Tất tần tật về hội chứng chân không yên khi ngủ bạn cần biết 

Hội chứng chân không yên là một chứng rối loạn thần kinh, gây ra các xung động thần kinh không kiểm xuống dưới chân, khiến người bệnh có cảm giác không thoải mái và thôi thúc muốn di chuyển chân, đặc biệt là khi nằm và ngồi. Hội chứng chân không yên người bệnh gặp khó khăn trong việc vào giấc. Các triệu chứng thường trở nặng hơn vào buổi tối khi chúng ta nằm ngủ và bắt đầu cảm thấy ngứa ran bên trong lòng bàn chân. Nếu bạn cử động chân hoặc đứng dậy và đi lại, các triệu chứng này sẽ biến mất tạm thời và cảm giác khó chịu có thể trở lại khi bạn nằm xuống.

Để hiểu hơn về nguyên nhân và cách điều trị chứng rối loạn thần kinh này, mời bạn đọc cùng Sleep.vn tìm hiểu bài viết sau đây!

Nguyên nhân nào gây ra hội chứng chân không yên (RLS)?

Hội chứng chân không yên (RLS)
Hội chứng chân không yên (RLS) được phát hiện là một hội chứng có tính di truyền

Hội chứng chân không yên (RLS) được phát hiện là một hội chứng có tính di truyền, có nghĩa là nếu cha mẹ mắc chứng RLS thì nguy cơ mắc ở con cái của họ lên đến 92%. So với những người bị RLS không mang tính di truyền, những bệnh nhân mắc hội chứng chân không yên do di chuyền phát triển các triệu chứng từ rất sớm (trước 45 tuổi). Ngoài yếu tố gen, một số vấn đề sức khỏe cũng có mối liên hệ mật thiết đến nguy cơ mắc hội chứng chân không yên, bao gồm: 

  • Thiếu sắt
  • Bệnh Uremia 
  • Bệnh suy giáp 
  • Suy nhược 
  • Đau cơ xơ hóa 
  • Bệnh Parkinson 
  • Bệnh thận 
  • Bệnh tiểu đường 
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Bệnh thần kinh ngoại biên
  • Đang trong quá trình mang thai
  • Đang trong quá trình lọc máu

Thuốc cũng có thể là nguyên nhân gây ra hội chứng chân không yên, điển hình là thuốc chống trầm cảm và thuốc dị ứng. Caffeine, nicotine và rượu cũng có thể làm cho các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Thuốc
Thuốc cũng có thể là nguyên nhân gây ra hội chứng chân không yên, điển hình là thuốc chống trầm cảm và thuốc dị ứng.

Các triệu chứng của hội chứng chân không yên (RLS) là gì?

Mọi người ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em, đều có thể bị RLS. Các triệu chứng của RLS có thể bắt đầu từ thời thơ ấu hoặc tuổi trưởng thành, nhưng khả năng mắc hội chứng này tăng lên đáng kể theo độ tuổi. RLS thường gặp ở phụ nữ hơn nam giới, ước tính có tới 10 phần trăm dân số Hoa Kỳ mắc hội chứng này. 

Các triệu chứng của hội chứng chân không yên bao gồm:

  • Cảm giác khó chịu ở chân (hoặc cánh tay): Những cảm giác khó chịu ở chân này thường được mô tả là ngứa ngáy như kiến bò, đau nhói hoặc bỏng rát. Những cảm giác này thường xảy ra trước giờ đi ngủ hoặc vào những thời điểm chân tay không hoạt động.
  • Thối thúc muốn cử động chân (hoặc cánh tay): Để giảm bớt sự khó chịu ở chân tay, bạn có cảm giác thôi thúc phải cử động chân tay của mình, đặc biệt là khi ngồi hoặc nằm.
  • Gián đoạn giấc ngủ: Người bệnh mất nhiều thời gian để có thể vào giấc do thôi thúc muốn cử động chân tay để giảm bớt cảm giác khó chịu. Một số người phải bước ra khỏi giường để duỗi chân tay. Bên cạnh đó, có không ít bệnh nhân còn bị tỉnh giấc giữa đêm nhiều lần do chứng bệnh này.

Hội chứng chân không yên (RLS) được điều trị như thế nào?

Điều trị hội chứng chân không yên
Điều trị hội chứng chân không yên phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của các triệu chứng.

Điều trị hội chứng chân không yên phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của các triệu chứng. Người bệnh không nên chịu đựng “sống chung với lũ” mà cần xem xét điều trị nếu chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng. 

Thông thường bác sĩ sẽ đề nghị người bệnh áp dụng các phương pháp điều trị không dùng thuốc trước, đặc biệt nếu các triệu chứng nhẹ. Phương pháp điều trị không dùng thuốc bao gồm:

  • Tập thể dục thường xuyên, chẳng hạn như đi xe đạp/đi bộ, nhưng tránh tập thể dục nặng/cường độ cao, đặc biệt là quá sát giờ đi ngủ.
  • Xây dựng các thói quen tốt, bao gồm tránh đọc sách, không xem tivi hoặc sử dụng máy tính, điện thoại khi nằm trên giường; ngủ từ 7 đến 9 giờ mỗi ngày và duy trì sự nhất quán trong nhịp ngủ thức chẳng hạn đi ngủ từ 10h giờ và thức dậy lúc 7h sáng kể cả ngày cuối tuần. Ngủ không đủ giấc có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng RLS.
  • Tránh hoặc hạn chế dùng các sản phẩm có chứa caffein (cà phê, trà, cola, sôcôla), thuốc lá và rượu.
  • Chườm nóng, chườm lạnh hoặc xoa chân để giảm cảm giác khó chịu ở chân tạm thời. Ngoài ra, hãy cân nhắc đến việc xoa bóp, bấm huyệt, đi bộ, kéo giãn nhẹ hoặc các kỹ thuật thư giãn khác.
  • Ngâm mình trong bồn nước ấm.
  • Bổ sung thêm các loại thực phẩm hoặc thực phẩm chức năng chứa Magie
  • Tập thiền, yoga..
  • Bổ sung sắt. Thiếu sắt là một trong những nguyên nhân gây ra chứng RLS nên việc bổ sung chất này sẽ giúp cải thiện triệu chứng đáng kể. Nếu xét nghiệm máu cho thấy bạn có nồng độ sắt thấp, bạn nên cân nhắc bổ sung sắt.
Thiếu sắt gây hội chứng chân không ngủ yên
Thiếu sắt là một trong những nguyên nhân gây ra chứng RLS

Ở các trường hợp nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thêm thuốc điều trị gồm: 

  • Chất chủ vận dopamine kiểm soát nhu cầu di chuyển, các triệu chứng cảm giác ở chân và giảm giật chân không chủ ý khi ngủ: Ropinirole (Requip®), pramipexole (Mirapex®) và miếng dán rotigotine (Neupro®) là các chất chủ vận dopamine được FDA Hoa Kỳ chấp thuận được sử dụng cho RLS.
  • Thuốc chống động kinh có thể làm chậm hoặc chặn tín hiệu đau từ các dây thần kinh ở chân. Ví dụ bao gồm gabapentin openscarbil (Horizant®), gabapentin (Neurontin®) và pregabalin (Lyrica®). Những loại thuốc này đặc biệt hiệu quả ở những bệnh nhân bị RLS do các bệnh lý thần kinh . Gabapentin allowcarbil là thuốc duy nhất trong nhóm này được FDA Hoa Kỳ chấp thuận dùng cho việc điều trị chứng RLS
  • Thuốc có gốc benzodiazepine, đặc biệt là clonazepam (Klonopin®), đôi khi được kê đơn điều trị cho chứng RLS nhưng thường được dùng cho những trường hợp nặng do thuốc có thể gây phụ thuộc và các tác dụng phụ bao gồm buồn ngủ quá mức vào ban ngày.
  • Các loại thuốc methadone hoặc oxycodone có thể được sử dụng để làm giảm các triệu chứng của RLS nhưng chúng cũng có nguy cơ gây nghiện. Những loại thuốc này thường không được kê đơn trừ khi trường hợp nghiêm trọng và các loại thuốc khác không có hiệu quả.

Mẹo cải thiện hội chứng chân không yên khi ngủ 

Người mắc hội chứng chân không yên thường gặp khó khăn trong việc vào giấc do cảm giác thôi thúc phải di chuyển chân hoặc tay khi ngồi hoặc nằm xuống. Chính vì thế, việc làm sao để có thể ngủ ngon khi mắc chứng bệnh này là một trong những mối quan tâm hàng đầu của người bệnh. Dưới đây là một số lời khuyên từ Sleep.vn: 

Người mắc hội chứng chân không yên
Người mắc hội chứng chân không yên thường gặp khó khăn trong việc vào giấc do cảm giác thôi thúc phải di chuyển chân hoặc tay khi ngồi hoặc nằm xuống.
  • Kiểm tra đệm gối: Nếu chúng đã cũ và không còn đem lại cảm giác thoải mái khi ngả lưng thì đã đến lúc bạn nên thay mới
  • Đảm bảo rèm cửa sổ hoặc rèm chắn ánh sáng đủ dày để ngăn ánh sáng lọt vào phòng ngủ. 
  • Loại bỏ tất cả các thiết bị điện tử như máy tính, ipad, điện thoại. bao gồm cả đồng hồ ra khỏi phòng ngủ;
  • Giữ cho phòng ngủ luôn sạch sẽ, thơm thơ
  • Giữ nhiệt độ phòng ngủ ở mức mát mẻ để không bị cảm giác quá nóng;
  • Duy trì một lịch trình ngủ cố định: Cố gắng đi ngủ vào cùng 1 thời điểm mỗi đêm và thức dậy vào cùng thời điểm vào mỗi buổi sáng, kể cả vào ngày cuối tuần. Biện pháp này sẽ giúp cơ thể giữ được nhịp điệu giấc ngủ tự nhiên
  • Ngừng sử dụng các thiết bị điện tử ít nhất 1 giờ trước khi đi ngủ;
  • Ngay trước khi đi ngủ, hãy xoa bóp chân hoặc tắm nước nóng;
  • Hãy thử kê một chiếc gối giữa hai chân khi ngủ để ngăn hiện tượng chèn ép các dây thần kinh và giảm triệu chứng của RLS
Giữ cho phòng ngủ luôn sạch sẽ, thơm thơ
Giữ cho phòng ngủ luôn sạch sẽ, thơm thơ

Trên đây là tất cả các thông tin liên quan đến hội chứng chân không yên RLS mà Sleep.vn đã giúp bạn đọc tổng hợp lại từ các nguồn uy tín nhất hiện nay. Đối với nhiều người, hội chứng RLS là một căn bệnh kỳ lạ mà họ có thể buộc phải sống chung cả đời. Chính vì vậy, một số biện pháp trên đây chỉ mang tính cải thiện triệu chứng giúp họ có được giấc ngủ ngon hơn mỗi đêm. Để có được giải pháp điều trị hoàn thiện nhất, bạn nên thăm khám và tìm lời khuyên từ các bác sĩ có chuyên môn. Chúc bạn nhiều sức khỏe!

Nguồn tham khảo:

  • https://sleepeducation.org/sleep-disorders/restless-legs-syndrome/
  • https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/9497-restless-legs-syndrome

SubScribe

Subcribe ngay để nhận những thông tin bổ ích về sức khoẻ giấc ngủ và hàng ngàn ưu đãi mua nệm chăn ga gối mỗi ngày.