Trong quá trình sử dụng đệm lò xo nói riêng và các loại đệm ngủ nói chung sẽ khó tránh khỏi tình trạng một số sản phẩm bị mốc. Bởi, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, từ chủ quan cho tới khách quan. Tuy nhiên, vấn đề cần quan tâm ở đây chính là nên xử lý thế nào khi đệm lò xo mốc? Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về vấn đề này, hãy cùng Sleep tham khảo ngay bài viết dưới đây!
Những nguyên nhân dẫn tới tình trạng đệm lò xo mốc
Như đã đề cập phía trên, có rất nhiều nguyên nhân khiến đệm lò xo bị mốc trong quá trình sử dụng và bảo quản. Cụ thể như sau:
Do mồ hôi và tế bào chết của cơ thể
Khi ngủ, toàn bộ cơ thể chúng ta sẽ tiếp xúc và ma sát vào đệm. Như vậy, đồng nghĩa với việc bề mặt đệm sẽ thấm hút toàn bộ mô hôi và tế bào chết trên da tiết ra. Lâu dần, chúng sẽ tích tụ lại và trở thành nguyên nhân chính khiến nệm bị lò xo bị mốc. Đặc biệt là khi không được người dùng chú ý và vệ sinh thường xuyên, kỹ lưỡng.
Bên cạnh đó, nó còn gây ra mùi khó chịu và ảnh hưởng không tốt tới trải nghiệm và sức khỏe của người dùng.
Do nước tiểu của trẻ nhỏ hoặc thú cưng
Với những gia đình có trẻ nhỏ, chắc chắn không thể tránh được việc bé tè dầm ra giường. Nếu phụ huynh không phát hiện sớm và xử lý kịp thời, nước tiểu sẽ ngấm nhanh vào đệm, tạo ra môi trường ẩm ướt. Đây sẽ vừa là nơi trú ngụ cho vi khuẩn, vừa tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển.
Tương tự như vậy đối với thú cưng. Bởi hiện nay, rất nhiều gia đình cho thú cưng ngủ cùng giường với người nên khó tránh việc lông và nước tiểu xuất hiện trên đệm.
Và tất nhiên, mùi nước tiểu cùng rất khó chịu, nên bạn và trẻ đều khó có thể ngủ ngon trong môi trường này. Chưa hết, khi nước tiểu ngấm vào khung lò xo rất dễ khiến chúng bị hoen gỉ và làm giảm tuổi thọ của đệm.
Do thời tiết nồm ẩm
Nồm ẩm cũng là lý do rất phổ biến khiến đệm lò xo mốc. Vì nồm ẩm sẽ khiến nhà cửa thường xuyên ẩm ướt, nên chăn đệm cũng khó mà khô ráo như mùa hanh khô. Và để hạn chế tối thiểu tình trạng này, bạn không nên mở cửa phòng vào buổi sáng.
Do đồ ăn thức uống
Thói quen ăn uống ngay trên nệm của nhiều người cũng có thể là nguyên nhân khiến đệm lò xo mốc. Vì khi ăn uống, nếu không chú ý thì cả đồ ăn thức uống sẽ rớt ra đệm, và nếu nhưng không được xử lý kịp thời sẽ tạo điều kiện phát triển cho nấm mốc phát triển.
Nên làm gì khi đệm lò xo mốc?
Chất liệu đệm nào cũng có thể bị mốc trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, vì đệm lò xo có trọng lượng vô cùng nặng, việc vận chuyển hay xê dịch đều có khăn nên việc vệ sinh các tấm nệm lò xo mốc khiến nhiều người tỏ ra khá e dè.
Hiểu rõ điều này, Sleep sẽ chỉ cho bạn những cách vệ sinh khi đệm lò xo mốc hiệu quả và đơn giản nhất. Cụ thể như sau:
Bước 1: Bạn nên tách riêng phần drap và các phụ kiện đi kèm. Sau đó giặt chúng trong nước và xà phòng để loại bỏ nấm mốc, vết bẩn. Các sản phẩm này có thể cho vào máy giặt.
Bước 2: Hút bụi trên bề mặt đệm. Hãy hút toàn bộ những bụi bẩn còn sót lại trên mặt đệm trước khi tiến hành làm sạch phần nấm mốc.
Bước 3: Xử lý đệm mốc bằng cách phương pháp đơn giản, dễ tìm. Cụ thể như sau:
-
Sử dụng Baking Soda
Thoa nước lên phần đệm lò xo mốc, sau đó rắc baking soda lên phía trên. Tiếp đến dùng bàn tay hoặc bàn chải mềm chà nhẹ lên nệm rồi để từ 20-30 phút. Cuối cùng dùng máy hút bụi làm sạch phần bột phía trên đệm.
-
Sử dụng cồn
Cồn cũng là cách loại bỏ nấm mốc hiệu quả và an toàn cho người sử dụng. Bạn chỉ cần kiểm tra vị trí có nấm mốc, đổ trực tiếp cồn lên đó. Vì cồn là sản phẩm bay hơi nhanh, nên bạn không cần lo lắng về việc khử mùi hay làm sạch. Chỉ cần để tự nhiên, đệm sẽ khô và nấm mốc cũng mất cùng cồn luôn.
-
Sử dụng chanh tươi
Nước cốt chanh có chứa thành phần axit nên có khả năng tẩy rửa và làm sạch khá tốt, đồng thời cũng khử mùi rất hiệu quả. Chính vì vậy, khi làm sạch đệm lò xo bị mốc, bạn có thể dùng nước chanh tươi.
Cách làm cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần dùng khăn ẩm thấm nước chanh và trực tiếp chà trên các vùng nấm mốc của nệm. Sau đó, đợi đệm khô là thành công.
-
Sử dụng chất tẩy rửa chuyên dụng
Bên cạnh những phương pháp kể trên, sẽ có nhiều trường hợp vì vùng nấm mốc khá cứng đầu nên khó mà sạch được bằng các phương pháp thông thường. Chính vì vậy, bạn buộc phải dùng tới các chất tẩy rửa chuyên dụng để làm sạch.
Lúc này, bạn cần làm ẩm bề mặt đệm mốc, sau đó đổ trực tiếp các hóa chất chuyên dụng như: Amoniac, Chlorine dioxide, dung dịch xà phòng,… lên nệm và đợi trong 30 phút. Cuối cùng, dùng dùng bàn chải đánh dạng mềm để đánh sạch chúng.
Bước 4: Dùng khăn khô sạch lau lại vị trí nấm mốc vừa được làm sạch.
Bước 5: Xịt khử trùng để loại ỏ hoàn toàn nấm mốc và vi khuẩn. Cách này sẽ giúp ngăn ngừa nấm mốc phát triển sau này.
Bước 6: Phơi hoặc sấy khô nệm trước khi mang vào tái sử dụng.
Như vậy là bạn đã hoàn thành việc loại bỏ nấm mốc khỏi nệm lò xo.
Những điểm cần chú ý khi sử dụng đệm lò xo
Để hạn chế tối đa việc nấm mốc xuất hiện và phát triển trên nệm lò xo, trong quá trình sử dụng bạn cần lưu ý những việc sau:
Chọn vị trí thoáng mát để đặt đệm lò xo
Như bạn đã biết, những không gian ẩm ướt sẽ dễ xuất hiện nấm mốc và vi khuẩn nhất. Chính vì thế, để hạn chế tình trạng này, bạn nên chọn vị trí thoáng mát đặt đệm. Nếu được, bạn nên đặt gần khu vực cửa sổ có ánh nắng mặt trời chiếu vào.
Vệ sinh đệm thường xuyên và theo định kỳ
Vệ sinh đệm thường xuyên và định kỳ cũng là một cách giúp hạn chế nấm mốc xuất hiện. Bạn có thể thay đổi vỏ đệm thường xuyên hoặc làm sạch nệm theo định kỳ 3 tháng/1 lần để đảm bảo vi khuẩn không có môi trường phát triển.
Làm sạch ngay khi phát hiện các vết bẩn
Khi phát hiện các vết bẩn trên vỏ đệm như: đồ ăn thức uống rơi vãi, nước tiểu của trẻ nhỏ, thú cưng,… hãy làm sạch và làm khô ngay lập tức để đệm luôn sạch sẽ và an toàn với sức khỏe người dùng.
Cần nhớ rằng càng để lâu vết bẩn càng khó làm sạch và sẽ ảnh hưởng tới cả độ bền của đệm lò xo.
Chọn các chất liệu chăn, ga, đệm thoáng mát
Chọn các chất liệu chăn, ga, đệm thoáng mát sẽ giúp người dùng hạn chế được tình trạng đổ mồ hôi trộm khi ngủ. Nhờ vậy, đệm sẽ luôn giữ được sự sạch sẽ và thoáng mát, ngăn ngừa vi khuẩn và nấm mốc phát triển.
Có thể sử dụng Topper hoặc ga giường
Một giải pháp nữa cũng được rất nhiều người sử dụng để hạn chế tình trạng nấm mốc ở đệm ngủ là dùng Topper hoặc ga giường chống thấm. Cách làm này sẽ giúp vết bẩn chỉ xuất hiện trên bề mặt topper hoặc ga, mà không ngấm vào đệm ngủ.
Nếu bạn chưa biết nên chọn tấm topper nào, hãy tham khảo ngay các sản phẩm sau:
Lời kết
Như vậy, Sleep vừa giới thiệu đến bạn những cách xử lý đệm lò xo mốc hiệu quả và đơn giản nhất hiện nay. Hy vọng rằng bài viết sẽ giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm hay khi sử dụng đệm lò xo nói riêng và các dòng đệm khác nói chung.
SubScribe
Subcribe ngay để nhận những thông tin bổ ích về sức khoẻ giấc ngủ và hàng ngàn ưu đãi mua nệm chăn ga gối mỗi ngày.