Thế nào là rối loạn giấc ngủ không thực tổn? Nguyên nhân rối loạn giấc ngủ không thực tổn

Rối loạn giấc ngủ không thực tổn với một số biểu hiện rõ ràng nhất như mất ngủ, dẫn đến ngủ nhiều, mộng du và đi kèm với đó là những lo lắng, sợ hãi. Thông thường tình trạng này sẽ thường xảy ra với những người làm ca đêm. Vậy thế nào là rối loạn giấc ngủ không thực tổn? Những nguyên nhân chủ yếu nào gây ra tình trạng trên. Hãy cùng Sleep tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây nhé!

Rối loạn giấc ngủ không thực tổn là bệnh gì?

Rối loạn giấc ngủ không thực tổn là tình trạng người bệnh khó đi vào giấc ngủ, xảy ra vô cùng phổ biến trong đời sống hiện đại ngày nay. Trung bình, mỗi người lớn sẽ cần từ 7 – 8 tiếng để ngủ mỗi đêm, thời gian này sẽ dài hơn ở trẻ em. Thế nhưng, ở những người rối loạn giấc ngủ thì thời gian ngủ sẽ dài hoặc ngắn hơn so với bình thường, đi kèm với nó là những triệu chứng như khó đi vào giấc ngủ hay không thể ngủ sâu giấc.

tình trạng rối loạn giấc ngủ không thực tổn
Rối loạn giấc ngủ không thực tổn khá phổ biến hiện nay

Những người bị mắc rối loạn giấc ngủ không thực tổn thường cảm thấy mệt mỏi, khó chịu vì không thể ngủ đủ giấc. Đặc biệt, tình trạng này lại càng nghiêm trọng hơn với những người làm ca đêm.

Không chỉ vậy, với những người mắc rối loạn này, họ đôi khi vẫn cảm thấy buồn ngủ cho dù đã ngủ đủ giấc. Nếu cứ mãi duy trì tình trạng trên thì rất dễ làm người bệnh cảm thấy mệt mỏi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống hằng ngày.

Nguyên nhân rối loạn giấc ngủ không thực tổn

Một số nguyên nhân chủ yếu gây ra rối loạn giấc ngủ không thực tổn đó là:

  • Những bệnh lý tim mạch như suy tim… bệnh lý liên quan đến đường hô hấp và các bệnh lý về nội tiết như hạ đường huyết, cushing,…
  • Hội chứng ngưng thở khi ngủ.
  • Những tổn thương của hệ thần kinh.
  • Lão hóa của tuổi già.
  • Các thay đổi về môi trường sống.
  • Căng thẳng, stress,…
  • Rối loạn tâm thần hay rối loạn khí sắc.

Một số dạng rối loạn giấc ngủ không thực tổn

Mất ngủ không thực tổn

Mất ngủ không thực tổn là tình trạng người bệnh không thể đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc. Thời gian ngủ ít hơn 5 tiếng/ngày, trong khoảng trên 1 tháng.

Mất ngủ không thực tổn 
Mất ngủ không thực tổn khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi

Tình trạng này xuất hiện không phải là do các bệnh lý về tim mạch, hô hấp hay tiết niệu,… cũng không phải vì hóa chất hay việc sử dụng thuốc. Ngoài ra, tình trạng này cũng không phải là biểu hiện của bệnh tâm thần.

Rối loạn giấc ngủ không thực tổn vì ngủ nhiều

Không giống với mất ngủ không thực tổn, những người mắc chứng rối loạn giấc ngủ không thực tổn vì ngủ nhiều, thường sẽ ngủ trên 10 giờ/ngày. Tuy nhiên, dẫu có vậy, thì họ vẫn luôn cảm thấy buồn ngủ. Dẫn đến việc tinh thần không thể tập trung, kém minh mẫn, khó chịu, cơ thể mệt mỏi, uể oải và luôn buồn ngủ.

Trên thực tế, tình trạng rối loạn giấc ngủ không thực tổn vì ngủ nhiều không xuất hiện những triệu chứng đi kèm, và cũng không phải do việc sử dụng thuốc gây ra.

Rối loạn nhịp thức – ngủ

Thông thường, trình trạng này rất thường xảy ra ở những người phải làm việc ca đêm hay cần phải di chuyển đến những nơi thay đổi múi giờ như phi công hay tiếp viên hàng không,… Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này là do tính chất của công việc, khiến họ thường xuyên thức đêm, dẫn đến việc khó ngủ theo thói quen, cơ thể luôn trong tình trạng mơ màng và khó chịu,..

bệnh rối loạn giấc ngủ không thực tổn
Những người thường làm ca đêm sẽ bị rối loạn nhịp sinh học ngủ và thức

Chứng miên hành (mộng du)

Chứng miên hành hay mộng du là tình trạng người bệnh đi ra khỏi giường trong lúc ngủ. Trong thời gian bị mộng du, người bệnh không hề biết những gì đang diễn ra và cũng không có khả năng nhớ lại được sau khi tỉnh giấc. Những ai bị mắc hội chứng này sẽ có một số biểu hiện như:

  • Nét mặt tỉnh bơ, trống rỗng, mắt có thể nhắm hoặc mở, nhưng không thể đáp lại những câu hỏi của người xung quanh.
  • Họ không thể nhớ những gì đã xảy ra sau khi thức dậy.
  • Không có các bệnh lý đi kèm, không phải do thuốc hay các bệnh lý tâm thần gây ra.

Trên thực tế, mộng du không gây ra các biến chứng gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, những chấn thương khi mộng du có thể làm ảnh hưởng đến các cơ quan trên cơ thể của người bệnh.

Hoảng sợ

Là những hoảng sợ tột độ khi ngủ, kết hợp cùng với những âm thanh to, vận động mạnh, hoặc những hoạt động thần kinh tự trị tăng cao,… Thông thường, tình trạng hoảng sợ khi ngủ sẽ xảy ra ở 1/3 thời gian đầu của giấc ngủ. Một vài biểu hiện của chứng hoảng sợ khi ngủ như:

  • Giật mình tỉnh dậy 1 hoặc một vài lần trong cùng một đêm. Đồng thời, người bệnh còn bắt đầu la hét, tăng cử động cơ thể, mạch nhanh, thở gấp,… đi kèm với đó là tình trạng hồi hộp, lo âu,…
  • Những cơn hoảng sợ tiếp theo thường kéo dài từ 1 – 10 phút. Lúc thức dậy, bệnh nhân sẽ không thể nhớ những gì đã diễn ra trước đó
Chứng hoảng sợ về đêm
Chứng hoảng sợ có thể khiến người bệnh mệt mỏi và khó chịu cả đêm

Ác mộng

Bệnh nhân có thể gặp những cơn ác mộng gây hoảng sợ và giật mình, lúc ngủ đêm hoặc ngủ trưa. Khi gặp phải ác mộng, người bệnh thường bắt đầu khóc lóc, nói nhảm,.. và có thể nhớ hết những chi tiết đã trải qua trong giấc mơ. Những cơn ác mộng có thể gây ra các rối loạn cảm xúc như đau buồn, ám ảnh hay sợ hãi.

Ngủ rũ

Người bệnh khi mắc chứng ngủ rủ sẽ buồn ngủ cả ngày, và họ không thể nào cưỡng lại các cơn buồn ngủ của mình. Việc buồn ngủ này có thể xảy ra khi người bệnh đang ăn, đang làm việc hay đang nói chuyện.

Chứng ngủ rũ
Chứng ngủ rũ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến cuộc sống người bệnh

Những người mắc hội chứng này thường bị mất trương lực cơ 2 bên một cách rất đột ngột. Ngoài ra, còn có thể tái diễn các biểu hiện của chứng ngủ REM, khi chuyển từ trạng thái ngủ sang thức. Hội chứng này sẽ không có các bệnh lý đi kèm, và cũng không phải do thuốc gây ra.

Cách điều trị hội chứng rối loạn giấc ngủ không thực tổn

Sử dụng thuốc

Trên thực tế, những người mắc rối loạn giấc ngủ không thực tổn sẽ tìm đến những loại thuốc an thần, hay chống trầm cảm,… để mong muốn cải thiện tình trạng trên của bản thân. Tuy nhiên, bạn không nên quá lạm dụng để tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Tốt nhất là chỉ nên dùng khi có chỉ định của bác sĩ.

Điều trị cải thiện

Người bệnh có thể điều trị cải thiện chứng rối loạn giấc ngủ không thực tổn bằng cách sử dụng song song nhiều biện pháp khác nhau như biện pháp tâm lý, cải thiện giấc ngủ, thuốc uống,… 

Các biện pháp giúp cải thiện giấc ngủ hiệu quả mà bạn có thể thực hiện tại nhà:

  • Nên điều chỉnh nhịp sinh học của mình, sao cho ngủ đúng giờ, thức đúng giấc, kể cả là ngày nghỉ. 
  • Không sử dụng các chất kích thích hay thực phẩm chứa nhiều caffein như cafe hay thuốc lá,… vào trước giờ đi ngủ.
  • Không nên dùng những thực phẩm khó tiêu, hay những món quá mặn, quá ngọt vào buổi tối.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để giữ đầu óc luôn thoải mái, tránh căng thẳng.
  • Nên ngủ ở nơi có nhiệt độ thích hợp, tránh tiếng ồn lớn.
cải thiện chứng rối loạn giấc ngủ không thực tổn 
Một số biện pháp giúp cải thiện chứng rối loạn giấc ngủ không thực tổn

Một số chú ý về dinh dưỡng: người bệnh nên đảm bảo bữa ăn của mình đã đầy đủ các loại vitamin và dưỡng chất có lợi cho giấc ngủ như sắt, vitamin B12,… 

Các biện pháp điều trị chứng rối loạn giấc ngủ không thực tổn trên đây mà Sleep đã tổng hợp chỉ mang tính chất tham khảo. Do đó, để điều trị hội chứng này một cách hiệu quả, tốt nhất là bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Nguồn tham khảo: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nao-la-roi-loan-giac-ngu-khong-thuc-ton/

SubScribe

Subcribe ngay để nhận những thông tin bổ ích về sức khoẻ giấc ngủ và hàng ngàn ưu đãi mua nệm chăn ga gối mỗi ngày.