniloquy. Nhiều nghiên cứu cho thấy một người có các dấu hiệu không ổn định về tâm lý hoặc đang trong quá trình điều trị tâm lý thường ngủ nói mớ, nói sảng nhiều hơn so với người bình thường. Theo lý giải của nhiều chuyên gia, nguyên nhân có thể là do sự rối loạn của hoạt động não bộ.
Tác dụng phụ của thuốc
Nếu bạn đột nhiên phát hiện ra trong thời gian gần đây mình bắt đầu nói mớ khi ngủ thì trước hết, hãy kiểm tra lại các đơn thuốc điều trị mà bạn đang sử dụng vì có một số loại thuốc tiềm ẩn tác dụng phụ gây ra chứng nói mớ Somniloquy. Tuy vậy, việc xác định chính xác loại thuốc nào gây nên chứng nói mớ rất khó, vì vậy, hãy tham khảo lời khuyên của bác sĩ để điều chỉnh loại thuốc và liều lượng phù hợp.
Nói mớ do sốt
Nói mớ, nói sảng khi bị sốt là một hiện tượng tương đối phổ biến. Nguyên nhân là bởi cơ thể và não bộ trở nên kiệt sức vì phải dùng hết năng lượng và nguồn lực quan trọng để tăng cường hệ thống miễn dịch. Cùng với đó, khả năng nhận thức của não bộ bị suy yếu đáng kẻ, người bệnh không còn tỉnh táo để nhận biết mình đang bị nói mớ, nói sảng.
Lạm dụng chất gây nghiện
Rượu, bia, thuốc lá cũng có thể gây ra tình trạng ngủ mớ. Một số người thường có thói quen làm vài ly trước khi ngủ để dễ vào giấc hơn. Mặc dù các chất cồn có thể giúp buồn ngủ và vào giấc nhanh hơn bình thường nhưng chất lượng giấc ngủ kém hơn và dễ gây ra rối loạn giấc ngủ như nói mớ, nói sảng, mộng du,… Bên cạnh đó, bia rượu còn gây ra các cơn đau đầu, nôn mửa sau một đêm ngủ dậy.
Ngoài ra, một số loại thuốc cũng có tác dụng tương tự như việc sử dụng chất kích thích, về lâu dài, chúng có thể gây ra các rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng, làm xáo trộn nhịp sinh học bên trong cơ thể khiến bạn dễ bị nói mớ, nói sảng khi ngủ hơn.
Thiếu ngủ
Mất ngủ hoặc ngủ không đủ giấc cũng có thể dẫn đến chứng Somniloquy. Các nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng những người không nghỉ ngơi đủ sẽ gặp khó khăn trong việc di chuyển qua lại giữa các giai đoạn của chu kỳ giấc ngủ. Cụ thể, bạn có thể mất nhiều thời gian hơn để kết thúc giai đoạn REM. Kết quả những người mắc chứng rối loạn giấc ngủ dạng này gặp nhiều khó khăn khi thức dậy, bạn không hoàn toàn tỉnh tảo, cảm thấy uể oải kéo dài, mơ màng nói sảng.
Nói mớ do yếu tố di truyền
Yếu tố di truyền cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc gây nên tình trạng ngủ nói mớ. Nếu một thành viên trong gia đình bạn có thói quen ngủ nói mớ thì xác xuất con cái của người đó ngủ nói mớ là rất cao.
Mẹo cải thiện chứng ngủ mớ nhanh chóng
Ngủ đủ giấc
Thống kê cho thấy, số người mất ngủ gặp tình trạng ngủ nói mơ, nói sảng có tỉ lệ cao hơn so với người ngủ đủ giấc. Nguyên nhân là do khi thiếu ngủ hoặc mất ngủ, não bộ không được nghỉ ngơi hoàn toàn. Trạng thái căng thẳng khiến tiềm thức bị đánh thức một phần gây ra tình trạng mới mơ. Như vậy, để hạn chế ngủ nói mớ, cách đơn giản nhất là ưu tiên dành từ 7-8 tiếng một ngày cho giấc ngủ và duy trì nhịp ngủ – thức đều đặn, chẳng hạn như ngủ lúc 11h giờ khuya và thức dậy vào 7h sáng hôm sau.
Giải tỏa căng thẳng
Căng thẳng trong cuộc sống cũng có thể gây ra chứng nói mớ. Nếu bạn không thể thư giãn trước giờ đi khi ngủ, những muộn phiền đó sẽ theo bạn vào trong giấc ngủ, gây căng thẳng thần kinh. Khi đó, cơ thể sẽ sản sinh ra các hormone như cortisol, norepinephrine,… kích thích não hoạt động nhiều, làm rối loạn chu kỳ giấc ngủ và dẫn đến tình trạng mớ. Chính vì thế, đừng bao giờ ôm cơn giận đi ngủ. Bạn có thể tìm đến các liệu pháp giải tỏa tâm lý như thiền, yoga,… để giải tỏa cảm xúc tiêu cực.
Hạn chế Caffeine và Rượu
Bên cạnh cafe, rượu, bia, thuốc lá, những thức ăn nhiều dầu mỡ hoặc quá cay cũng có thể gây ra tình trạng ngủ nói mớ, thâm chí mộng du. Bên cạnh đó, việc ăn uống quá gần giờ đi ngủ cũng gây khó khăn cho việc vào giấc và tạo áp lực nặng nề lên hệ thống tiêu hóa. Theo lời khuyên của các chuyên gia sức khỏe, người thường ngủ nói mớ không nên ăn tối sau 7 giờ, đặc biệt là sử dụng các loại thực phẩm quá cay, nhiều dầu mơ..
Thăm khám bác sĩ
Nếu tình trạng ngủ nói sảng không thuyên giảm dù đã áp dụng nhiều biện pháp và chúng gây nhiều phiền toái cho cuộc sống của bạn thì lời khuyên của Sleep.vn là bạn nên tìm kiếm lời khuyên của bác sĩ có chuyên môn. Chẳng hạn, một số loại thuốc bạn đang dùng có thể là nguyên nhân cốt lõi của vấn đề, bác sĩ có thể thay đổi toa thuốc hoặc đưa ra danh sách các loại thực phẩm hoặc hoạt động cần tránh trước giờ đi ngủ để hạn chế tình trạng nói mớ. Vì mỗi người là một cá thể riêng biệt nên lời khuyên của mỗi bác sĩ với từng bệnh nhân đều khác nhau nên đừng ngần ngại dành thời gian để đến bệnh viện thăm khám bạn nhé!
Xây dựng thói quen lành mạnh hơn
Cách tốt nhất để loại bỏ triệt để chứng ngủ nói sảng là bắt đầu xây dựng các thói quen tốt trước khi đi ngủ, hay còn được gọi là vệ sinh giấc ngủ. Chẳng hạn như:
- Duy trì nhịp ngủ – thức đều đặn, ví dụ ngủ lúc 11 giờ và thức dậy lúc 7h mỗi ngày, kể cả cuối tuần.
- Tránh sử dụng các thiết bị điện tử ít nhất 1 giờ trước khi ngủ, thay vào đó, bạn có thể đọc sách, thiền hoặc nghe nhạc.
- Không ăn quá no trước khi ngủ
- Không tập thể quá sát giờ đi ngủ
Trên đây là các thông tin liên quan đến chứng nói mớ khi ngủ, nguyên nhân và cách chữa trị dứt điểm. Chúc bạn áp dụng thành công và sớm “tạm biệt” được tật ngủ nói sảng đáng ghét này nhé!
Nguồn tham khảo: https://www.sleepadvisor.org/talking-in-your-sleep/
SubScribe
Subcribe ngay để nhận những thông tin bổ ích về sức khoẻ giấc ngủ và hàng ngàn ưu đãi mua nệm chăn ga gối mỗi ngày.