Thực tế, việc sinh viên muốn có được một giấc ngủ ngon không hề dễ dàng như bạn vẫn nghĩ. Trước sự tác động của nhiều yếu tố, thời gian đi ngủ và thức giấc của các bạn trẻ thường bị xáo trộn, thiếu khoa học. Và một trong số những vấn đề rất nhiều sinh viên gặp phải chính là thiếu ngủ. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ kéo theo rất nhiều rủi ro tiềm ẩn, đó chính là lý do vì sao chúng ta cần phải tìm cách khắc phục.
Vậy đâu là mẹo giúp sinh viên ngủ ngon hơn? Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề này thì hãy cùng Sleep.vn tìm hiểu nhé.
Nguyên nhân mất ngủ ở sinh viên
Một trong những điểm chung của hầu hết sinh viên chính là không mấy chú trọng đến giấc ngủ. Ở độ tuổi này, mọi người dường như có nhiều vấn đề để lo hơn là việc làm thế nào để ngơi ngơi đủ thời gian. Đó chính là lý do vì sao không mấy khó hiểu khi sinh viên bị thiếu ngủ. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì?
Thông thường, nhân viên bị mất ngủ do những lý do sau:
- Sinh viên thường phải đối diện với áp lực công việc cũng như học tập rất lớn. Chính điều này đã làm hệ thần kinh luôn ở trạng thái kích thích, vậy nên gây ảnh hưởng rất lớn đến dây ngủ.
- Hơn hết, “Nghiện” thiết bị công nghệ cũng là nguyên nhân gây mất ngủ hàng đầu ở giới trẻ. Hầu hết những bạn sinh viên đều có thói quen sử dụng máy tính, điện thoại… trước khi đi ngủ. Tuy nhiên thói quen này không hề tốt, sóng điện thoại, máy tính là nguyên nhân gây hại cho hệ thần kinh, nhức mắt, mỏi mắt… vậy nên khi tiếp xúc quá nhiều sẽ dẫn tới khó ngủ, mất ngủ.
- Giấc ngủ còn bị ảnh hưởng do thói quen ăn uống thiếu khoa học. Hầu hết các bạn trẻ thường ăn uống no say ngay trước khi ngủ, điều này sẽ khiến cho cơ thể tăng cường làm việc mới có thể tiêu hóa lượng thức ăn mà đã nạp vào, vậy nên rất khó để vào giấc ngủ.
- Giấc ngủ cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi thói quen sử dụng các chất kích thích như cà phê, trà, thuốc lá,…
Những rủi ro của việc ngủ không đủ giấc
Mặc dù giấc ngủ có vai trò quan trọng, là một “trụ cột” của sức khỏe nhưng lại thường bị bỏ qua. Nhiều sinh viên thiếu ngủ dẫn đến mệt mỏi, lo lắng, cáu kỉnh và căng thẳng thần kinh. Điều này thể hiện rõ qua số liệu thống kê, khoảng 60% sinh viên đại học có chất lượng giấc ngủ kém và gần 8% vật lộn với chứng mất ngủ.
Tình trạng này chính là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến điểm số của bạn. Qua nhiều nghiên cứu cho thấy, mất ngủ khiến bạn có nhiều khả năng rớt một môn quan trọng nữa đấy. Trên thực tế, rối loạn giấc ngủ có thể gây tổn hại và gián đoạn sự nghiệp học hành của bạn tương tự như uống rượu say, căng thẳng và sử dụng ma túy.
Mẹo giúp sinh viên ngủ ngon hơn
Vậy làm cách nào để bạn giúp bản thân mình không bị rối loạn giấc ngủ cũng như mất ngủ? Dưới đây là một số mẹo giúp sinh viên ngủ ngon hơn bạn có thể tham khảo qua.
Tiến hành điều chỉnh lịch ngủ từ từ
Tương tự như bất kỳ thói quen mới nào khác, hãy nhớ rằng việc điều chỉnh lịch ngủ cần phải có thời gian. Do đó, bạn nên để bản thân thay đổi thời gian ngủ-thức một cách từ từ. Trước tiên bạn cần phải đặt ra mục tiêu cho chính mình.
Chẳng hạn nếu muốn ngủ lúc 11 giờ đêm thay vì 1 giờ sáng, bạn hãy chiều chỉnh giờ ngủ bằng cách ngủ sớm hơn 15 phút mỗi đêm. Tiến hành từ từ cho đến khi đạt được mục tiêu ban đầu đã đặt ra. Sau đó bạn chỉ cần duy trì chế độ nghỉ ngơi nhất quán sẽ không còn bị rối loạn giấc ngủ.
Thư giãn trước khi đi ngủ
Dành 30 phút đến 1 giờ để thư giãn cũng có thể giúp bộ não của bạn chuẩn bị sẵn sàng cho việc đi vào giấc ngủ. Trong thời gian này, hãy rời mắt khỏi màn hình điện thoại, tivi và máy tính và chăm chú hơn với các hoạt động thư giãn. Khi chuẩn bị đi ngủ, bạn có thể tắm nước ấm, đọc một vài chương của cuốn sách yêu thích hoặc viết nhật ký.
Ngoài ra, bạn còn nên tập thói quen hít thở sâu để tiếp cận giấc ngủ dễ dàng hơn. Theo các nghiên cứu cho thấy, thở sâu sẽ tạo ra phản ứng thư giãn cho cơ thể, bên cạnh đó còn có thể làm giảm căng thẳng và giúp bạn “trôi” vào giấc ngủ nhanh chóng.
Theo dõi lượng cồn và caffein mà bạn sử dụng
Sinh viên đại học thường uống cà phê để tỉnh táo hơn nhằm tập trung hơn trong việc học tập. Nếu bạn thường tìm đến thức uống này để hạn chế tình trạng buồn ngủ giữa ngày, hãy lưu ý đến lượng thức uống mà bạn nạp vào cơ thể. Một nghiên cứu cho thấy, uống đồ uống có chứa caffein trước khi đi ngủ trước 6 tiếng vẫn có thể làm gián đoạn giấc ngủ.
Nếu bạn đủ lớn để uống rượu, hãy biết rằng một cốc rượu trước khi đi ngủ sẽ chẳng mang lại bất kỳ lợi ích gì cho quá trình nghỉ ngơi cả. Khi rượu cạn dần, tác dụng an thần cũng sẽ giảm đi, khiến bạn khó đi vào giấc ngủ sâu. Vậy nên thay vì sử dụng chúng bạn nên thay thế bằng nước lọc, hoặc nước có ga không chứa caffein.
Không để bản thân quá lo lắng
Các bạn sinh viên luôn có rất nhiều áp lực, chẳng hạn như lo lắng về việc ôn tập thi cử hay làm bài luận,… Chính điều này có thể làm cho hormone căng thẳng – cortisol tăng đột biến, từ đó khiến bạn cảm thấy tỉnh táo hơn, khó đi vào giấc ngủ. Nếu cơ thể thiếu ngủ trầm trọng thì bạn sẽ không thể nào tập trung được vào việc học.
Các nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng những sinh viên ngủ ngon và đủ giấc sẽ có hoạt động học tập tốt hơn. Thực tế, giấc ngủ, đặc biệt là giấc ngủ REM rất quan trọng trong việc ổn định trí nhớ của bạn. Vậy nên để có được kết quả học tập thật tốt, trước hết bạn cần phải có được giấc ngủ ngon.
Vận động nhẹ nhàng, thư giãn cơ thể
Nếu bạn không tập thể dục ngoài trời vào buổi sáng bằng cách đi bộ hay chạy bộ, hãy dành thời gian để vận động nhẹ trong nhà. Hoạt động cơ thể, thậm chí chỉ với 30 phút mỗi ngày cũng có thể cải thiện giấc ngủ của bạn rất tốt. Tuy nhiên cần phải lưu ý đến việc tập luyện buổi tối. Vốn dĩ như vậy vì những buổi tập gym vào đêm muộn có thể gây tác dụng ngược và khiến cơ thể cảm thấy tỉnh táo hơn.
Trong trường hợp nếu bạn chưa quen với việc tập thể dục, hãy bắt đầu với những hoạt động đơn giản như đi bộ, yoga hoặc chạy nhẹ trên máy tập chuyên dụng. Việc tập thể dục nhẹ có thể có lợi cho giấc ngủ của bạn và củng cố tâm trạng của bạn rất tốt.
Tắt mọi âm thanh trước khi đi ngủ
Tiếng ồn lớn và giấc ngủ không phải là “người bạn thân thiết” của nhau. Điều đó cho thấy, việc giữ cho căn phòng ngủ càng yên tĩnh sẽ càng tốt. Tuy nhiên điều này sẽ là một thử thách nhỏ nếu bạn đang sinh hoạt chung với bạn cùng phòng.
Bạn có thể bắt đầu bằng cách đầu tư vào tai nghe chống ồn, chúng có thể giúp bạn ngăn chặn âm thanh vào tai tương đối hiệu quả.
Đồng bộ hóa giờ đi ngủ dựa trên lịch học
Tốt hơn hết bạn nên cố gắng duy trì giờ đi ngủ giống nhau mỗi ngày, ngay cả khi bạn có lớp học bắt đầu lúc 2 giờ chiều thì vẫn nên dậy từ sớm. Ngược lại, nếu có một ngày bạn cần đến lớp sớm, hãy cố gắng đồng bộ hóa lịch ngủ của bạn với lớp học đó. Ví dụ: nếu lớp học bắt đầu lúc 10 giờ sáng, hãy cố gắng thức dậy lúc 8 giờ 30 hoặc 9 giờ mỗi ngày.
Tổng kết
Hy vọng với những chia sẻ bên trên có thể giúp bạn biết được nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ngủ của sinh viên là gì, và những rủi ro có thể gặp phải. Hãy dựa vào những mẹo giúp sinh viên ngủ hơn bên trên để cải thiện tình trạng của chính mình nhé.
Nguồn: https://www.sleep.com/sleep-health/sleep-for-college-students
SubScribe
Subcribe ngay để nhận những thông tin bổ ích về sức khoẻ giấc ngủ và hàng ngàn ưu đãi mua nệm chăn ga gối mỗi ngày.