Giấc ngủ REM là gì? Các giai đoạn của một giấc ngủ REM

Đôi khi bạn vẫn cảm thấy mệt mỏi và khó chịu dù cho bản thân đã ngủ đủ giấc. Điều này xảy ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên, rất có thể là bạn đã không dành đủ thời gian cho giấc ngủ REM. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Sleep tìm hiểu kỹ hơn về giấc ngủ REM, cũng như vai trò của nó trong chu kỳ giấc ngủ nhé.

Thế nào là giấc ngủ REM?

Trong khi ngủ, não bộ con người cần trải qua 4 giai đoạn khác nhau. Một trong những giai đoạn đó là REM – Rapid Eye Movement (giấc ngủ chuyển động mắt nhanh), xen kẽ với giấc ngủ NREM – Non Rapid Eye Movement (giấc ngủ không chuyển động mắt nhanh). Ở giai đoạn này, mắt của con người sẽ di chuyển một cách nhanh chóng theo nhiều hướng khác nhau.  

Giấc ngủ REM
Giấc ngủ REM là một trong 4 giai đoạn của giấc ngủ

Thông thường, con người sẽ bước vào giấc ngủ REM trong vòng 90 phút đầu tiên sau khi chìm vào giấc ngủ. Đây chính là lúc não hoạt động mạnh mẽ, tạo ra những hình ảnh kỳ lạ. Do đó, hầu hết các giấc mơ đều xảy ra trong giai đoạn này. 

REM – Rapid Eye Movement (giấc ngủ chuyển động mắt nhanh) sẽ xảy ra xen kẽ với giấc ngủ NREM – Non Rapid Eye Movement (giấc ngủ không chuyển động mắt nhanh) theo các chu kỳ lặp lại. Trên thực tế, thời lượng của giấc ngủ REM sẽ dài hơn vào ban đêm và khi trời gần sáng. Mỗi giấc ngủ REM thường chiếm khoảng 20-25% một chu kỳ giấc ngủ của người lớn và hơn 50% đối với giấc ngủ của một đứa trẻ sơ sinh.

Đặc điểm chính của giấc ngủ REM

Trong giấc ngủ REM bộ não và cơ thể của bạn sẽ phải trải qua một số thay đổi như sau:

  • Chuyển động mắt nhanh.
  • Thở nhanh hơn và không đều.
  • Nhịp tim tăng lên.
  • Nhiệt độ cơ thể thay đổi.
  • Huyết áp tăng.
  • Hoạt động não tương tự như khi thức giấc.
  • Oxy lên não tăng.
  • Ham muốn tình dục được kích thích.
  • Co giật nhẹ ở tay chân và mặt.
giấc ngủ rem là gÌ
Một số đặc điểm chính mà cơ thể và não cần trải qua trong giấc ngủ REM

Hầu hết mọi người trong giấc ngủ REM đều phải trải qua tình trạng tê liệt tạm thời, do não phát tín hiệu cho tủy sống, ngừng mọi hoạt động ở chân và tay. Sự thiếu hoạt động của các cơ lúc này được gọi là mất trương lực cơ. Đây là một cơ chế để bảo vệ cơ thể của chúng ta khỏi các chấn thương khi đang say giấc. Trong giấc ngủ REM bạn cũng có thể trải qua những giấc mơ, bởi sự gia tăng hoạt động của não bộ.

Tầm quan trọng của giấc ngủ REM

Trên thực tế, giấc ngủ REM có thể mang đến rất nhiều lợi ích cho con người trong cả đời sống lẫn học tập. Nhiều nghiên cứu cho thấy, giấc ngủ REM không chỉ giúp cải thiện trí nhớ mà còn có khả năng giải tỏa tâm trạng, chống trầm cảm, lo âu. Ngoài ra, giấc ngủ REM còn giúp giảm huyết áp, để loại bỏ nguy cơ mắc những căn bệnh nguy hiểm ở người. 

Cải thiện trí nhớ

Bộ não đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc xử lý thông tin và củng cố ký ức khi con người đang ngủ. Do đó, việc ngủ không đủ giấc sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến trí nhớ cũng như khả năng tập trung của một người. Một số nghiên cứu còn chứng minh được rằng, ngay cả những giấc ngủ ngắn vào ban ngày cũng có khả năng giúp bạn luyện tập trí nhớ một cách hiệu quả. 

rem trong giấc ngủ là gì
Giấc ngủ REM có khả năng giúp cải thiện trí nhớ ở con người hiệu quả

Phát triển hệ thần kinh cho trẻ em

Giấc ngủ REM vô cùng cần thiết cho sự phát triển hệ thần kinh ở trẻ em. Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng, giấc ngủ REM sẽ chịu trách nhiệm về sự kích thích thần kinh – cần thiết cho việc phát triển cấu trúc não khi trưởng thành. Những phát hiện này cũng giải thích cho việc, vì sao ở trẻ em cần thời gian nhiều hơn ở giấc ngủ REM so với người lớn. Đồng thời, số phút của giai đoạn giấc ngủ này sẽ giảm dần đi khi tuổi con người ngày càng cao.

Hậu quả của trình trạng thiếu giấc ngủ REM

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa việc thiếu giấc ngủ REM với:

  • Kỹ năng đối phó tình huống bị giảm: giấc ngủ REM không đủ có thể khiến khả năng phân biệt các tình huống đe dọa và không đe dọa. Đồng thời, cách phản ứng lại sao cho phù hợp, của con người bị giảm sút.
  • Chứng đau nửa đầu: giấc ngủ chập chờn có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng đau nửa đầu trong những ngày tiếp theo đó. Không chỉ vậy, thời lượng và chất lượng giấc ngủ thấp cũng được xem là nguyên nhân dẫn đến chứng đau nửa đầu ở con người.
  • Béo phì: không ít nghiên cứu đã chỉ ra được mối liên hệ chặt chẽ giữa  giữa nguy cơ mắc béo phì với thời lượng và chất lượng giấc ngủ. Việc ngủ không đủ ở giấc ngủ REM sẽ khiến bạn dễ béo phì hơn. 
rem giấc ngủ
Nhiều tác hại đến với sức khỏe nếu bạn thiếu giấc ngủ REM

Tác động của rượu đến giấc ngủ REM

Uống rượu trước khi ngủ có thể làm gián đoạn và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ ở một người. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, say rượu không làm giảm thời lượng của giấc ngủ REM, nhưng điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giấc ngủ của con người. Mặc dù vậy, một đánh giá sâu hơn về nghiên cứu lịch sử của giấc ngủ đã chỉ ra rằng, thời lượng và chất lượng của giấc ngủ REM sẽ bị giảm sút sau khi con người say rượu. 

giấc ngủ rem và non rem
Một số tác hại của việc uống rượu bia đối với giấc ngủ của con người

Ngoài ra, việc uống rượu trước khi ngủ còn ảnh hưởng đến giấc ngủ một người theo một số cách khác như: ngủ ngáy, chứng ngưng thở khi ngủ, gián đoạn nhịp sinh học, tăng số lần đi vệ sinh trong đêm.

Một số cách để cải thiện giấc ngủ REM

Để có được một giấc ngủ ngon và chất lượng mỗi đêm, bạn cần tuân thủ một số nguyên tắc như sau:

  • Ngủ đủ giấc: một người khỏe mạnh ở độ tuổi trưởng thành cần ít nhất 7 giờ để ngủ mỗi ngày. Việc thiếu ngủ có thể làm giảm số lượng của giấc ngủ REM mà mỗi người cần trải qua.
  • Khắc phục bệnh lý cơ thể: một số chứng bệnh như chứng ngưng thở khi ngủ, có thể làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giấc ngủ, đồng thời gây ra các tác động xấu đến giấc ngủ REM. Do đó, tốt hơn hết là bạn nên tìm cách khắc phục các bệnh lý trên, nếu muốn cải thiện được chất lượng giấc ngủ của bản thân.
  • Không nên uống rượu trước khi ngủ: uống rượu mức độ từ vừa phải đến nhiều, đều có thể làm hưởng đến số lượng của giấc ngủ REM và trì hoãn thời gian bước vào giấc ngủ REM đầu tiên. Chính vì thế, nếu muốn uống rượu, bạn nên tránh uống trước khi ngủ vài tiếng.
giấc ngủ rem bao nhiêu là đủ
Một số cách đơn giản giúp bạn cải thiện giấc ngủ REM hiệu quả

Một số thói quen ngủ lành mạnh

Tuân thủ các thói quen ngủ lành mạnh là cách đơn giản nhất giúp bạn có được một giấc ngủ ngon và sâu giấc mỗi đêm. Điều này cũng giúp tối đa hóa thời gian ngủ và tăng thêm số lượng giấc ngủ REM mà mỗi người cần trải qua.Một số thói quen lành mạnh mà bạn cần nắm rõ như:

  • Đi ngủ và thức dậy ở một thời gian cố định trong ngày.
  • Tránh xa hoàn toàn các thiết bị điện tử trước khi ngủ.
  • Tăng cường tham gia các hoạt động thể chất vào ban ngày.
  • Luôn giữ cho phòng ngủ của mình mát mẻ, thoải mái, yên tĩnh. 
  • Tránh ăn quá no hoặc uống các thức uống chứa cafein trước khi đi ngủ.

Giấc ngủ REM được xem là một giai đoạn vô cùng quan trọng trong chu kỳ giấc ngủ của con người. Do đó, hy vọng qua những chia sẻ của Sleep bạn đã hiểu thêm về giấc ngủ REM, và từ đó biết cách là, thế nào để cải thiện giấc ngủ của bản thân.

Nguồn tham khảo: https://hellobacsi.com/giac-ngu/giac-ngu-ngon/giac-ngu-rem/

SubScribe

Subcribe ngay để nhận những thông tin bổ ích về sức khoẻ giấc ngủ và hàng ngàn ưu đãi mua nệm chăn ga gối mỗi ngày.