3 Phương pháp cải thiện giấc ngủ của trẻ đơn giản, hiệu quả

Có phải thói quen ngủ không tốt của con đang làm bạn kiệt sức hay không? Thực tế đã có nhiều bậc cha mẹ ở trong tình trạng của bạn và biết chính xác cảm giác này là như thế nào. Đừng quá lo lắng, chỉ cần kiên trì bạn hoàn toàn có thể cải thiện giấc ngủ của bé đấy. Dưới đây là những phương pháp hữu ích dành cho bạn.

3 Phương pháp cải thiện giấc ngủ của trẻ

Đối với những bố mẹ trẻ, họ thường rất bỡ ngỡ trong việc làm thế nào để có thể cải thiện giấc ngủ cho bé thật tốt. Nếu muốn con mình ngủ ngon, bạn có thể phải thử nghiệm qua nhiều phương pháp khác nhau cho đến khi tìm thấy một phương pháp phù hợp. Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn.

phương pháp cải thiện giấc ngủ ở trẻ hiệu quả
Ba phương pháp cải thiện giấc ngủ ở trẻ hiệu quả

Phương pháp chuyển đổi từ từ

Nếu con bạn đã quen với việc được bế hoặc đưa võng khi ngủ, hãy cân nhắc phương pháp thay đổi dần dần này. Vì để có thể thay đổi được thói quen của bé không hề dễ dàng, bản thân bố mẹ phải thực sự kiên nhẫn. Hãy bắt đầu từ việc chuyển từ ngủ trong lòng sang cho bé ngủ trên giường. Để đạt hiệu quả nhanh chóng, bạn nên loại bỏ dần những buổi âu yếm vào ban đêm trước khi con ngủ.

Phương pháp chuyển đổi từ từ mà Sleep.vn mô tả dưới đây sẽ vừa mang lại cho con bạn những cái ôm và sự âu yếm mà chúng cần, đồng thời vừa cho phép chúng dần dần thích nghi với việc tự ngủ:

  • Đặt con của bạn vào cũi hoặc giường của chúng khi chúng đã hơi buồn ngủ và bạn ra khỏi phòng, đóng cửa lại. Nếu con bạn quấy khóc, đừng vào lại phòng ngay lập tức. Chờ khoảng năm phút và chỉ vào nếu cơn khóc vẫn tiếp tục.
  • Trong trường hợp nếu bạn cần vào lại phòng con, hãy xoa dịu trẻ bằng cách xoa lưng cho đến khi chúng bình tĩnh trở lại, và sau đó rời khỏi phòng. Nếu trẻ lại khóc, hãy lặp lại quá trình này. Tiếp tục phương pháp này cho đến khi con bạn ngủ thiếp đi.
  • Nếu con bạn đã ngủ trên giường và bạn bước vào phòng và thấy chúng ra khỏi giường, bạn cần bế chúng để đặt chúng trở lại. Một cái ôm nhanh và âu yếm trong vòng tay của bạn có thể giúp chúng yên tâm. Nhưng hãy hoàn thành việc xoa dịu khi con đã quay lại nằm trên giường. Sau đó, ra khỏi phòng một cách nhẹ nhàng, đầy tình cảm.

Việc này có thể tiếp diễn trong một vài đêm, nhưng bạn đừng vội bỏ cuộc. Phương pháp chuyển đổi từ từ sẽ dạy trẻ cách tự làm dịu bản thân, và cuối cùng chúng sẽ chìm vào giấc ngủ mà ít hoặc không quấy khóc.

Phương pháp chuyển đổi từ từ
Phương pháp chuyển đổi từ từ

Phương pháp Cry it out

Một số phụ huynh có thể hiểu đây chính là phương pháp “hãy khóc đi”. Nghiêm túc mà nói, chẳng một ai mong muốn nghe thấy con mình la hét và khóc trong một giờ hoặc lâu hơn có đúng không? Mặc dù có thể không hiệu quả đối với những đứa trẻ cứng đầu nhưng đây là một phương pháp thay thế tuyệt vời cho phương pháp chuyển đổi từ từ. 

Đối với phương pháp số 1 bên trên, bạn cần phải vào phòng của con để dành cho chúng những cái ôm và sự trấn an để tránh trường hợp chúng quấy rầy suốt đêm. Vì cuối cùng, chúng biết chỉ cần khóc là bạn sẽ tiếp tục vào phòng. Với phương pháp cry it out, bạn sẽ không vào lại phòng, cho dù chúng có khóc đến mức nào. Thay vào đó, bạn sẽ chỉ gục đầu vào ngưỡng cửa để nói, “không sao đâu nè, ngủ đi mẹ thương nhen.”

Mặc dù sẽ rất khó khăn và đau xót khi bạn phải nghe con quấy khóc trong khoảng thời gian dài, nhưng cách này có thể sẽ hiệu quả nhanh hơn so với phương pháp chuyển đổi từ từ. Sự thật là, những đứa trẻ mới biết đi khó ngủ có thể khóc hoặc la hét trong nhiều giờ. Nhưng để cách phương pháp này phát huy hiệu quả chính là bạn không thể nhượng bộ, nếu không chúng sẽ học được rằng khóc lâu hơn và to hơn là cách đạt được điều chúng muốn.

Phương pháp Cry it out
Phương pháp Cry it out

Phương pháp Camp it out

Bạn có phải thường xuyên bế con từ giường của bạn sang giường riêng của chúng không? Một phương pháp hữu dụng dành cho bạn là đặt con trên giường riêng của chúng, và sau đó bạn hãy “cắm trại” trong phòng của chúng vài đêm trên nệm hơi.

Khi con bạn đã cảm thấy thoải mái trên giường của chúng, hãy chuyển sang ngồi trên ghế gần giường của chúng, và sau đó rời khỏi phòng khi chúng đã ngủ. 

Nếu con bạn quấy khóc, hãy đợi năm phút để xem chúng đã ngủ chưa trước khi thò đầu vào phòng và trấn an (mượn các yếu tố của phương pháp chuyển đổi từ từ và khóc cho hết). Chỉ cần như vậy, bạn sẽ dễ dàng cải thiện được giấc ngủ của rất tốt đấy.

Phương pháp Camp it out
Phương pháp Camp it out

Làm thế nào để chuyển trẻ mới biết đi từ cũi sang giường?

Bạn có hào hứng khi chuyển trẻ mới biết đi từ cũi sang giường hay không? Đâu là độ tuổi lý tưởng để thực hiện được điều này? Thành thật mà nói, không có thời điểm quy định cụ thể cho quá trình chuyển đổi này. Nó thực sự phụ thuộc vào con bạn, nhưng nhìn chung việc chuyển trẻ từ cũi sang giường có thể diễn ra trong khoảng từ 1 tuổi rưỡi đến 3 tuổi rưỡi.

Dưới đây là một số mẹo giúp cả bạn và con chuyển đổi từ ngủ trong cũi sang giường dễ dàng hơn:

  • Giữ môi trường xung quanh quen thuộc, thoải mái. Đặt giường cho trẻ mới biết đi ở cùng một vị trí với cũi. Đặc biệt, không được trang trí lại căn phòng.
  • Đừng làm con bạn choáng ngợp với quá nhiều thay đổi cùng một lúc. Nếu con bạn đang tập ngồi bô, bắt đầu đi học mẫu giáo hoặc mong đợi một người em mới ra đời, hãy hoãn quá trình chuyển đổi và để chúng vượt qua từng cột mốc một.
  • Rèn luyện thói quen tốt cho bé bằng sự cổ vũ. Với phương án này, bạn có thể chuẩn bị những phần thưởng để khuyến khích trẻ ở trên giường của chúng. Phần thưởng có thể là một món đồ chơi rẻ tiền, nhãn dán hoặc thậm chí là một chiếc bánh quy.

Hãy nhớ rằng khi con bạn đã ở trên 1 chiếc giường nhỏ cho con nít, chúng có thể ra ngoài và đi lại trong phòng của chúng, hoặc phần còn lại của nhà bạn mà không có người giám sát. Bạn nên lưu ý kiểm tra lại cách bài trí trong gia đình đã an toàn cho trẻ chưa.

chuyển bé từ cũi sang giường hiệu quả
Làm thế nào để chuyển bé từ cũi sang giường hiệu quả?

Tạo thói quen nhất quán trước khi đi ngủ cho trẻ con

Tương tự như cách người lớn “bám” vào một thói quen, trẻ em cũng sẽ làm như vậy. Do đó, bố mẹ hãy tạo những thói quen nhất quán cho trẻ trong khoảng 30 đến 60 phút trước khi đi ngủ. Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn:

  • Tắm cho bé vào ban đêm. Nước ấm có thể làm dịu và thư giãn cho trẻ mới biết đi, điều này sẽ chuẩn bị tinh thần và thể chất hoàn hảo cho giấc ngủ.
  • Sau khi tắm xong mặc đồ ngủ đi đánh răng. Nếu bạn đang tập trẻ ngồi bô hoặc nếu trẻ hết tã, hãy cho trẻ đi vệ sinh trong nhà vệ sinh như người lớn.
  • Nên cho trẻ có thời gian yên tĩnh. Sau khi tắm không phải là thời gian chơi, việc chạy xung quanh có thể kích thích trẻ, khiến con khó đi vào giấc ngủ hơn. Thiết lập thời gian thư giãn trước khi đi ngủ mà không sử dụng tivi hoặc các thiết bị điện tử. Thay vào đó, hãy cân nhắc cùng nhau giải câu đố, đọc sách, đặt búp bê hoặc thú nhồi bông của em bé lên giường hoặc một hoạt động yên tĩnh khác.
  • Giảm độ sáng của đèn để kích thích sản xuất melatonin.
  • Cân nhắc đặt tiếng ồn trắng trong nền, như tiếng dế kêu, mưa hoặc thác nước, nếu điều đó có vẻ giúp con bạn dễ ngủ.
  • Tạo môi trường ngủ thoải mái. Đóng rèm cửa và giữ phòng ở nhiệt độ dễ chịu.
  • Đọc một câu chuyện trước khi đi ngủ, hát một bài hát êm dịu hoặc thực hiện một hoạt động nhẹ nhàng khác trước khi bế trẻ vô giường.

Những điều quan trọng nhất về thói quen đi ngủ của trẻ mới biết đi là tính nhất quán và tránh kích thích quá mức. Chỉ thêm những việc mà bạn có thể thực hiện hàng đêm và người chăm sóc khác cũng có thể làm để tránh sự gián đoạn luyện tập thói quen.

Tạo thói quen nhất quán trước khi đi ngủ cho bé
Tạo thói quen nhất quán trước khi đi ngủ cho bé

Làm thế nào để khắc phục sự cố về giấc ngủ của trẻ mới biết đi?

Nếu bạn đã tìm mọi cách nhưng vẫn không thể đưa con bạn vào giấc ngủ thì nên suy nghĩ về những lý do có thể dẫn đến sự chống cự này của trẻ. Trong một số trường hợp, bạn có thể chọn cách trò chuyện với con để tìm hiểu suy nghĩ của chúng.

Không tránh khỏi việc chúng sợ bóng tối. Nếu vậy, hãy duy trì đèn chiếu sáng ở hành lang hoặc sử dụng đèn ngủ. Mặc dù hầu hết trẻ em dưới 2 tuổi không có kỹ năng ngôn ngữ để nói rõ là sợ bóng, nhưng bạn có thể yêu cầu chúng chỉ ra bất cứ điều gì trong phòng khiến chúng bận tâm. 

Việc trẻ chống cự cũng có thể xuất phát từ việc bạn cho con đi ngủ quá sớm hoặc quá muộn. Để bé hợp tác, lúc này bạn nên điều chỉnh giờ đi ngủ muộn hơn 30 phút hoặc một giờ, khi chúng có nhiều khả năng buồn ngủ hơn. Và nếu bạn nhận thấy con có các dấu hiệu mệt mỏi trước giờ đi ngủ bình thường của chúng hoặc đã bỏ hẳn những giấc ngủ ngắn, hãy cân nhắc thay đổi “lịch trình” nghỉ ngơi của bé.

Bé không ngủ
Bé không ngủ được do nguyên nhân nào?

Tổng kết

Việc cải thiện giấc ngủ của trẻ có thể không dễ dàng, tuy nhiên bạn chỉ cần kiên nhẫn thì sẽ thu được thành quả như mong muốn. Một số trẻ sẽ chống đối và nổi cơn thịnh nộ khiến bố mẹ vô cùng vất vả, tuy nhiên cũng có những trẻ khác có thể thích nghi khá nhanh. Bí quyết để thành công chính là sự nhất quán, và tất nhiên bạn cần phải kiên trì.

Nguồn: https://www.healthline.com/health/parenting/sleep-training-toddler

 

 

SubScribe

Subcribe ngay để nhận những thông tin bổ ích về sức khoẻ giấc ngủ và hàng ngàn ưu đãi mua nệm chăn ga gối mỗi ngày.