Chúng ta đều biết rằng giấc ngủ giữ vai trò vô cùng quan trọng với sức khỏe của mỗi người. Giấc ngủ giúp chúng ta hồi phục năng lượng, thúc đẩy sự phát triển cơ bắp, sửa chữa các mô và giữ cho tinh thần luôn minh mẫn.
Vì thế, chúng ta cần ngủ đủ giấc để giữ cho não bộ luôn khỏe mạnh. Theo đó, thiếu ngủ có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe tâm thần. Đôi khi chúng ta cảm thấy uể oải, nóng nảy hoặc lơ đãng hơn bình thường. Tình trạng này kéo dài có thể tác động tiêu cực đến mỗi cá nhân, tiêu biểu là chứng rối loạn tinh thần.
Bài viết này sẽ tổng hợp những thông tin về mối liên hệ giữa mất ngủ và chứng rối loạn tinh thần. Từ đó, bạn có thể tìm ra những biện pháp thích hợp nhất để cảm thấy tốt hơn và giải quyết tình trạng mất ngủ của mình.
Giấc ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần như thế nào?
Thiếu ngủ là một trong những triệu chứng của bệnh tâm thần. Tuy nhiên, nó vẫn có thể là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tâm thần, bao gồm cả chứng loạn thần do giấc ngủ.
Các nhà khoa học Harvard đã tiến hành quan sát một nhóm sinh viên thức liên tục trong 35 giờ để nghiên cứu tác động của mất ngủ đến não bộ con người. Họ tiến hành so sánh các học sinh này với nhóm đối tượng được nghỉ ngơi bình thường bằng cách xem một loạt hình ảnh. Từ những hình ảnh bình thường như cái rổ đến những bức ảnh có nội dung khó chịu hơn như bị bỏng.
Theo đó, hai nhóm học sinh này đã có những biểu hiện hành vi hoàn toàn khác nhau. Ở những học sinh thiếu ngủ, amygdalas hoặc phần não của họ sẽ trải qua cảm xúc mãnh liệt chẳng hạn như phản ứng đánh nhau hoặc bỏ chạy. Trong khi đó, nhóm còn lại có xu hướng bình tĩnh hơn vì hạch hạnh nhân vẫn hoạt động tích cực, kết nối với vỏ não trước trán, nơi chịu trách nhiệm về logic và ra quyết định của con người.
Nghiên cứu này cho thấy rằng khi được nghỉ ngơi đầy đủ, chúng ta sẽ xử lý tốt hơn các kích thích bên ngoài và phân biệt giữa các mối đe dọa thực sự và các mối đe dọa được nhận thức. Khi đối mặt với tình trạng thiếu ngủ, bộ não của chúng ta sẽ chuyển sang chế độ sinh tồn và bắt đầu nhận định môi trường xung quanh là các mối đe dọa. Điều này sẽ dẫn đến các hành vi phi lý hay thậm chí là bạo lực.
Khi mất ngủ, não và các cơ quan không được nghỉ ngơi. Điều này khiến cho các chất độc trong quá trình chuyển hóa không được đào thải ra khỏi cơ thế. Theo đó, việc phục hồi thể lực và tinh thần cũng không được diễn ra. Từ đó, các chức năng của não và các cơ quan khác đều bị suy giảm. Chúng sẽ khiến cho người mất ngủ cảm thấy mệt mỏi, cáu gắt, khó tập trung, trí nhớ kém… hay thậm chí là rơi vào giai đoạn trầm cảm. Hơn nữa, việc vật lộn với căng thẳng sẽ khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hơn, tạo ra một vòng luẩn quẩn mất ngủ lo lắng và trầm cảm.
Các yếu tố bị ảnh hưởng khi bạn mất ngủ
Tâm trạng
Khi phải đối mặt với tình trạng thiếu ngủ, bạn sẽ cảm thấy nhạy cảm và dễ dàng xúc động, choáng ngợp dù chỉ đối mặt với một vài thử thách nhỏ. Thiếu ngủ có thể khiến chúng ta rơi vào tâm trạng tồi tệ. Điều này thể hiện rõ nhất khi chúng ta còn là trẻ sơ sinh, cha mẹ thường để con của mình được ngủ trưa đầy đủ để nạp năng lượng. Nếu đứa trẻ ngủ không đủ giấc, chúng sẽ cảm thấy khó chịu, cáu gắt và khóc nhiều hơn.
Điều này cũng xuất hiện thường xuyên khi người trưởng thành bị thiếu ngủ. Chúng ta sẽ dễ cảm thấy bực bội, nóng nảy và khó giữ được bình tĩnh khi gặp các vấn đề khó khăn.
Không nghỉ ngơi đầy đủ vào ban đêm ảnh hưởng đến chức năng của thùy trán não của chúng ta. Đây là bộ phận có liên quan đến các vấn đề rối loạn như trầm cảm và lo lắng. Trên thực tế, các nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân trầm cảm gặp vấn đề về giấc ngủ sẽ ít đáp ứng với điều trị hơn những người có thói quen ngủ lành mạnh. Nếu không được kiểm soát, các triệu chứng của những rối loạn này có thể trở nên trầm trọng hơn, có khả năng dẫn đến hậu quả đe dọa tính mạng, như tự sát.
Trí nhớ
Nghiên cứu chỉ ra rằng giấc ngủ phục vụ quá trình xử lý và củng cố ký ức của chúng ta. Sau một ngày làm việc và sinh hoạt, chúng ta có rất nhiều thông tin cần xử lý. Giấc ngủ cho phép bộ não của chúng ta có thời gian để sàng lọc tất cả thông tin đã nhận được và lưu trữ những gì quan trọng trong trí nhớ dài hạn.
Giấc ngủ không chỉ giúp chúng ta xây dựng ngân hàng trí nhớ dài hạn mà còn cần thiết cho trí nhớ ngắn hạn, sự chú ý và tốc độ xử lý. Các nghiên cứu đã chỉ ra một cách khách quan rằng ngủ đủ giấc sẽ dẫn đến hiệu suất nhận thức tốt hơn và ngược lại.
Sức khỏe thể chất
Mối quan hệ mật thiết giữa sức khỏe thể chất của chúng ta và giấc ngủ đã được nhiều nghiên cứu khẳng định. Theo đó, thói quen ngủ kém sẽ dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe và bệnh tật. Thiếu ngủ không chỉ khiến bạn mệt mỏi và cáu kỉnh mà còn khiến bạn có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường, béo phì, huyết áp cao, bệnh tim và đột quỵ.
Hơn nữa, thiếu ngủ cũng có thể là mối đe dọa đối với sự an toàn của bạn. Những người lái xe nhưng thiếu ngủ đã được chứng minh là có thời gian phản ứng chậm hơn hoặc thậm chí ngủ gật sau tay lái. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tính mạng, sức khỏe của bạn.
Khả năng tập trung và quyết định
Khi bạn được nghỉ ngơi đầy đủ, việc tập trung vào công việc sẽ dễ dàng hơn, đặc biệt nếu công việc của bạn cần có sự tập trung cao. Những người bị thiếu ngủ thậm chí một đêm đã được chứng minh là gặp khó khăn hơn khi tập trung vào công việc và giữ cho tinh thần tỉnh táo suốt cả ngày.
Việc ra quyết định và sự tập trung có liên quan chặt chẽ với nhau. Nghiên cứu chỉ ra rằng việc thiếu ngủ sẽ cản trở khả năng đưa ra quyết định sáng suốt của chúng ta. Khi ngủ không đủ giấc, chúng ta sẽ ít có khả năng nhận định tổng quát, xác định các chi tiết chính và đưa ra các quyết định quan trọng. Ngoài ra, thiếu ngủ thường dẫn đến căng thẳng và lo lắng quá mức, điều này cũng ảnh hưởng đến kỹ năng tư duy của chúng ta.
Nhận biết được tầm quan trọng của giấc ngủ, ngành công nghệ, chủ yếu ở Thung lũng Silicon đang bắt đầu tiếp cận một vài biện pháp nhằm cải thiện khả năng tập trung và năng suất. Họ khuyến khích ngủ trưa, thiền định và thậm chí sử dụng chất psilocybin trong một số trường hợp để tăng cường khả năng sáng tạo và chức năng nhận thức – cả hai điều này đều cần thiết cho giấc ngủ.
Sương mù não
Ngủ là một quá trình phục hồi để cơ thể loại bỏ các chất độc và giúp chúng ta tỉnh táo hơn. Giấc ngủ cho phép bộ não của chúng ta nạp năng lượng vào ban đêm, nếu thiếu nó, cơ thể và não bộ sẽ không thể hoạt động hết công suất vào ngày hôm sau.
Sương mù não có liên quan đến các vấn đề về suy nghĩ, trí nhớ và sự tập trung. Theo đó, việc thiếu ngủ sẽ khiến chúng ta hay quên, mệt mỏi, thiếu tập trung và kém minh mẫn…
Rối loạn thần kinh thực vật
Những thường bị mất ngủ thường xuyên sẽ có khả năng gặp các triệu chứng như: Mạch không đều, đau thắt ngực, tăng huyết áp, rối loạn thân nhiệt, kinh nguyệt không đều, liệt dương…
Mất phương hướng, ảo giác và hoang tưởng
Chỉ sau một đêm không ngủ, các triệu chứng như ảo giác, hoang tưởng có thể xuất hiện. Mặc dù các triệu chứng này không phổ biến nhưng phần lớn những ai ngủ quá ít sẽ dễ xuất hiện tình trạng này chỉ sau một vài đêm mất ngủ, đặc biệt ở những người dễ mắc các tình trạng như rối loạn cảm xúc lưỡng cực, tâm thần phân liệt và trầm cảm.
Trên thực tế, mất ngủ có thể kích hoạt các giai đoạn tâm trạng ở bệnh nhân mắc bệnh lưỡng cực. Khi một người đang trải qua giai đoạn hưng cảm hoặc lưỡng cực, họ có thể không nhận thức được triệu chứng có thể bao gồm ảo giác thị giác và hoang tưởng.
Trên đây là những thông tin cần viết về mối liên hệ giữa giấc ngủ và chứng rối loạn tinh thần. Vì thế, hãy trân trọng giấc ngủ của mình để giữ cho tinh thần minh mẫn, tràn đầy sức khỏe và làm việc có năng suất hơn.
Tham khảo: https://www.healthline.com/health/bipolar-disorder/bipolar-psychosis
SubScribe
Subcribe ngay để nhận những thông tin bổ ích về sức khoẻ giấc ngủ và hàng ngàn ưu đãi mua nệm chăn ga gối mỗi ngày.