Lucid dream là một thuật ngữ tương đối phổ biến thời gian gần đây. Trong lịch sử thì loại giấc mơ này đã được đề cập trong các bản viết tay của người Hindu cách đây hơn 2.000 năm. Tuy nhiên, nhờ những nghiên cứu chuyên sâu và khoa học hiện đại mà con người dần hiểu hơn về lucid dream, bao gồm việc lucid dream là gì, cũng như cách thức hoạt động của chúng.
Lucid dream là gì?
Một giấc mơ được gọi là lucid dream khi bạn vẫn nhận thấy mình đang mơ. Thông thường, nhiều người sẽ chỉ biết bản thân đã trải qua giấc mơ sau khi thức giấc. Những người có giấc mơ sáng suốt thì ngược lại. Họ vẫn giữ được ý thức mặc dù đang ngủ.
Nhiều người chỉ có thể thay đổi một số tình tiết trong lucid dream. Tuy nhiên, cũng có người làm được cả việc dịch chuyển địa điểm hay phá vỡ cả một bức tường. Nhiều người ví việc trải qua lucid dream giống như đang xem phim hoặc chơi game thực tế ảo.
Theo nhiều nghiên cứu gần đây, lucid dream thực chất không hiếm như nhiều người vẫn nghĩ. Khoảng 50% số người cho biết rằng mình đã từng có một hoặc nhiều lần gặp lucid dream trong đời. Đồng thời, có khoảng 23% người nói rằng họ có một hoặc nhiều hơn lucid dream suốt mỗi tháng.
Thông thường, lucid dream sẽ kéo dài trong khoảng 14 phút. Và nội dung của chúng sẽ thay đổi, tùy theo những gì mà mỗi người đã trải qua. Cũng như các giấc mơ thông thường, nội dung của lucid dream là vô tận, từ việc chinh phục đỉnh Everest, đến gặp các nhân vật lịch sử vĩ đại. Mặc dù vậy, vẫn có một số chủ đề phổ biến như nói chuyện với người thân, hay quan hệ tình dục.
Lịch sử của lucid dream
Mặc dù các nghiên cứu về lucid dream chỉ mới được tiến hành gần đây, tuy nhiên lịch sử của chúng dường như đã tồn tại từ rất lâu. Các Phật tử Tây Tạng đã thực hành “yoga trong mơ” trong rất nhiều thiên niên kỷ. Nhà triết học Hy Lạp cổ đại Aristotle đã miêu tả lucid dream trong tác phẩm “On Dreams” của mình, có thể là vào năm 330 trước Công nguyên.
Năm 1913, trong một bài báo có tiêu đề “Nghiên cứu về những giấc mơ”, Frederik van Eeden đã đặt ra thuật ngữ “lucid dream”. Năm 1968, Celia Green, bắt đầu những nghiên cứu khoa học lucid dream và tuyên bố, đây là trạng thái ngủ liên quan đến chuyển động mắt nhanh, hay còn gọi là giấc ngủ REM.
Tuy nhiên, mãi đến những năm 1970 và 1980, Tiến sĩ Stephen LaBerge mới là người thực sự đưa những nghiên cứu về lucid dream. Ông đã nhờ vào sự trợ giúp của công nghệ điện tâm đồ (EOG), cùng công nghệ phát hiện chuyển động của mắt, để theo dõi những gì đang diễn ra trong khi một người trải qua giấc mơ lucid dream.
Kể từ đó, các nghiên cứu ngày càng được thực hiện nhiều hơn, để dần khám phá ra mọi khía cạnh của lucid dream. Các phương pháp tạo ra lucid dream, những gì đang xảy ra trong não khi lucid dream xảy ra,… đều trở thành đề tài được thảo luận một cách nghiêm túc.
Làm thế nào để có được lucid dream
Trên thực tế, ngày nay, có rất nhiều kỹ thuật đáng tin cậy có thể giúp bạn bắt đầu hoặc tăng tần suất lucid dream, nếu bạn muốn nó diễn ra một cách tự nhiên.
Trong đó, có một kỹ thuật khá đơn giản là kiểm tra thực tế. Cách thực hiện như sau:
- Tự hỏi bản thân xem mình mơ mấy lần trong ngày.
- Sau đó, dùng kỹ thuật Mnemonic Induction of Lucid Dreams (MILD) để thiết lập ý định cho những gì mà mình muốn mơ.
- Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng phương pháp Wake Back to Bed hoặc WBTB (thức dậy và quay lại giường) cũng có thể giúp khơi dậy lucid dream – cho dù là buổi sáng hay buổi tối.
Viết nhật ký về giấc mơ cũng là cách giúp bạn có được lucid dream. Khi não bộ đã quen dần với các đặc điểm giấc mơ, bạn sẽ dễ dàng nhận ra rằng mình đang mơ trong lúc ngủ.
Một số loại thuốc và chất bổ sung được chỉnh định để điều trị chứng mất trí nhớ như galantamine,… đã được chứng minh là có khả năng tạo ra lucid dream. Mặc dù vậy, tiến sĩ Mallet (đến từ trường đại học Cognitive Neuroscience Laboratory at Northwestern University) cảnh báo là không nên sử dụng chúng, để tránh các tác dụng phụ nguy hiểm.
Những lợi ích của lucid dream
Một trong những lợi ích hàng đầu của lucid dream đó là chống lại và thay đổi những cơn ác mộng, nhất là đối với những người thường xuyên gặp phải tình trạng trên. Sử dụng các kỹ thuật lucid dream, những người mơ có thể thay đổi các cơn ác mộng của mình thành những điều tốt đẹp mà họ muốn mơ thấy.
Ví dụ, nếu bạn thường xuyên gặp những giấc mơ khủng khiếp về phù thủy. Thì trước khi ngủ, bạn có thể nói với bản thân mình rằng, khi phù thủy xuất hiện, tôi muốn cô ấy biến mất.
Ngoài ra, lucid dream cũng có thể giúp bạn kiểm soát chứng mất ngủ mà không cần thuốc hoặc các chất kích thích. Tương tự, loại giấc mơ này còn mang lại rất nhiều lợi ích cho những người bị rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD), nhất là khi họ thường xuyên gặp phải ác mộng.
Mặc dù lucid dream chưa được chứng minh là có thể làm giảm PTSD. Tuy nhiên, nó có liên quan đến việc loại bỏ các triệu chứng lo âu và trầm cảm ở những người mắc bệnh này. Điều này cho thấy rằng, lucid dream có khả năng cung cấp một phương pháp điều trị thay thế hoặc bổ sung khi người bệnh PTSD gặp các cơn ác mộng.
Điểm mấu chốt về lucid dream
Trải nghiệm về lucid dream của mỗi người sẽ là khác nhau. Một số người sẽ tự nhiên có các lucid dream mà không cần nhiều sự cố gắng. Những người đã có 1 hoặc nhiều hơn lucid dream tự nhiên sẽ dễ dàng trải nghiệm sự minh mẫn trong mơ hơn là những người hiếm khi nhớ được các chi tiết mà mình đã mơ thấy.
Khoa học đang ngày càng phát triển và hy vọng rằng một ngày không xa, chúng ta sẽ hiểu hơn về cách thức hoạt động của lucid dream trong não và cách kích hoạt chúng. Thế nhưng, trong khoảng thời gian chờ đợi này, cũng có không ít các kỹ thuật đáng tin cậy, để giúp bạn bắt đầu nhận thấy rằng mình đang mơ và kiểm soát chúng khi đang ngủ.
Lucid dream có thể gây tê liệt giấc ngủ không?
Chứng tê liệt khi ngủ sẽ xảy ra trong giấc ngủ REM, khi các cơ vẫn bị tê liệt bởi chất dẫn truyền thần kinh, làm ngăn cản hoạt động của giấc mơ. Bởi vì lucid dream có liên quan đến mức độ ý thức trong giấc ngủ REM. Do đó, đôi khi bạn có thể vừa có lucid dream, vừa đồng thời trải qua chứng tê liệt khi ngủ trong một khoảng thời gian ngắn.
Ngày nay, có rất nhiều nghiên cứu cho thấy lucid dream không phải là tưởng tượng của con người, mà chúng hoàn toàn có thật. Đối với một số người, việc lucid dream xuất hiện khiến họ cảm thấy mình trở nên “quyền lực hơn” trong thời gian mà nhận thức “vắng mặt”. Hy vọng qua những thông tin mà Sleep.vn chia sẻ, bạn đã biết lucid dream là gì cũng như lịch sử và cách có được loại giấc mơ này.
Nguồn tham khảo:
- https://www.sleep.com/sleep-health/what-is-lucid-dreaming
- https://sleepopolis.com/education/lucid-dreams/
SubScribe
Subcribe ngay để nhận những thông tin bổ ích về sức khoẻ giấc ngủ và hàng ngàn ưu đãi mua nệm chăn ga gối mỗi ngày.