Cơn ngủ kịch phát là gì? Triệu chứng và dấu hiệu của cơn ngủ kịch phát

Cơn ngủ kịch phát là một bệnh mãn tính mà rất nhiều đang gặp phải hiện nay, gây ra không ít khó khăn trong đời sống và sinh hoạt của người bệnh. Vậy cơn ngủ kịch phát là gì? Triệu chứng và dấu hiệu của cơn ngủ kịch phát như thế nào? Hãy để Sleep giúp bạn tìm hiểu căn bệnh này ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Cơn ngủ kịch phát là gì?  

Cơn ngủ kịch phát không còn là một loại bệnh lý xa lạ gì với con người hiện nay, nhất là khi đời sống ngày càng phát triển, việc thiếu ngủ dường như xảy ra rất phổ biến. Mặc dù vậy, không phải ai cũng biết cơn ngủ kịch phát là gì? Cũng như những độ tuổi nào có thể là bệnh nhân của loại bệnh lý này? Cùng giải đáp những vấn đề này dưới đây nhé.

Định nghĩa cơn ngủ kịch phát

Cơn ngủ kịch phát là cơn bệnh mãn tính, khi đó người bệnh có thể buồn ngủ ở bất kỳ thời điểm nào và bất kỳ đâu mà không thể kiểm soát được, bất kể là họ đã ngủ bao nhiêu giờ trong một ngày. Mặc dù, người bệnh sẽ cảm thấy khỏe khoắn hơn khi ngủ khoảng 10-15 phút trong cơn buồn ngủ. Thế nhưng, điều này sẽ nhanh chóng biến mất và họ dần dần bắt đầu buồn ngủ trở lại. 

Cơn ngủ kịch phát là gì
Cơn ngủ kịch phát là một loại bệnh lý phổ biến, xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào ở bất kỳ đâu

Những cơn ngủ kịch phát có thể diễn ra khi bạn đang lái xe, làm việc hoặc ngay cả lúc trò chuyện. Đây được xem là một bệnh kéo dài cả đời mà không hề có thuốc chữa. Tuy nhiên, nếu có thể tạo xây dựng được một lối sống lành mạnh, kết hợp với các phương pháp điều trị đúng cách, thì bạn vẫn có thể kiểm soát được tình trạng trên.

Ai có thể mắc cơn ngủ kịch phát

Tất cả mọi người đều có thể mắc cơn ngủ kịch phát. Trong đó, phổ biến nhất là ở những người từ 15 – 30 tuổi. Tuy nhiên, để được chẩn đoán chính xác bạn có mắc phải cơn ngủ kịch phát hay không, thì tốt hơn hết là bạn cần đến ngay các trung tâm y tế hoặc bệnh viện gần nhất để được các bác sĩ tư vấn và điều trị.

nguy cơ mắc phải cơn ngủ kịch phát
Mọi lứa tuổi đều có nguy cơ mắc phải cơn ngủ kịch phát cho dù là người già hay trẻ em

Các triệu chứng và dấu hiệu của cơn ngủ kịch phát

Một số dấu hiệu rõ nhất của bệnh cơn ngủ kịch phát đó là:

  • Cảm thấy buồn ngủ cực độ cả ngày: tình trạng này sẽ kéo dài khoảng vài phút và thường xuất hiện sau khi ăn xong, hoặc lúc bạn đang trò chuyện cùng một ai đó.
  • Trình trạng yếu cơ một phần hay hoàn toàn (mất trương lực): bạn không thể kiểm soát vận động của chân và tay. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, đôi khi bạn còn có thể bị té ngã hoặc tê liệt khoảng vài phút.
  • Ảo giác: bạn nghe hoặc thấy được những sự việc không hề tồn tại. Tình trạng này có thể xảy ra trong lúc ngủ hoặc ngay sau khi tỉnh dậy.
  • Bóng đè: xảy ra khi bạn không thể cử động được chân tay trong lúc ngủ hay trước khi tỉnh dậy. Tình trạng này có thể kéo dài trong khoảng vài giây hoặc đến 15 phút.
bệnh lý cơn ngủ kịch phát
Một số dấu hiệu của bệnh lý cơn ngủ kịch phát dễ dàng nhận biết được nhất

Một số nguyên nhân dẫn đến cơn ngủ kịch phát

Trên thực tế, nguyên nhân gây ra cơn ngủ kịch phát vẫn là một ẩn số lớn. Tuy nhiên, những người mắc phải căn bệnh này có một điểm chung đó là nồng độ Hypocretin thấp. Đây chính là chất giúp kích thích sự tỉnh táo ở con người. 

Mặc dù chưa có một nghiên cứu nào có thể chỉ ra nguyên nhân khiến Hypocretin ở não bị giảm sút. Tuy nhiên, các chuyên gia nghi ngờ điều này đến từ việc phản ứng tự miễn. Không chỉ vậy, cơn ngủ kịch phát cũng có thể xuất phát từ tiền sử của gia đình. Một số nhà khoa học đã tìm thấy gen liên quan đến bệnh này được di truyền cho đời sau.

Nguyên nhân gây ra cơn ngủ kịch phát
Nguyên nhân gây ra cơn ngủ kịch phát vẫn chưa được báo cáo một cách chính xác

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc cơn ngủ kịch phát

Có rất nhiều yếu tố có khả năng làm tăng nguy cơ mắc cơn ngủ kịch phát, bao gồm:

  • Bệnh lý hệ thần kinh
  • Chấn thương não
  • Di truyền.

Đặc biệt, không có các yếu tố gây bệnh không có nghĩa là bạn không có nguy cơ mắc bệnh. Những dấu hiệu được liệt kê ở trên chỉ mang tính chất tham khảo. Do đó, để biết chính xác mình có mắc phải bệnh này hay không, thì không có cách nào khác ngoài việc bạn cần sự chẩn đoán chuyên sâu của các bác sĩ trong ngành. 

mắc bệnh cơn ngủ kịch phát
Một số yếu tố khiến bạn dễ mắc bệnh cơn ngủ kịch phát hơn so với thông thường

Hướng dẫn điều trị cơn ngủ kịch phát

Hiện tại, vẫn chưa có cách nào có thể điều trị dứt điểm hoàn toàn cơn ngủ kịch phát. Bác sĩ chỉ có thể kê đơn để giúp bạn giảm thời gian ngủ vào ban ngày. Đồng thời đảm bảo cho giấc ngủ vào ban đêm của bạn được sâu hơn. Ngoài ra, đôi khi bạn cũng sẽ được bác sĩ cho sử dụng một số loại thuốc chống trầm cảm để giảm các triệu chứng như bóng đè hay ảo giác.

Ngoài ra, những phương án như tập thể dục, tránh rượu bia, thức uống có cồn,… cũng sẽ giúp cơn ngủ kịch phát bớt nghiêm trọng hơn.

Một số kỹ thuật y tế giúp chẩn đoán cơn ngủ kịch phát

Trong trường hợp bạn nghi ngờ mình mắc phải cơn ngủ kịch phát, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ chẩn đoán. Lúc này, các bác sĩ sẽ khám lâm sàng và hỏi bạn về cách mà căn bệnh này diễn ra với cơ thể. 

Không những vậy, một số kỹ thuật y tế có thể được sử dụng trong việc chẩn đoán bệnh cơn ngủ kịch phát như:

  • Thử máu: nhằm xác định xem có những bệnh lý nào khác trong cơ thể, đang làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn hay không.
  • Chụp ECG hay chụp EEG.
  • Xét nghiệm di truyền: kiểm tra xem có sự xuất hiện của gen di truyền nào gây ra căn bệnh cơn ngủ kịch phát này hay không.
kỹ thuật y tế phát hiện cơn ngủ kịch phát
Có một số kỹ thuật y tế giúp bạn phát hiện ra cơn ngủ kịch phát một cách chính xác

Những thói quen giúp điều trị cơn ngủ kịch phát hiệu quả

Như đã nói ở trên, mặc dù cơn ngủ kịch phát không có cách để điều trị hiệu quả. Thế nhưng, bạn vẫn có thể hạn chế được các triệu chứng của bệnh này thông qua một số thói quen như sau:

  • Uống thuốc theo đơn kê của bác sĩ chẩn đoán.
  • Để cơ thể nghỉ ngơi một cách đều đặn.
  • Bạn cần đi ngủ và thức dậy đúng giờ mỗi ngày. Cần cố gắng ngủ ít nhất 7 tiếng đồng hồ/ngày.
  • Tập thể dục thường xuyên vào ban ngày.
  • Không hút thuốc, sử dụng rượu, các chất có cồn và các loại thức uống chứa chất caffeine.
triệu chứng của cơn ngủ kịch phát
Bạn vẫn có thể làm giảm các triệu chứng của cơn ngủ kịch phát bằng cách thay đổi thói quen

Cơn ngủ kịch phát mặc dù không gây hại quá lớn đến sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh. Thế nhưng, căn bệnh này lại mang đến không ít phiền phức cho bạn trong đời sống hằng ngày. Do đó, nếu nghi ngờ mình đang có một trong những dấu hiệu của cơn ngủ kịch phát thì tốt hơn hết là bạn nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và tư vấn sớm nhất. 

Qua bài viết trên bạn đã biết cơn ngủ kịch phát là gì cũng như làm thế nào để hạn chế được các triệu chứng của bệnh này hay chưa? Hy vọng sau những thông tin mà Sleep chia sẻ, bạn đã có thể kiểm soát được các cơn buồn ngủ không mong muốn mỗi ngày. Để từ đó, có được một sức khỏe tốt nhất khi tham gia các hoạt động trong học tập và làm việc.

Nguồn tham khảo: https://hellobacsi.com/giac-ngu/roi-loan-giac-ngu/con-ngu-kich-phat/ 

SubScribe

Subcribe ngay để nhận những thông tin bổ ích về sức khoẻ giấc ngủ và hàng ngàn ưu đãi mua nệm chăn ga gối mỗi ngày.