Tại sao nệm bị ngứa? Khắc phục nệm giường bị ngứa như thế nào?

Nệm giường bị ngứa khi nằm ngủ khiến nhiều người rất khó chịu. Đây là một trong những “bệnh” phổ biến và thường gặp khi sử dụng nệm trong thời gian dài. Đôi khi tình trạng này cũng xuất hiện ngay cả khi nằm ngủ với nệm giường mới. Điều này gây ra sự băn khoăn của không ít người và trở thành đề tài đang rất được quan tâm. Nguyên nhân khiến nệm bị ngứa là gì? Cách xử lý nệm giường bị ngứa ra sao? Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này. Hãy cùng theo dõi!

Một số vấn đề thường gặp với nệm giường

Sự xuất hiện của nệm giường trong các phòng ngủ đã trở thành hình ảnh quen thuộc với tất cả mọi người. Từ trẻ nhỏ đến người già đều rất thích sản phẩm này, bởi nó mang đến những giấc ngủ ngon hơn nhờ vào sự mềm mại và êm ái hơn so với chiếu, phản. Tuy nhiên, trong thời gian sử dụng, nệm giường có thể gặp phải một số vấn đề gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cơ thể của người dùng.

Xuất hiện nhiều chỗ lồi lõm, xẹp lún trên bề mặt nệm, độ đàn hồi kém hơn

nệm xẹp
Nệm nằm lâu sẽ mất tính đàn hồi, thiếu đi sự êm ái, mềm mại như lúc ban đầu.

Nệm nằm lâu sẽ mất tính đàn hồi, thiếu đi sự êm ái, mềm mại như lúc ban đầu. Trên bề mặt nệm xuất hiện nhiều chỗ lồi lõm, xẹp lún quá mức so với bình thường. Nếu tiếp tục sử dụng đệm với tình trạng này có thể sẽ dẫn tới nhiều tác động xấu đến cơ thể người nằm. Do khả năng đàn hồi kém đi, không còn nâng đỡ tốt cho cơ thể sẽ gây ra cong vẹo cột sống, đau nhức mỏi lưng, cột sống lưng, vai gáy…sau mỗi sáng thức dậy.

Độ đàn hồi của nệm giảm đi cũng là nguyên nhân gây ra khó ngủ, ngủ không thoải mái, dễ tỉnh giấc. Chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng sẽ kéo theo nhiều hệ lụy, không chỉ về mặt thể chất mà còn cả mặt tinh thần. Khó chịu, mệt mỏi, căng thẳng, khả năng tập trung kém, dễ nổi nóng, cáu gắt…là những tác hại đến tinh thần của việc thiếu ngủ. Lúc này bạn nên thay thế bằng chiếc nệm mới để bảo vệ sức khỏe và cơ thể tốt hơn.

Nệm giường bị vàng ố, phai màu

Hiện tượng đệm nằm bị phai màu, bị vàng ố ở nhiều vị trí khiến cho vẻ ngoài của nệm trở nên kém thẩm mỹ và gây ra cảm giác như nệm bị bẩn. Có rất nhiều nguyên nhân khiến nệm bị ố vàng, phai màu. Đầu tiên là do thời gian sử dụng lâu ngày, nhất là vào mùa hè thời tiết nóng bức, cơ thể chúng ta tiết ra mồ hôi thấm xuống dưới nệm; nếu không được làm sạch và phơi khô ráo sẽ để lại vết bẩn ố màu.

Không gian đặt nệm nằm ẩm thấp cũng là một lý do khác khiến nệm bị loang bẩn. Một nguyên nhân nữa gây ra tình trạng này là bởi tác động của con người như vô tình làm đổ các loại chất lỏng lên nệm như nước, trà, cafe, sữa hay nước tiểu của trẻ nhỏ…Cách tốt nhất là sử dụng các dung dịch tẩy rửa chuyên dụng để xóa sạch vết ố.

Nệm có mùi hôi gây khó chịu cho người nằm

nệm có mùi khó chịu
Một số chiếc nệm khi mới mua sẽ có mùi hôi khó chịu

Một số chiếc nệm khi mới mua sẽ có mùi hôi khó chịu, nhất là với những loại nệm cao su thiên nhiên. Chất liệu cao su nếu không được xử lý tốt thì nệm sẽ có mùi hôi rất đặc trưng. Nhiều người rất khó thích ứng với loại mùi này, đặc biệt là phụ nữ mang thai sẽ có cảm giác buồn nôn, hít thở không thoải mái.

Nên lựa chọn những loại nệm cao su của thương hiệu nổi tiếng như: nệm cao su Liên Á, nệm cao su Gummi, nệm cao su Vạn Thành… để đảm bảo mùi hôi của cao su được xử lý triệt để.

Với những loại nệm cũ lâu ngày, trong môi trường ẩm hoặc không được phơi khô, làm sạch thường xuyên sẽ hình thành mùi ẩm mốc, hôi hám. Cách tốt nhất là vệ sinh nệm định kỳ và bảo quản nệm khô ráo, sạch sẽ; cũng có thể sử dụng các loại chất kháng khuẩn khử mùi để loại bỏ mùi hôi.

Nệm bị ngứa, gây nổi mẩn ở da

Không chỉ riêng ở đệm nằm đã sử dụng lâu ngày, nệm bị ngứa gây nổi mẩn ở da còn xảy ra ở cả với các đệm giường mới mua về. Nệm gây ngứa, nổi mẩn đỏ như có dấu hiệu dị ứng gây không ít băn khoăn và lo lắng cho nhiều người. Đặc biệt với trẻ nhỏ, khi nệm gây ngứa sẽ làm cho trẻ ngủ không ngon, giấc ngủ không sâu, dễ tỉnh giấc và thường xuyên quấy khóc khiến các mẹ rất phiền lòng. Thay vì có những giấc ngủ ngon thì giờ đây thấy nệm giống như một “cơn ác mộng”, nhiều người có thể dần sợ nằm nệm hơn, thậm chí là bỏ luôn nệm giường.

Nệm gây ngứa
Nệm gây ngứa, nổi mẩn đỏ như có dấu hiệu dị ứng

Vậy nguyên nhân nào khiến nệm bị ngứa và cách khắc phục ra sao? Tìm hiểu trong phần tiếp theo ngay sau đây.

Xem thêm: Nệm và chăn ga gối bẩn có những tác hại gì?

Tại sao nệm bị ngứa? Cách xử lý nệm giường bị ngứa

Tưởng chừng như nệm bị ngứa là vấn đề rất bình thường và xử lý đơn giản nhưng thực tế lại không dễ dàng như chúng ta vẫn tưởng. Để giải quyết triệt để tình trạng này cần phải tìm hiểu và xác định đúng nguyên nhân để có cách khắc phục đúng hướng.

Những yếu tố nào khiến cho nệm bị ngứa?

Nệm giường bị ngứa xuất phát từ rất nhiều yếu tố/ Ở đây chúng ta sẽ chia nguyên nhân khiến nệm bị ngứa trên hai loại nệm: cũ và mới.

Nguyên nhân gây ngứa ở nệm mới mua

Nệm mới mua vẫn có thể gây ngứa cho người nằm; nhiều trường hợp nguy hiểm hơn là nổi mụn nhọt, da bị sưng tấy gây đau đớn và ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của làn da. Nguyên nhân hàng đầu là đệm được làm từ chất liệu không rõ nguồn gốc, kém chất lượng và có chứa nhiều hợp chất hoặc hoặc chất bảo quản không đảm bảo an toàn gây kích ứng cho da. Một nguyên do khác, nệm mặc dù có chất lượng tốt, chất liệu an toàn nhưng người dùng lại có làn da nhạy cảm và bị dị ứng với một loại hoặc một vài chất nào đó có trong đệm dẫn tới ngứa đỏ vùng da tiếp xúc.

Nệm mới mua chưa vệ sinh sạch
Nệm mới mua khi mang về nhà chưa được làm vệ sinh sạch

Ngoài ra, trong quá trình vận chuyển, bảo quản hoặc trưng bày tại cửa hàng nệm mới mua khi mang về nhà chưa được làm vệ sinh sạch sẽ có chứa nhiều vi khuẩn, bụi bẩn cũng sẽ là yếu tố khiến nệm bị ngứa.

Nệm cũ bị ngứa do những yếu tố nào?

Việc sử dụng nệm đã lâu nhưng không bị ngứa mà một thời gian dài mới xuất hiện tình trạng ngứa, thì lúc này nguyên nhân được xác định chủ yếu là từ khâu vệ sinh đệm.

Một là, đệm nằm lâu ngày không được bảo dưỡng, lau chùi, vệ sinh sạch sẽ bám rất nhiều bụi bẩn, cặn bã. Những tạp chất này sẽ bám lên bề mặt da của người nằm, gây ngứa ngáy, khó chịu.

Hai là, nệm bị ngứa bởi sau một thời gian dài sử dụng sẽ tích tụ vi khuẩn do mồ hôi, chất lỏng, môi trường ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn hình thành, sinh sản và phát triển. Các loại vi khuẩn này có kích thước rất nhỏ, đôi khi bằng mắt thường chúng ta không thể quan sát được.

Chúng có thể gây tổn thương cho da, mẩn ngứa; nghiêm trọng hơn là gây ra nhiều bệnh tật khác như dị ứng da, dị ứng mắt, mũi, hen suyễn, các bệnh về đường hô hấp…Điển hình trong số này có thể kể đến rệp – một loại côn trùng phổ biến nhất xuất hiện trên nệm giường nằm. Rệp có thể hút máu người, cắn da người gây ngứa cho người nằm.

Ba là, đệm được làm sạch bằng các hóa chất, chất tẩy rửa không đảm bảo an toàn và không được làm sạch. Hóa chất lưu lại trên nệm có thể gây dị ứng cho da. Quá trình vệ sinh nệm sơ sài, không loại bỏ hết vi khuẩn, bụi bẩn cũng là nguyên nhân khiến nệm bị ngứa.

rệp trong nệm
Rệp có thể hút máu người, cắn da người gây ngứa cho người nằm.

Cách xử lý nệm bị ngứa tại nhà hiệu quả

Khi đã xác định được những nguyên nhân gây ra ngứa ngáy khi nằm nệm, chúng ta sẽ sử dụng những cách thức xử lý phù hợp để trả lại “diện mạo” vốn có của nó. Hãy áp dụng một số cách sau để khắc phục tình trạng nệm bị ngứa ngay tại nhà.

Làm vệ sinh sạch sẽ nệm cả với nệm cũ và mới

Dù là nệm mới mua hay là nệm cũ, để đảm bảo nệm được sạch sẽ, không bám dính bụi bẩn và vi khuẩn gây bệnh thì làm vệ sinh nệm chính là biện pháp tối ưu nhất. Để làm sạch nệm hiệu quả, trước tiên chúng ta cần giặt sạch chăn, ga, gối. Bởi trong các phụ kiện này cũng tồn tại rất nhiều bụi bẩn và vi khuẩn, có thể được di chuyển từ nệm sang và ngược lại, chất bẩn, vi khuẩn cũng có thể từ chăn, ga, gối chuyển sang đệm.

Sau khi gom phụ kiện đi giặt tẩy thì chúng ta sẽ tiến hành vệ sinh nệm giường. Để làm vệ sinh nệm, cần phải hút bụi có trên bề mặt bụi bằng máy hút bụi cầm tay; thiết bị này giúp loại bỏ gần như toàn bộ bụi ở đệm. 

Tiếp đến là xử lý những vị trí bị thấm nước ẩm ướt bằng khăn hút nước, những vết ố vàng bằng oxy già hoặc chất tẩy chuyên dụng. Sử dụng các loại dung dịch làm sạch enzyme để xử lý những vết bẩn cứng đầu có mùi hôi khó chịu và khó làm sạch như: nước tiểu, mồ hôi, máu…

Để nệm sạch và khử mùi tốt có thể sử dụng baking soda cùng một chút tinh dầu thơm rắc lên nệm. Sau đó là hút hết baking soda trên mặt nệm và hút bụi lại lần nữa để chắc chắn nệm đã sạch hết bụi và vi khuẩn. Cuối cùng là phơi khô nệm ngoài không khí để nệm khô ráo hơn.

sử dụng baking soda
Để nệm sạch và khử mùi tốt có thể sử dụng baking soda cùng một chút tinh dầu thơm rắc lên nệm

Xem thêm: Hướng dẫn giặt nệm tại nhà đúng cách, nhanh chóng và đơn giản chưa đến 100k

Nệm bị ngứa hãy chú ý làm sạch giường ngủ

Làm sạch nệm thôi là chưa đủ để xử lý triệt để tình trạng đệm nằm bị ngứa mà còn phải làm sạch cả giường nằm. Sau thời gian dài giường cũng tích tụ không ít vi khuẩn, bụi bẩn khiến “lây lan” tới nệm. Do đó, làm sạch giường cũng vô cùng cần thiết và là điều kiện quan trọng để nệm không còn bị ngứa.

Hãy sử dụng khăn sạch ẩm hoặc tẩm dung dịch tẩy rửa an toàn để lau chùi giường nằm. Chú ý làm sạch kỹ càng và cẩn thận những kẽ hở, khớp nối, những vị trí có thiết kế chạm trổ, hình vẽ…; những vị trí này thường chứa rất nhiều bụi và là nơi ẩn náu của nhiều vi khuẩn. Đừng quên lau sạch lại với khăn khô sạch để thấm hút nước còn đọng lại trên giường.

Vệ sinh phòng ngủ và làm sạch không khí trong phòng ngủ

Nệm sạch, giường sạch có vẻ đã ổn nhưng chưa phải là điều kiện hoàn hảo giúp nệm không gây ngứa. Phòng ngủ và môi trường, không khí trong phòng ngủ chắc chắn vẫn còn rất nhiều chất bẩn và ký sinh trùng gây bệnh.

Hãy sắp xếp phòng ngủ lại thật gọn gàng, làm sạch các vật dụng có trong phòng ngủ như: bàn, ghế, gương, tủ đổ, tủ quần áo, đèn ngủ, tranh, ảnh, thảm trải sàn và tất nhiên không thể không làm sạch sàn nhà.

Việc làm sạch không khí là tương đối phức tạp và khó khăn, nhiều gia đình có thể sử dụng máy lọc không khí; những gia đình chưa trang bị thiết bị này có thể sử dụng một số loại hóa chất theo tư vấn và chỉ định của các chuyên gia, những người có kiến thức và am hiểu về lĩnh vực này.

dọn dẹp vệ sinh phòng ngủ
Hãy sắp xếp phòng ngủ lại thật gọn gàng

Xịt khử trùng phòng ngủ và toàn bộ vật dụng bên trong

Sau khi đã vệ sinh, làm sạch các phụ kiện giường nằm và nệm, phòng sạch sẽ thì bước cuối cùng là xịt khử trùng toàn phòng ngủ và các vật dụng bên trong phòng ngủ. Có thể sử dụng các loại nước xịt phòng, vừa có hương thơm dễ chịu, tạo sự thoải mái và thoáng mát, thơm tho cho căn phòng, vừa có tác dụng diệt khuẩn, khử trùng rất tốt.

Ngoài ra, các bạn cũng có thể tham khảo một số loại dung dịch khử trùng chuyên dụng. Tuy nhiên, trước khi sử dụng nên tìm hiểu thật kỹ càng để đảm bảo an toàn, không gây hại cho sức khỏe và tránh tình trạng ngộ độc có thể xảy ra.

Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến nệm bị ngứa, bao gồm nguyên nhân, cách xử lý nhanh chóng tại nhà hiệu quả tối ưu. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng chỉ ra một số “bệnh thường gặp” ở nệm giường và hướng khắc phục đơn giản. Hy vọng bài viết đã giúp các bạn có được những thông tin kiến thức hữu ích cho cuộc sống.

SubScribe

Subcribe ngay để nhận những thông tin bổ ích về sức khoẻ giấc ngủ và hàng ngàn ưu đãi mua nệm chăn ga gối mỗi ngày.