Nghiến răng khi ngủ: nguyên nhân, tác hại và cách điều trị hiệu quả

Nghiến răng khi ngủ là một trong những loại rối loạn vận động trong giấc ngủ rất phổ. Tình trạng này không chỉ gây khó chịu cho những người ngủ cùng, mà điều này còn là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm, thậm chí là gây nên chứng ngưng thở khi ngủ.

Vậy bạn có biết nghiến răng khi ngủ là gì và nguyên nhân nghiến răng khi ngủ là do đâu hay chưa? Cùng Sleep tìm hiểu ngay những cách điều trị nghiến răng khi ngủ tốt nhất hiện nay trong bài viết dưới đây nhé!

Nghiến răng khi ngủ là gì?

Nghiến răng là hoạt động có thể gây ra tình trạng quá tải cho hệ thống nhai. Hiện nay, nguyên nhân chủ yếu xuất hiện bệnh này vẫn chưa rõ. Tuy nhiên, loại bệnh này thường đi cùng với stress, dị ứng, rối loạn khớp cắn, và các tư thế ngủ.

Không may rằng, có quá ít tài liệu nghiên cứu về nguyên nhân cũng như tác hại của nghiến răng với sức khỏe của con người. Do đó, việc cẩn thận đánh giá và điều trị một cách thận trọng vẫn đang là cách tốt nhất để điều trị đúng loại bệnh này.

Chứng nghiến răng khi ngủ
Chứng nghiến răng khi ngủ là một trong những loại bệnh khá phổ biến hiện nay

Nghiến răng khi ngủ được định nghĩa là “hoạt động lặp đi lặp lại của cơ hàm, đặc trưng là sự siết chặt hoặc nghiến của răng hoặc bởi sự giằng và đẩy của hàm dưới”. Hoạt động này có thể phát ra âm thanh ken két hoặc không tùy người.

Hoạt động nghiến răng không chỉ không thực hiện các chức năng của hệ thống nhai, mà tình trạng này còn rất dễ làm tổn thương các khớp cắn. Qua đó gây nên những tác động không nhỏ đến khớp thái dương hàm. Sai khớp cắn chính là một trong những nguyên nhân lớn nhất dẫn đến tật nghiến răng ở người, tạo ra đau đớn cho khớp thái dương hàm. 

Bệnh nghiến răng khi ngủ xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em.

Nguyên nhân của nghiến răng khi ngủ

Nguyên nhân của bệnh nghiến răng khi ngủ tuy chưa thực sự rõ ràng. Song, các bác sĩ cho rằng chúng có liên quan đến một số yếu tố dưới đây:

  • Những cảm xúc như stress, lo lắng, tức giận, thất vọng, hay căng thẳng
  • Nghiến răng khi quá tập trung
  • Nhai kích động khi đi ngủ
  • Chứng rối loạn giấc ngủ như tình trạng ngưng thở khi ngủ.
nguyên nhân gây ra chứng nghiến răng khi ngủ
Một số nguyên nhân phổ biến gây ra chứng nghiến răng khi ngủ ở người

Một số yếu tố có thể gây ra chứng nghiến răng khi ngủ như:

  • Stress: tình trạng stress, lo lắng hay quá thất vọng cũng có thể gây ra chứng nghiến răng khi ngủ.
  • Tuổi tác: nghiến răng khi ngủ thường xuất hiện ở trẻ nhỏ, và giảm bớt khi trưởng thành.
  • Tính cách: theo nghiên cứu, những người có tính cách mạnh mẽ, dễ kích động, có tính cạnh tranh cao thường dễ mắc chứng nghiến răng khi ngủ hơn.
  • Thuốc và chất kích thích: một số loại thuốc điều trị tâm thần như chống trầm cảm cũng có thể gây ra nghiến răng khi ngủ. Ngoài ra thì thuốc lá, hay các loại đồ uống chứa rượu và caffeine cũng có thể là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ nghiến răng khi ngủ.
  • Di truyền: những người có các thành viên trong gia đình mắc chứng nghiến răng khi ngủ thì có nguy cơ cao hơn.
  • Một số hội chứng rối loạn khác: nghiến răng khi ngủ có liên quan đến một số hội chứng rối loạn thần kinh như bệnh Parkinson, động kinh hay chứng mất trí. Ngoài ra, chứng trào ngược dạ dày, hội chứng rối loạn giấc ngủ như tăng động/thiếu tập trung và ngưng thở khi ngủ cũng có thể là nguyên nhân gây ra nghiến răng khi ngủ.
Nghiến răng khi ngủ liên quan đến các hội chứng rối loạn
Nghiến răng khi ngủ có liên quan đến một số hội chứng rối loạn thần kinh như bệnh Parkinson, động kinh..

Tác hại của chứng nghiến răng khi ngủ

Trong hầu hết các trường hợp, chứng nghiến răng khi ngủ không gây ra quá nhiều các tác hại tiêu cực nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của con người. Tuy nhiên, nếu tình trạng này ngày càng trở nên tồi tệ hơn thì có thể gây ra các biến chứng như: 

  • Tổn thương hàm hoặc răng
  • Căng thẳng đầu óc, và nhức đầu
  • Đau hàm nặng và mặt
  • Tình trạng biến dạng khuôn mặt
  • Gãy răng, mòn răng, hay rụng răng
  • Chứng nghiến răng ngủ có thể làm hội chứng rối loạn khớp thái dương-hàm (TMJs) trở nên  nặng hơn.
tác hại chính của triệu chứng nghiến răng khi ngủ
Một số tác hại chính của triệu chứng nghiến răng khi ngủ bạn cần biết

Cách điều trị chứng nghiến răng khi ngủ

Nghiến răng khi ngủ ở mức độ nhẹ thường không cần phải điều trị. Song, trong trường hợp nghiến răng khi ngủ trở nên nặng hơn và có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe, thì bạn nên cân nhắc đến việc điều trị bệnh này. 

Điều trị nghiến răng khi ngủ với mục tiêu chính thường là giảm đau, giảm ảnh hưởng đến răng và khớp thái dương hàm.

Kiểm soát stress

Căng thẳng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra chứng nghiến răng khi ngủ. Do đó, bạn có thể áp dụng những biện pháp chống căng thẳng như điều trị các rối loạn về giấc ngủ, thay đổi môi trường sống, thư giãn, thường xuyên tập thể dục, đi ngủ đúng giờ, hay không sử dụng chất kích thích, nhất là trước giờ đi ngủ.

Bạn cũng có thể thử nghe nhạc khi ngủ, hoặc tắm nước ấm để cơ thể được thư giãn và làm giảm nguy cơ mắc chứng nghiến răng khi ngủ.

Kiểm soát stress
Kiểm soát stress là cách điều trị nghiến răng khi ngủ phổ biến nhất

Thay đổi thói quen vận động của hàm và điều chỉnh hàm

Việc thay đổi thói quen vận động của hàm và điều chỉnh hàm cũng là một trong những cách được nhiều người sử dụng khi muốn thay đổi thói quen nghiến răng khi ngủ. Song, phương án này thường cần mất khá nhiều thời gian và sự hỗ trợ của nha sĩ. Do đó, bạn nên cân nhắc nếu muốn sử dụng cách thức này.

Phương pháp thay đổi thói quen vận động của hàm
Phương pháp thay đổi thói quen vận động của hàm và điều chỉnh hàm cần thời gian dài

Nhờ đến sự hỗ trợ của thuốc

Trên thực tế, thuốc không thể điều trị hoàn toàn chứng nghiến răng khi ngủ mà chúng chỉ làm giảm sự căng cơ quá mức. Một số loại thuốc thường xuyên được sử dụng thường là thuốc giãn cơ, hay thuốc giảm đau…

nhờ đến sự hỗ trợ của thuốc
Bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ của thuốc nếu muốn điều trị nghiến răng khi ngủ

Bác sĩ cũng có thể chỉ định một số loại thuốc chống trầm cảm hoặc các loại thuốc chống lo lắng trong thời gian ngắn, để giúp kiểm soát stress, và  các vấn đề cảm xúc cá nhân.

Sử dụng can thiệp nha khoa

Trên thực tế, việc can thiệp nha khoa chỉ là cách giúp bảo vệ răng khỏi các tác hại của chứng nghiến răng khi ngủ, chứ không chắc chắn điều trị dứt điểm loại bệnh này. Một trong những sự can thiệp phổ biến nhất hiện nay đó là sử dụng máng chống nghiến, để giúp bảo vệ mặt răng của mình khỏi sự mài mòn.

Không chỉ vậy, một số máng chống nghiến còn giúp điều chỉnh thói quen vận động của hàm, để hạn chế tình trạng nghiến răng khi ngủ. Những loại dụng cụ bảo vệ hàm này thường dùng vật liệu mềm hoặc acrylic cứng. Song phải phù hợp với hàm trên và hàm dưới của mỗi người.

Máng chống nghiến
Máng chống nghiến được sử dụng để điều trị nghiến răng khi ngủ

Điều chỉnh khớp cắn cũng có công dụng giúp làm giảm các tác động quá mức đến cơ nhai cũng như răng. Nếu bệnh nhân bị mòn răng quá nhiều hoặc răng nhạy cảm thì cần phải phục hồi lại hình thể răng. Điều này sẽ giúp khôi phục lại sự tương quan răng giữa hai hàm với nhau.

Nghiến răng khi ngủ tuy không gây ra quá nhiều nguy hiểm đến sức khỏe của con người. Nhưng loại bệnh này khá dai dẳng và có thể gây ra những tác hại nặng nề đối với răng và miệng. Hy vọng, qua bài viết của Sleep bạn đã hiểu thêm về chứng nghiến răng khi ngủ và có được kế hoạch cụ thể điều trị bệnh này nếu không may mắc phải.

Nguồn tham khảo:

  • https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/nghien-rang-khi-ngu-nguyen-nhan-tac-hai-va-cach-dieu-tri/   
  • https://hellobacsi.com/giac-ngu/roi-loan-giac-ngu/nghien-rang-khi-ngu/ 

 

SubScribe

Subcribe ngay để nhận những thông tin bổ ích về sức khoẻ giấc ngủ và hàng ngàn ưu đãi mua nệm chăn ga gối mỗi ngày.