Đi tiểu đêm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Từng được coi là một vấn đề ở người cao tuổi, nhưng hiện nay, đi tiểu đêm đã trở thành chứng bệnh phổ biến, ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi khác nhau. Và nó được xem là một nguyên nhân thường gặp gây mất ngủ ở nhiều người. 

Việc rời giường và đi vệ sinh có thể gây ra giấc ngủ rời rạc, khó ngủ trở lại và dẫn tới cảm giác buồn ngủ quá mức, mệt mỏi vào ban ngày.

Tiểu đêm có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn và có thể liên quan đến một loạt các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Nhưng trong nhiều trường hợp, có thể thực hiện có thể thực hiện một số biện pháp, cách thức để giảm số lần đi vệ sinh, hạn chế chứng tiểu đêm và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Hiểu những kiến ​​thức cơ bản về chứng đi tiểu đêm, bao gồm nguyên nhân, hậu quả, triệu chứng và cách điều trị chính là bước đầu tiên giúp ích cho chúng ta trong việc giảm thiểu tác động tiêu cực của tiêu đêm và giúp mang đến những giấc ngủ ngon hơn. Trong bài viết này, hãy cùng sleep.vn tìm hiểu những vấn đề trên nhé!

Tiểu đêm
Tiểu đêm có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn và có thể liên quan đến một loạt các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Tiểu đêm là gì? Nó phổ biến như thế nào?

Tiểu đêm là gì?

Tiểu đêm là thuật ngữ y học chỉ tình trạng đi tiểu nhiều vào ban đêm. Trong thời gian ngủ, cơ thể bạn sản xuất ít nước tiểu hơn và cô đặc hơn. Điều này có nghĩa là hầu hết mọi người không cần thức dậy vào ban đêm để đi tiểu và có thể ngủ không bị gián đoạn từ 6 đến 8 giờ mỗi đêm.

Nhưng nếu bạn phải thức dậy từ hai lần trở lên mỗi đêm để đi tiểu, bạn có thể mắc chứng tiểu đêm. Bên cạnh việc làm gián đoạn giấc ngủ của bạn, tiểu đêm cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó.

Sự phổ biến của chứng tiểu đêm

Tình trạng tiểu đêm trở nên phổ biến hơn khi mọi người già đi và xảy ra ở cả nam và nữ, đôi khi vì những nguyên nhân khác nhau.

Các nghiên cứu và khảo sát đã phát hiện ra rằng, có tới 69% nam giới và 76% phụ nữ trên 40 tuổi phải dậy đi vệ sinh ít nhất một lần mỗi đêm. Ngoài ra, có tới khoảng một phần ba những người trên 30 tuổi thức dậy đi tiểu ít nhất 2 lần mỗi đêm.

Đi tiểu đêm cũng có thể xảy ra ở cả những người trẻ tuổi, nhưng chủ yếu xuất hiện nhiều hơn ở nam giới lớn tuổi. Người ta ước tính rằng gần 50% đàn ông ở độ tuổi 70 phải thức dậy tối thiểu hai lần mỗi đêm để đi tiểu. Nhìn chung, chứng tiểu đêm có thể ảnh hưởng đến 80% người cao tuổi.

Tiểu đêm xảy ra ở 80% những người cao tuổi
Tiểu đêm xảy ra ở 80% những người cao tuổi

Tiểu đêm cũng là tình trạng thường gặp ở phụ nữ mang thai nhưng thường hết trong vòng ba tháng sau khi sinh con.

Những tác động tiêu cực của chứng tiểu đêm đến sức khỏe

Tiểu đêm có thể gây ra những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Chẳng hạn như làm gián đoạn giấc ngủ hay gây thêm những lo ngại về sức khỏe.

Đi tiểu thường xuyên làm giảm chất lượng giấc ngủ

Nhiều nghiên cứu đã liên tục phát hiện ra rằng chứng đi tiểu đêm là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây gián đoạn giấc ngủ. Đặc biệt ở người lớn tuổi, thường xuyên phải đi tiểu vào ban đêm được cho là lý do chủ yếu gây ra giấc ngủ kém chất lượng và mất ngủ.

Đi tiểu đêm
Đi tiểu đêm có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ

Có tới hơn 40% những người mắc chứng tiểu đêm bị mất ngủ, khó ngủ trở lại sau khi thức dậy đi tiểu. Điều này sẽ làm giảm thời gian ngủ, khiến giấc ngủ rời rạc hơn, chất lượng giấc ngủ thấp hơn.

Do đó, nó khiến người bệnh buồn ngủ và mệt mỏi hơn vào ban ngày. Thậm chí là gây thiếu tỉnh táo, mất tập trung, khó chịu và nguy cơ tai nạn cao hơn nếu di chuyển trên đường.

Những rủi ro khác mà chứng tiểu đêm gây ra với sức khỏe

Hậu quả của việc đi tiểu đêm nhiều lần không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ. Đối với người lớn tuổi, tiểu đêm có nguy cơ té ngã cao hơn, đặc biệt nếu họ đang vội vàng hoặc không được tỉnh táo. Các nghiên cứu chỉ ra rằng nguy cơ té ngã và gãy xương tăng hơn 50% đối với những người có từ hai lần đi vệ sinh mỗi đêm.

Ngoài ra, tiểu đêm cũng có liên quan đến việc giảm chất lượng cuộc sống, cũng như các tình trạng sức khỏe tiêu cực bao gồm cả trầm cảm.

Nguyên nhân dẫn tới chứng đi tiểu đêm

Đi tiểu đêm có thể do bệnh lý  của cơ thể

Một loạt các bệnh lý của cơ thể có thể gây ra chứng tiểu đêm. Một trong những bệnh lý phổ biến dẫn tới tình trạng tiểu đêm là do nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hoặc nhiễm trùng bàng quang. Những bệnh nhiễm trùng này gây ra cảm giác nóng rát thường xuyên và đi tiểu gấp cả ngày lẫn đêm.

Một số bệnh lý khác cũng có thể gây ra chứng tiểu đêm như: nhiễm trùng hoặc phì đại tuyến tiền liệt, sa bàng quang, bàng quang hoạt động quá mức (OAB), có khối u ở bàng quang, tuyến tiền liệt hoặc khối u vùng chậu.

Các bệnh như tiểu đường, nhiễm trùng thận, rối loạn thần kinh, chẳng hạn như bệnh đa xơ cứng (MS), bệnh Parkinson hoặc chèn ép tủy sống, khó thở khi ngủ…hay sự lo lắng, căng thẳng quá mức cũng là những yếu tố dẫn tới tình trạng đi tiểu đêm.

Tiểu đêm cũng thường xảy ra ở những người bị suy nội tạng, chẳng hạn như suy tim hoặc gan.

Tiểu đêm do tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc

Một số loại thuốc có tác dụng phụ và gây ra chứng tiểu đêm. Nhất là với thuốc lợi tiểu (thuốc dạng nước) được kê đơn để điều trị huyết áp cao .

Bạn nên tìm tới bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ nếu tình trạng đi tiểu nhiều vào đêm không có dấu hiệu giảm ngay cả khi không sử dụng thuốc.

Thói quen sinh hoạt không tốt cũng gây ra đi tiểu đêm

Một nguyên nhân phổ biến khác của chứng tiểu đêm là do uống quá nhiều nước, rượu và đồ uống có chứa caffeine vào ban đêm, trước giờ đi ngủ. Đây là những chất lợi tiểu, chúng sẽ khiến cơ thể sản xuất nhiều nước tiểu hơn.

Uống nhiều nước vào ban đêm
Uống nhiều nước vào ban đêm có thể gây đi tiểu đêm

Tiểu đêm do triệu chứng của thai kỳ

Tiểu đêm có thể là một triệu chứng ban đầu của thai kỳ. Điều này có thể phát triển vào đầu thai kỳ, nhưng nó cũng xảy ra sau đó, khi tử cung ngày càng lớn ép vào bàng quang.

Những người khác mắc chứng tiểu đêm chỉ đơn giản là họ có thói quen thức dậy vào ban đêm để đi tiểu.

Triệu chứng của chứng tiểu đêm

Thông thường, bạn có thể ngủ từ sáu đến tám giờ trong đêm mà không cần phải dậy đi vệ sinh. Những người bị chứng tiểu đêm thức dậy 1 hoặc từ 2 lần trở lên để đi tiểu mỗi đêm. Điều này có thể gây ra sự gián đoạn cho giấc ngủ.

Các triệu chứng của tiểu đêm có thể bao gồm:

  • Thức dậy nhiều hơn một lần mỗi đêm để đi tiểu.
  • Đi tiểu nhiều hơn ngay cả ban ngày.
  • Mệt mỏi, buồn ngủ vào mỗi sáng thức dậy do việc đi tiểu thường xuyên làm gián đoạn và giảm chất lượng giấc ngủ.
 ngủ từ sáu đến tám giờ
Thông thường, bạn có thể ngủ từ sáu đến tám giờ trong đêm mà không cần phải dậy đi vệ sinh.

Cách hạn chế tình trạng đi tiểu đêm

Vì tiểu đêm gây ra những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe và liên quan đến các bệnh lý khác, nên bạn cần nói chuyện với bác sĩ. Bác sĩ có thể giúp xác định nguyên nhân và tư vấn liệu pháp điều trị thích hợp cho bạn. Nhiều bệnh nhân mắc chứng tiểu đêm được điều trị bằng thuốc hoặc điều chỉnh các loại thuốc họ đang sử dụng.

Một số thay đổi trong sinh hoạt hằng ngày có thể giúp giảm chứng tiểu đêm. Chúng hạn chế sản xuất nước tiểu về đêm, chẳng hạn như:

  • Uống ít nước hơn vào buổi tối, đặc biệt là trước khi đi ngủ.
  • Hạn chế uống rượu và đồ uống có caffein, nhất là vào buổi chiều và buổi tối.

Ngoài ra, bạn cũng nên tập trung vào cải thiện môi trường phòng ngủ và thói quen ngủ. Nó có thể làm giảm nhu cầu đi vệ sinh của bạn ngay cả khi vô tình thức giấc giữa đêm. Một số thói quen ngủ lành mạnh bạn nên áp dụng như:

  • Giữ một lịch trình ngủ nhất quán, đều đặn, ngủ đúng giờ và thức dậy vào cùng một thời điểm vào tất cả các ngày trong tuần, kể cả cuối tuần.
  • Thư giãn cho tâm trí bạn thoải mái trước khi đi ngủ và sau khi thức giấc để đi vệ sinh.
  • Tập thể dục hàng ngày có thể giúp bạn có giấc ngủ sâu hơn.
  • Sử dụng một tấm nệm tốt, một chiếc gối phù hợp và bộ đồ giường tốt nhất để tạo cảm giác thoải mái khi nằm ngủ.
  • Điều chỉnh ánh sáng trong phòng ngủ xuống thấp và ngăn mọi tiếng ồn từ bên ngoài vào trong phòng, chỉnh nhiệt độ phòng mát mẻ ở 25 – 28 độ và sử dụng tinh dầu thơm với mùi dễ chịu.
  • Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử, bao gồm cả điện thoại di động, máy tính, Ipad…vì chúng có thể kích hoạt não hoạt động ngay cả khi đi ngủ và giảm sản xuất hormone melatonin gây buồn ngủ.
Sử dụng chăn ga gối tốt
Sử dụng chăn ga gối tốt và phù hợp giúp ngủ ngon hơn

Nhìn chung, đi tiểu đêm ảnh hưởng đến chu kỳ giấc ngủ của bạn, nó có thể dẫn đến mất ngủ , mệt mỏi , buồn ngủ vào ban ngày và ảnh hưởng tới tâm trạng, tinh thần của bạn nếu không được điều trị sớm. Hãy thay đổi thói quen sinh hoạt tốt cho giấc ngủ và nhờ sự hỗ trợ từ bác sĩ để được chữa trị để hạn chế những tác động tiêu cực của chứng tiểu đêm.

Nguồn tham khảo:

  • https://www.sleepfoundation.org/physical-health/nocturia-or-frequent-unrination-night
  • https://www.healthline.com/health/urination-excessive-at-night#outlook

 

 

SubScribe

Subcribe ngay để nhận những thông tin bổ ích về sức khoẻ giấc ngủ và hàng ngàn ưu đãi mua nệm chăn ga gối mỗi ngày.