Những giai đoạn của một chu kỳ giấc ngủ diễn ra như thế nào?

Có thể bạn chưa biết, nhưng một giấc ngủ bình thường sẽ trải qua 2 giai đoạn đó là NREM (Non Rapid Eye Movement: giấc ngủ chuyển động mắt không nhanh) và REM (Rapid eye movement: giấc ngủ có chuyển động mắt nhanh). Trong đó, ở chu kỳ NREM còn chia thành 4 giai đoạn khác nhau nữa. Vậy chu kỳ giấc ngủ là gì? Những giai đoạn của một chu kỳ giấc ngủ diễn ra như thế nào? Tại đây, hãy cùng Sleep tìm hiểu thật kỹ về chu kỳ giấc ngủ cũng như sự luân phiên giữa chu kỳ NREM và REM như thế nào nhé. 

Chu kỳ giấc ngủ là gì?

Giấc ngủ của con người luôn là một chủ đề hot, thu hút được rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu từ hàng chục năm về trước. Trong quá trình nghiên cứu, nhiều nhà khoa học cho rằng, khi ngủ, một số bộ bộ phận trên cơ thể của con người vẫn hoạt động được. Tuy nhiên, các hoạt động này sẽ diễn ra không đồng đều, ở những thời điểm khác nhau trong suốt giấc ngủ.

chu kỳ giấc ngủ
Chu kỳ giấc ngủ của con người luôn là vấn đề được các nhà khoa học quan tâm

Qua quá trình theo dõi giấc ngủ, các nhà khoa học còn nhận thấy được rằng, thời gian ngủ của con người sẽ chia thành những giai đoạn nhất định. Và ở từng mỗi giai đoạn, các bộ phận trên cơ thể sẽ đảm nhận các vai trò khác nhau. Bên trong một chu kỳ giấc ngủ, các giai đoạn này sẽ được lặp đi lặp lại hàng đêm.

Xem thêm: Thế nào là một “giấc ngủ đẹp”? các ảnh hưởng của giấc ngủ đến sắc đẹp

Các chu kỳ giấc ngủ

Có 2 chu kỳ giấc ngủ diễn ra trong suốt thời gian ngủ của mỗi người đó là NREM (Non Rapid Eye Movement: giấc ngủ chuyển động mắt không nhanh) và REM (Rapid eye movement: giấc ngủ chuyển động mắt nhanh).

Giấc ngủ NREM (Non Rapid Eye Movement)

Giấc ngủ NREM (Non Rapid Eye Movement) hay giấc ngủ chuyển động mắt không nhanh, còn được biết đến với tên gọi khác là giấc ngủ yên tĩnh, bao gồm 4 giai đoạn là ru ngủ, ngủ nông, ngủ sâu, và giai đoạn ngủ rất sâu.

  • Giai đoạn ru ngủ: là giai đoạn chuyển tiếp giữa trạng thái thức và ngủ, thường xảy ra trong thời gian ngắn từ 5 – 10 phút. Người ngủ thường ở trong tình trạng lơ mơ hay ngủ không sâu và ngủ thiu thiu. Trong giai đoạn này, nhịp tim trở nên đều, nhịp thở chậm lại, nhiệt độ não và huyết áp giảm. Đồng thời, mắt sẽ chuyển động chậm dần, sóng điện não chậm, người ngủ dễ bị tỉnh và có thể không ngủ lại được. 
  • Giai đoạn ngủ nông: kéo dài khoảng 20 phút. Người ngủ ở giai đoạn này, có thể có ý thức một cách lơ mơ, một vài ý nghĩ trôi nổi, rời rạc hiện ra trong đầu, nhưng sẽ không thể nhìn thấy bất cứ vật gì, ngay cả khi mở mắt. Sóng não lúc này sẽ chậm lại, nhưng có biên độ lớn hơn. Thêm vào đó, thỉnh thoảng sẽ có sự bùng phát của các sóng nhanh, nhịp tim, nhịp thở đều đặn chậm lại và mắt không động đậy. Song, người ngủ vẫn có thể bị thức giấc bởi các âm thanh. 
giấc ngủ
Giấc ngủ NREM (Non Rapid Eye Movement) sẽ bao gồm 4 giai đoạn khác nhau
  • Giai đoạn ngủ sâu: xuất hiện sau 30 – 40 phút tính từ thời điểm bạn ngủ lơ mơ. Ở giai đoạn 2, con người sẽ ngủ rất sâu, và rất khó tỉnh, nếu không có âm thanh quá to hoặc bị lay động. Lúc này, sóng điện não delta được sản sinh, và diễn ra chậm hơn so với giai đoạn 2:1, nhiệt độ, nhịp thở, huyết áp, nhịp tim đều giảm. Mắt và chân tay bị bất động, có khi tay bạn được nâng lên cho rớt xuống nhưng vẫn không biết. Giai đoạn này thường kéo dài ở thanh niên và rút ngắn hơn ở những người lớn tuổi.
  • Giai đoạn ngủ rất sâu: đây là lúc con người ngủ sâu nhất, cơ thể được thư giãn, và nghỉ ngơi hoàn toàn, nhằm khôi phục lại năng lượng sau khi tỉnh dậy. Các cơ tay, chân, và cơ mắt đều không chuyển động, nhiệt độ, nhịp thở, nhịp tim, hay huyết áp đều giảm xuống ở mức tối thiểu. Khi giai đoạn ngủ rất sâu diễn ra, nếu bị đánh thức lúc này thì người ngủ sẽ rất dễ đánh mất phương hướng. Phải mất vài phút thì cơ thể mới có thể tỉnh táo được.
mỗi giai đoạn giấc ngủ có đặc điểm khác nhau
Mỗi giai đoạn của giấc ngủ NREM sẽ có những đặc điểm vô cùng khác nhau

Giấc ngủ REM (Rapid eye movement)

Sau khi giấc ngủ sâu kết thúc, người ngủ sẽ quay về với giai đoạn 2 là ngủ nông, và dần dần tiến đến với chu kỳ REM. Thông thường, giai đoạn này sẽ xuất hiện trong khoảng 70 – 90 phút sau khi đi ngủ. Thời lượng của REM sẽ kéo dài hơn vào ban đêm và khi trời gần sáng.

Trong chu kỳ này, cằm của người ngủ có thể được thả lỏng. Nhưng mặt hay các cơ ngón tay, chân sẽ xoắn lại. Nam giới có thể cương cứng dương vật, nữ giới có thể bị cương tụ máu ở âm vật. Đặc biệt, các cơ lớn hầu như là hoàn toàn bị liệt và người ngủ không thể cử động được mình, cũng như chân và tay.

giấc ngủ REM
Giấc ngủ REM (Rapid eye movement) là lúc các giấc mơ được diễn ra

Những giấc mơ thường sẽ xuất hiện ở giai đoạn này. Nếu bị đánh thức, bạn vẫn có thể nhớ những câu chuyện hoang đường đã xảy ra bên trong trí não trong suốt quá trình ngủ. Trong giấc ngủ REM, mắt của con người sẽ chuyển động nhanh hơn so với các giai đoạn khác. Nhiệt độ, nhịp thở, nhịp tim, hay huyết áp cũng đều tăng lên. 

Sự luân phiên giữa chu kỳ giấc ngủ NREM và REM

Người ngủ sẽ luân phiên trải qua giấc ngủ REM và NREM khoảng 4 – 6 lần trong 1 đêm. Mỗi chu kỳ diễn ra trong khoảng 90 phút và dao động từ 70 – 110 phút. Tuy nhiên, trong giai đoạn 3 và 4 của giấc ngủ NREM, chỉ chiếm ưu thế trong 2 chu kỳ ngủ đầu tiên, và ít xuất hiện lại trong đêm. Chính vì thế, mà sau 2 chu kỳ ngủ đầu tiên, con người thường khó ngủ sâu lại, mà chủ yếu là giấc ngủ REM.

Mặc dù vậy, chu kỳ giấc ngủ sẽ thay đổi trong suốt một đời người:

  • Ở thời kỳ sơ sinh: giấc ngủ REM chiếm hơn 50% tổng thời gian ngủ. Điện não sẽ chuyển trực tiếp từ giai đoạn thức đến giấc ngủ REM mà không cần thông qua giai đoạn từ 1 – 4 của giấc ngủ NREM. Đến tháng tuổi thứ 4 giấc ngủ REM sẽ thấp hơn 40% và trẻ lúc này đi vào giai đoạn thứ 1 của giấc ngủ NREM.
  • Người trưởng thành: sự phân bố giấc ngủ của người trưởng thành như sau: giấc ngủ NREM chiếm 75% trong tổng thời lượng ngủ. Trong đó, giai đoạn 1 chiếm 5%, giai đoạn 2 chiếm 45%, giai đoạn 3 chiếm 12% và giai đoạn 4 chiếm 13%. Và chu kỳ REM sẽ chiếm khoảng 25%.
chu kỳ giấc ngủ REM
Sự luân phiên giữa chu kỳ giấc ngủ NREM và REM sẽ diễn ra mỗi đêm

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chu kỳ REM sẽ giúp tăng cường trí nhớ cũng như năng lực trí tuệ cho não bộ. Đây chính là lý do vì sao phần lớn trẻ em dành nhiều thời gian nhất cho chu kỳ ngủ này.

Những rối loạn của giấc ngủ là những hiện tượng bất thường, xảy ra bất chợt trong suốt quá trình ngủ, hoặc ở giữa ngưỡng thức và ngủ. Các rối loạn này sẽ xảy ra ở giai đoạn 3 và 4. Do đó, những ai mắc các hội chứng này thường khó nhớ những gì mà mình mắc phải.

Qua bài viết trên bạn đã biết chu kỳ giấc ngủ là gì? cũng như chu kỳ giấc ngủ của con người sẽ diễn ra theo các giai đoạn nào hay chưa? Hy vọng qua những chia sẻ của Sleep, bạn đã hiểu hơn về giấc ngủ của mình. Để từ đó, có được những giấc ngủ ngon, chất lượng nhất. 

Nguồn tham khảo: 4 giai đoạn của một giấc ngủ

Ngày cập nhật: 21/06/2022

SubScribe

Subcribe ngay để nhận những thông tin bổ ích về sức khoẻ giấc ngủ và hàng ngàn ưu đãi mua nệm chăn ga gối mỗi ngày.