Làm thế nào để tạo thói quen đi ngủ cho bé?

Giấc ngủ có vai trò đặc biệt quan trọng tới chặng đường lớn khôn của trẻ. Do đó một thói quen đi ngủ tốt sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện của con. Tuy nhiên làm thế nào để xây dựng được thói quen đi ngủ cho trẻ? Nếu bạn cũng đang có thắc mắc này thì bài viết dưới đây chính là câu trả lời dành cho bạn.

Thói quen đi ngủ của bé quan trọng như thế nào?

Tạo lập một thói quen đi ngủ bằng việc xây dựng một danh sách những công việc con cần phải làm trước khi ngủ mỗi tối là chìa khóa vàng giúp cho giấc ngủ của con được đảm bảo về chất lượng và tăng cường sức đề kháng, đồng thời giúp phụ huynh dễ dàng quản lý trẻ.

Thực hiện thói quen đi ngủ lành mạnh và đều đặn cho con có điều kiện phát triển khoẻ mạnh về thể chất cũng như tinh thần. Bởi giấc ngủ có vai trò rất quan trọng đặc biệt là ở trẻ em.

Thói quen đi ngủ của trẻ
Thói quen đi ngủ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của bé

Bên cạnh đó, khi con hình thành được những thói quen này, cha mẹ cũng không cần quá áp lực với việc phải theo sát và hướng dẫn con hàng ngày. Đến một lúc nào đó, các bé có thể tự mình thực hiện mà không cần cha mẹ giúp đỡ. Việc này vừa giúp con tự lập hơn, sống có nề nếp hơn vừa giúp các bậc phụ huynh giảm căng thẳng.

Ngược lại, chuyện gì sẽ xảy ra nếu thói quen đi ngủ không được hình thành? Khi đó, giờ ngủ của con có thể không được đảm bảo, trẻ rất dễ ngủ không đủ giấc và điều này sẽ gây ra gián đoạn trong việc học tập, gây rắc rối cho hành vi và tâm lý của trẻ. Nếu tình trạng này không được cải thiện ở độ tuổi trưởng thành, thì đây có thể là nơi tiềm ẩn các nguy cơ mắc một số bệnh như tăng huyết áp, béo phì, tiểu đường khởi phát ở tuổi trưởng thành và trầm cảm.

Làm thế nào để tạo thói quen đi ngủ cho bé?

Việc tạo thói quen không phải là việc có thể thực hiện trong một sớm một chiều, nhất là với các bé hiếu động, ham vui, thích được làm điều mình yêu. Do đó, các cha mẹ cần phải kiên trì và có sự nhẫn nại với con. Thời gian đầu, cha mẹ có thể đồng hành cùng con thực hiện những công việc sau đây.

Chọn giờ đi ngủ dựa trên thời gian thức dậy của trẻ

Schneeberg – chuyên gia phân tích giấc ngủ và hành vi của trẻ cho rằng: Cha mẹ sẽ biết con của họ ngủ có đủ giấc hay không. Nếu những đứa trẻ cần được đánh thức thì có nghĩa chúng chưa có một giấc ngủ trọn vẹn và ngược lại.

Do đó, cha mẹ nên theo dõi tình trạng giấc ngủ của con và dựa vào giờ thức giấc của bé để quyết định giờ đi ngủ hợp lý nhất. Nếu bé cần phải ngủ 10 tiếng đồng hồ và phải thức dậy vào 8 giờ sáng hôm sau thì muộn nhất là 22h bé đã phải chìm vào giấc ngủ của mình.

Tuy nhiên, cha mẹ cần phải nghiêm khắc giờ đi ngủ và giờ thức dậy của bé trong mọi ngày bất kể có phải là cuối tuần hay không. Có như vậy mới giúp bé nhanh chóng hình thành được thói quen tốt này.

Thiết lập giờ đi ngủ của bé
Thiết lập giờ đi ngủ dựa trên thời gian thức dậy của bé

Dỗ bé ngủ trước khi bé có dấu hiệu mệt mỏi

Khi trẻ bắt đầu có dấu hiệu mệt mỏi chẳng hạn như ngáp hoặc dụi mắt, cha mẹ cần nhanh chóng cùng con thực hiện các thói quen trước khi ngủ để tránh bé chuyển sang giai đoạn quá buồn ngủ và thiếu tỉnh táo. Hãy cố gắng duy trì các hoạt động với con một cách nhanh nhất để bé nhận thức được rằng dù là trong bất kỳ hoàn cảnh nào thì những thói quen này cũng không được bỏ.

dỗ bé ngủ
Trước khi bé cảm thấy mệt mỏi, cha mẹ cần dỗ bé ngủ

Đặt “giới nghiêm công nghệ” và tránh các trò chơi điện tử, điện thoại di động và xem tivi

Ở giai đoạn này, các loại thiết bị điện tử có sức hấp dẫn đặc biệt với con, do đó các bạn nhỏ thường bị sa đà vào những cám dỗ ấy và quên đi việc đã đến giờ phải đi ngủ. Như vậy, cha mẹ cần thống nhất với con và đưa ra quy định nghiêm khắc về việc cho con sử dụng những thiết bị điện tử này.

Tác hại của những thiết bị này không chỉ dừng lại ở đó. Các chuyên gia về giấc ngủ khuyên bạn nên tránh những thứ làm ức chế hoặc làm giảm melatonin, bao gồm cả ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị như TV, iPad và điện thoại. Bởi ánh sáng xanh có thể kích thích võng mạc và tạo ra sự tỉnh táo, đồng thời làm cho hormone buồn ngủ giảm đi.

mức độ sử dụng thiết bị điện tử của con
Cha mẹ cần quy định nghiêm ngặt về mức độ sử dụng thiết bị điện tử của con

Vì vậy, cha mẹ không nên cho con sử dụng quá nhiều thiết bị này và đặc biệt là trước giờ đi ngủ. Hãy buộc lũ trẻ ngưng sử dụng chúng trước giờ đi ngủ 30 phút để cơ thể và giấc ngủ của con không bị những ảnh hưởng tiêu cực.

Kiểm soát ánh sáng trong phòng ngủ của con

Ánh sáng dễ tạo chú ý cho bé, chúng làm ức chế dây thần kinh sản sinh hormone buồn ngủ và vì vậy bé dễ bị trằn trọc khó ngủ. Do đó, để con không bị ánh sáng làm phiền, cha mẹ nên tắt điện vào ban đêm và đóng kín cửa, kéo rèm vào ban ngày. 

Đối với những đứa trẻ thích bật đèn sáng, cha mẹ có thể chuẩn bị cho con những sản phẩm đèn ngủ ngộ nghĩnh, hợp với lứa tuổi của bé. Lưu ý nên chọn những thiết bị có độ sáng vừa phải. 

Cùng con đọc sách trước khi ngủ

Đọc sách, đọc truyện giúp trẻ đi vào giấc ngủ một cách tự nhiên và ngủ ngon hơn. Ở độ tuổi này, các bé thường có nhu cầu khám phá thế giới và tỏ ra hiếu kỳ với vạn vật, những quyển sách lúc này sẽ mở ra thế giới cho con và cha mẹ đóng vai trò là người bạn đồng hành, cùng con khám phá những điều mới mẻ. 

Để biết sở thích của con và chọn đúng sách mà con muốn, cha mẹ hãy theo dõi và hiểu tính cách của bé. Việc chọn đúng cuốn sách mà con thích sẽ giúp con lắng nghe hơn, được thư giãn tốt hơn và cũng có một giấc ngủ sâu hơn.

Cùng con đọc sách trước khi ngủ
Cùng con đọc sách trước khi ngủ để tạo thói quen đi ngủ cho bé

Vỗ về con

Hơn tất cả, tình yêu thương của cha mẹ chính là liều thuốc tốt nhất giúp trẻ quên đi mệt mỏi và lo lắng. Bé sẽ có cảm giác an toàn, thoải mái tối đa khi được ở trong vòng tay bố mẹ. Do đó, sự ôm ấp, vỗ về của bạn đặc biệt quan trọng với chất lượng giấc ngủ của con, không bị giật mình, hoảng sợ. Dù bận rộn đến đâu, cha mẹ vẫn phải luôn dành thời gian cho con nhé.

Bé yêu thích cảm giác an toàn
Bé yêu thích cảm giác an toàn

Khuyến khích bé tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên có tác dụng nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần cho con. Tuy nhiên, chúng ta cần phải cân đối với tình trạng thể lực của bé để quyết định bài tập và cường độ tập cho con.

Một lưu ý quan trọng rằng, những bài tập chỉ nên được diễn ra vào ban ngày, thời điểm thích hợp nhất là vào buổi sáng. Hạn chế để trẻ vận động mạnh vào khoảng 2-3 giờ trước khi ngủ.

Khuyến khích bé tập thể dục mỗi ngày
Khuyến khích bé tập thể dục mỗi ngày

Không để trẻ ăn quá nhiều

Trước khi đi ngủ, cha mẹ không nên để con ăn quá nhiều bởi điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu và dẫn đến ngủ không ngon giấc. Bên cạnh đó, đây cũng là lý do dẫn đến nhiều dấu hiệu tiêu cực của sức khỏe. Một khẩu phần ăn nhẹ nhàng sẽ là sự lựa chọn lý tưởng trong thời điểm này. Với chế độ ăn này bé sẽ không bị đói và phải thức giấc giữa đêm đồng thời đủ để trẻ cảm thấy dễ chịu, yên tâm thường thức giấc ngủ của mình. 

Những dấu hiệu cho thấy bé có vấn đề về giấc ngủ

Nếu con bạn đang thường xuyên phải đối mặt với những biểu hiện sau đây thì rất có thể trẻ đang trải qua những khoảnh khắc tồi tệ và làm ảnh hưởng trầm trọng tới chất lượng giấc ngủ. Hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu tình trạng không thể cải thiện.

  • Bé khó đi vào giấc ngủ, thời gian trằn trọc kéo dài trên 20 phút
  • Bé không chịu đi ngủ, sợ ngủ
  • Thường xuyên thức giấc giữa đêm và không rõ lý do
  • Bé không thể tự ngủ lại
  • Thở mạnh, thỉnh thoảng ngưng thở khi ngủ
  • Bé cảm thấy khó thở hoặc thở bằng miệng
 bé có vấn đề về giấc ngủ
Những dấu hiệu cho thấy bé có vấn đề về giấc ngủ

Tạo lập thành công cho con những thói quen đi ngủ trên là cha mẹ đã mang đến cho con những giấc ngủ chất lượng nhất cùng một trạng thái sức khỏe, tinh thần tuyệt vời. Hãy bắt đầu đồng hành cùng con ngay từ hôm nay nhé. 

Nguồn tham khảo:

  • https://www.sleep.com/sleep-health/kids-bedtime
  • https://sonno.vn/tao-thoi-quen-ngu-cho-be-chuyen-khong-he-kho-102/
  • http://hoihendumdlstphcm.org.vn/index.php/kien-thuc-y-khoa/447-giac-ngu-lanh-manh-o-tre-em

 

SubScribe

Subcribe ngay để nhận những thông tin bổ ích về sức khoẻ giấc ngủ và hàng ngàn ưu đãi mua nệm chăn ga gối mỗi ngày.