Giấc ngủ ảnh hưởng như thế nào đến khả năng miễn dịch

Nếu bạn cần một lý do để đi ngủ sớm và chăm sóc cho giấc ngủ của mình tốt hơn, thì lý do chính đáng nhất là nhằm nâng cao hiệu quả cho hệ thống miễn dịch.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra lợi ích của một giấc ngủ ngon. Họ phát hiện rằng một giấc ngủ thật sự chất lượng sẽ giúp cải thiện các tế bào miễn dịch, được cụ thể là tế bào T. Đây là một loại tế bào quan trọng giúp chống lại các mầm bệnh, ví dụ như tế bào nhiễm vi rút như cúm, HIV, herpes và tế bào ung thư…

Vậy giấc ngủ ảnh hưởng tới hệ miễn dịch như thế nào? Hãy cùng Sleep tìm hiểu trong bài viết này ngay sau đây.

Giấc ngủ
Giấc ngủ ảnh hưởng như thế nào đến hệ thống miễn dịch?

Mối quan hệ giữa giấc ngủ và khả năng miễn dịch

Trong vài thập kỷ qua, khoa học về giấc ngủ đã phát triển vượt bậc, cho thấy tầm quan trọng sâu sắc của giấc ngủ đối với hầu hết mọi hệ thống bên trong cơ thể con người. 

Khi nghiên cứu đi sâu hơn vào mối liên hệ giữa giấc ngủ và sức khỏe về mặt thể chất, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy giấc ngủ và hệ thống miễn dịch có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.

Hệ thống miễn dịch rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Nó là điều kiện cơ bản để chữa lành vết thương, ngăn ngừa nhiễm trùng và chống lại các bệnh mãn tính có thể đe dọa tính mạng.

Ngủ không ngon giấc
Ngủ không ngon giấc có thể khiến hệ thống miễn dịch làm việc kém hiệu quả

Giấc ngủ và hệ thống miễn dịch có mối quan hệ hai chiều. Một mặt, các phản ứng miễn dịch như sốt, đau nhức, phát ban, nổi mẩn…gây ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ. Chưa kể, một giấc ngủ có chất lượng tốt sẽ giúp củng cố hệ thống miễn dịch, cho phép chức năng miễn dịch cân bằng và hiệu quả.

Mặt khác, thiếu ngủ có thể làm suy giảm hệ thống miễn dịch. Bằng chứng chỉ ra trong một thời gian ngắn hoặc về lâu dài, thiếu ngủ có thể khiến bạn dễ bị ốm và mắc bệnh hơn.

Hệ thống miễn dịch hoạt động như thế nào?

Các loại miễn dịch của hệ thống miễn dịch

Hệ thống miễn dịch là một mạng lưới phức tạp trong cơ thể, cung cấp nhiều tuyến bảo vệ chống lại bệnh tật. Khả năng “tự vệ” này thường được chia thành hai loại chính: miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch thích ứng.

Chú thích: Miễn dịch bẩm sinh là một kiểu bảo vệ phổ biến với nhiều lớp đã được hình thành sẵn. Miễn dịch thích ứng là khả năng “phòng thủ” mà bạn tạo dựng theo thời gian và sử dụng nó để tiêu diệt các mối đe dọa cụ thể.

Hiểu biết về cách thức hoạt động của hệ thống miễn dịch

Nhiều thành phần tạo nên sự phức tạp của hệ thống miễn dịch, trong đó quan trọng nhất phải kể đến bạch cầu. Nhiệm vụ của bạch cầu là phải xác định, tấn công và loại bỏ các mầm bệnh lạ ra khỏi cơ thể.

Hệ thống miễn dịch của chúng ta phản ứng với các tác nhân gây bệnh theo cách tức thời (miễn dịch bẩm sinh) và miễn dịch thích nghi. Ví dụ như khi xuất hiện yếu tố gây hại cho cơ thể, miễn dịch bẩm sinh ngay lập tức nhận biết và tiêu diệt mầm bệnh. 

Trong khi đó, miễn dịch thích ứng sẽ tiếp cận, làm quen và tạo dựng được khả năng phòng, chống, loại bỏ mầm bệnh. Với 2 loại miễn dịch này, nó cho phép chúng ta tiếp xúc với môi trường mỗi ngày một cách an toàn.

Khi một tế bào bạch cầu phát hiện một mầm bệnh lạ, nó sẽ giải phóng các cytokine để báo cho các tế bào bạch cầu khác chuẩn bị tấn công. Cytokine là các protein hoạt động như sứ giả cho hệ thống miễn dịch. Các hóa chất khác, chẳng hạn như histamine, cũng tham gia vào các phản ứng miễn dịch, biểu hiện như sưng tấy hoặc nổi đỏ khi bị dị ứng.

Khi hệ thống miễn dịch hoạt động tốt, nó sẽ duy trì sự cân bằng tối ưu. Khi xuất hiện mối đe dọa hoặc thương tích, hệ thống miễn dịch sẽ kích hoạt các phản ứng làm da mẩn đỏ, viêm (sưng), cơ thể mệt mỏi, sốt và đau nhức các cơ.

Điều quan trọng là hệ thống miễn dịch phải đủ mạnh để tìm và tiêu diệt các mối đe dọa tiềm ẩn. Tuy vậy, việc điều tiết tốt để cơ thể không phải lúc nào cũng trong tình trạng cảnh giác, tấn công cũng là điều cần thiết.

Giấc ngủ ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch như thế nào?

Giấc ngủ cung cấp những điều kiện cần thiết cho hệ thống miễn dịch. Ngủ đủ giờ và chất lượng giấc ngủ cũng cần đủ tốt giúp tạo ra một hệ thống miễn dịch tối ưu, có khả năng miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch thích ứng một cách mạnh mẽ. Nó có thể kết hợp với vacxin phòng bệnh để tăng khả năng miễn dịch và hạn chế sự xuất hiện của tình trạng dị ứng hơn.

Ngủ đủ giờ và chất lượng giấc ngủ tốt
Ngủ đủ giờ và chất lượng giấc ngủ tốt giúp miễn dịch tối ưu

Ngược lại, các vấn đề nghiêm trọng của giấc ngủ, bao gồm rối loạn giấc ngủ như: mất ngủ, ngưng thở khi ngủ và rối loạn nhịp sinh học, có thể cản trở hoạt động của hệ thống miễn dịch.

Giấc ngủ ảnh hưởng tới khả năng miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch thích ứng

Ngủ là một yêu cầu quan trọng cho phép cơ thể được nghỉ ngơi đúng cách. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, giấc ngủ có tác động mạnh mẽ đến từng hoạt động của hệ thống miễn dịch. Trên thực tế, giấc ngủ ảnh hưởng vào cả khả năng miễn dịch bẩm sinh và khả năng thích ứng.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng khi chúng ta ngủ, một số thành phần nhất định của hệ thống miễn dịch sẽ hoạt động. Ví dụ, có sự gia tăng sản xuất cytokine liên quan đến tình trạng viêm. Khi ai đó bị ốm hoặc bị thương, hệ thống miễn dịch trong cơ thể hoạt động để chữa lành vết thương hoặc chống lại tình trạng nhiễm trùng.

Cũng giống như giấc ngủ có thể giúp não củng cố khả năng học tập và tăng cường ghi nhớ. Thì nhiều nghiên cứu cũng cho thấy rằng giấc ngủ giúp tăng cường “trí nhớ” miễn dịch. Hệ thống miễn dịch ghi nhớ cách nhận biết và cách phản ứng với các kháng nguyên nguy hiểm, chống lại các mầm bệnh tương tự khi gặp phải.

Ngủ đủ giấc và chất lượng giấc ngủ tốt sẽ tạo điều kiện cho sự cân bằng và hoạt động hiệu quả của chức năng miễn dịch.

Giấc ngủ ảnh hưởng tới hiệu quả của vaccine

Các nghiên cứu đã chỉ ra rõ ràng rằng giấc ngủ cải thiện tác dụng của vaccine và chứng minh lợi ích của nó với khả năng miễn dịch thích ứng.

Vaccine hoạt động bằng cách đưa vào cơ thể một kháng nguyên đã bị suy yếu hoặc vô hiệu hóa để kích hoạt phản ứng miễn dịch. Bằng cách này, vaccine “dạy” cho hệ thống miễn dịch một cách thức hiệu quả để nhận biết và tấn công kháng nguyên đó.

Giấc ngủ tốt cải thiện tác dụng của vaccine
Giấc ngủ tốt cải thiện tác dụng của vaccine

Giấc ngủ là một yếu tố quan trọng giúp xác định hiệu quả của vaccine. Các nghiên cứu về vaccine phòng bệnh viêm gan và cúm gia súc (H1N1) đã phát hiện ra rằng những ai không ngủ sau đêm tiêm vaccine, hiệu quả của phản ứng miễn dịch trong cơ thể sẽ giảm đi.

Trong một số trường hợp, mất ngủ làm giảm khả năng bảo vệ của vaccine. Thậm chí có thể phải tiêm thêm liều vaccine thứ hai, do liều trước đó đã không đạt được hiệu quả như mong muốn cũng bởi vì thiếu ngủ, mất ngủ.

Chưa kể, các nghiên cứu khác cũng đã nhận định hiệu quả của vacxin giảm ở những người lớn khi họ ngủ ít hơn 7 giờ mỗi đêm. Những ai ngủ không đủ giấc sẽ không tạo đủ thời gian để cơ thể phát triển “trí nhớ” miễn dịch, có khả năng sẽ không được bảo vệ mặc dù đã tiêm phòng.

Mất ngủ có thể khiến bạn bị bệnh

Thiếu ngủ có những ảnh hưởng đến sức khỏe và nhiều bằng chứng chỉ ra rằng nó có thể phá vỡ hệ thống miễn dịch và khiến bạn dễ ốm hơn.

Thiếu ngủ hàng đêm có liên quan đến cả các bệnh cấp tính và nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường và các vấn đề về tim mạch. Các nhà nghiên cứu ngày càng tin rằng, việc thiếu ngủ sẽ gây cản trở các hoạt động bình thường của hệ thống miễn dịch.

dễ bị bệnh hơn
Mất ngủ có thể khiến bạn dễ bị bệnh hơn

Trong thời gian ngắn, những người thiếu ngủ, ngủ ít hơn 6 – 7 tiếng có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn bình thường. Ngủ không đủ giấc khiến bạn dễ bị cảm lạnh thông thường hoặc cảm cúm. 

Ngoài ra, những bệnh nhân trong các phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) cần phục hồi nhanh, nhưng nếu thiếu ngủ, mất ngủ thì quá trình chữa bệnh sẽ bị ảnh hưởng, kém hiệu quả và mất nhiều thời gian hơn.

Thiếu ngủ có liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe về lâu dài. Điều này được cho là có liên quan đến tác động tiêu cực của việc thiếu ngủ gây suy giảm hệ thống miễn dịch.

Ở những người có giấc ngủ chất lượng tốt, các triệu chứng do viêm xuất hiện vào ban đêm như sốt, đau…sẽ giảm đến mức thấp nhất trước khi thức dậy. Trong khi ở những người không ngủ đủ giấc, khả năng tự điều chỉnh của hệ thống miễn dịch không hoạt động. Bằng chứng là tình trạng đau, sốt do viêm vẫn diễn ra xuyên suốt đêm cho đến sáng..

Khi mọi người cố gắng làm quen với tình trạng thiếu ngủ. Thì các nghiên cứu chỉ ra rằng hệ thống miễn dịch không thể “quen” với điều này. Nó vẫn yêu cầu mọi người ngủ đủ giờ và đảm bảo chất lượng giấc ngủ tốt để hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả. Tình trạng viêm nhiễm cấp độ thấp có thể trở thành mãn tính, làm suy giảm sức khỏe lâu dài, nhất là khi bị thiếu ngủ.

Với tầm quan trọng của giấc ngủ đối với chức năng miễn dịch, thì việc ưu tiên ngủ đủ giấc và ngon sâu mỗi đêm có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn là rất cần thiết.

Cải thiện chất lượng giấc ngủ và thời lượng ngủ thường bắt đầu bằng cách tập trung vào thói quen, nếp sinh hoạt lành mạnh hàng ngày. Bên cạnh đó,  môi trường ngủ và thậm chí sở hữu những phụ kiện giấc ngủ tốt bao gồm một tấm đệm phù hợp, một bộ chăn ga gối chất lượng cũng có thể giúp bạn ngủ ngon hơn.

Cải thiện chất lượng giấc ngủ
Cải thiện chất lượng giấc ngủ và thời lượng ngủ với tấm đệm tốt, một bộ chăn ga gối chất lượng cao

Hãy chăm sóc cho giấc ngủ của mình để hệ thống miễn dịch được củng cố và hoạt động tốt. Nó sẽ giúp bảo vệ bạn khỏi bệnh tật, sự xâm nhập của virus. Nhất là khi đại dịch Covid-19 diễn ra ở mức báo động, đáng lo ngại, đe dọa tới sức khỏe và tính mạng của con người. Ngủ ngon giấc sẽ giúp bạn tăng đề kháng, ngăn tái nhiễm bệnh hoặc hạn chế bệnh nặng hơn.

Nguồn tham khảo:

  • https://www.healthline.com/health-news/how-sleep-bolsters-your-immune-system#The-importance-of-T-cells
  • https://www.sleepfoundation.org/physical-health/how-sleep-affects-immunity

SubScribe

Subcribe ngay để nhận những thông tin bổ ích về sức khoẻ giấc ngủ và hàng ngàn ưu đãi mua nệm chăn ga gối mỗi ngày.