Giấc ngủ chập chờn là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Nếu bạn thường xuyên có những giấc ngủ chập chờn, không sâu giấc hoặc hay bị tỉnh giấc vào lúc nửa đêm mà không biết rõ nguyên nhân, thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Tại đây, Sleep sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng giấc ngủ chập chờn một cách chi tiết nhất, để tình trạng này không còn gây ảnh hưởng đến công việc cũng như sinh hoạt hằng ngày nữa.

Giấc ngủ chập chờn là gì?

Giấc ngủ chập chờn là biểu hiện của những người bị rối loạn giấc ngủ. Với những triệu chứng điển hình như khó đi vào giấc ngủ, thường xuyên mơ khi ngủ và hay bị giật mình tỉnh giấc.

giấc ngủ chập chờn rất phổ biến
Giấc ngủ chập chờn là hiện tượng tương đối phổ biến với con người hiện nay

Trên thực tế, giấc ngủ sẽ được chia thành 5 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 (ru ngủ) và giai đoạn 2 (ngủ nông) là khi cơ thể chúng ta bắt đầu chìm vào giấc ngủ. Tuy nhiên, những người bị rối loạn giấc ngủ rất dễ bị đánh thức bởi những yếu tố bên ngoài như tiếng ồn, ánh sáng, hoặc chuyển động của những người ngủ bên cạnh. Khi giấc ngủ bị gián đoạn, một số người có thể nằm xuống và ngủ tiếp, nhưng một số khác thì lại không. Điều này gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần vào sáng sớm hôm sau.

Tình trạng giấc ngủ chập chờn có thể xảy ra với người bệnh ở mọi lứa tuổi khác nhau, đôi khi là vài đêm, vài tuần, hoặc thậm chí là vài tháng.

Những nguyên nhân gây ra giấc ngủ chập chờn

Tình trạng giấc ngủ chập chờn xảy ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, những nguyên nhân phổ biến và thường gặp nhất như:

Căng thẳng thần kinh

Những căng thẳng, khó chịu, stress có thể làm cho lượng hormone hạnh phúc bên trong cơ thể bị sụt giảm một cách nghiêm trọng. Làm ngăn cản khả năng chuyển hóa thành melatonin, một loại chất hóa học giúp con người dễ đi vào giấc ngủ nhanh hơn. 

giấc ngủ chập chờn ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn
Căng thẳng thần kinh khiến bạn khó có được một giấc ngủ chất lượng

Ngoài ra, bệnh trầm cảm hay tự kỷ cũng là nguyên nhân khiến bạn không thể sâu giấc. Dẫn đến tình trạng mất ngủ mãn tính, gây ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu dài.

Thay đổi nội tiết tố

Thay đổi nội tiết tố là vấn đề thường gặp ở những chị em thời kỳ tiền mãn kinh hay trong giai đoạn mang thai. Nguyên nhân chính dẫn đến điều này đó là do sự rối loạn hormone estrogenprogesterone. Đây chính là “thủ phạm” gây ra hàng loạt các vấn đề về sức khỏe như căng thẳng, lo lắng, stress. Làm tăng nặng tình trạng khó ngủ, ngủ chập chờn và không sâu giấc.

Không chỉ vậy, theo nhiều nghiên cứu, có đến hơn  60% phụ nữ sau sinh cũng gặp các vấn đề tương tự trên. Đặc biệt là ở tuần thứ 7 sau khi sinh con. Nguyên nhân chủ yếu là do mất cân bằng nội tiết tố và tâm lý người mẹ sợ con mình khóc nửa đêm nên không thể yên giấc.

Do tuổi tác

Tình trạng giấc ngủ chập chờn sẽ thường xảy ra ở những người trên 60 tuổi hơn do sự thay đổi chu kỳ ngủ, thức. Vì vậy, tuổi càng cao thì bạn lại càng ngủ ít đi.

người lớn tuổi thường có giấc ngủ chập chờn
Con người càng lớn tuổi thì trình trạng giấc ngủ chập chờn lại càng phổ biến hơn

Thói quen sinh hoạt

Một số thói quen sinh hoạt không tốt có thể làm ảnh hưởng đến giấc ngủ như ăn quá khuya, chế độ thức ăn nhiều dầu mỡ, hay sử dụng các thiết bị di động trước khi đi ngủ.

Một số nguyên nhân khác

Ngủ không sâu giấc, chập chờn, hay tỉnh dậy vào nửa đêm đều là những dấu hiệu của bệnh thiểu năng tuần hoàn não. Những người mắc bệnh này thường giảm lượng máu lên não, khiến não không nhận đủ oxy và dưỡng chất cần thiết, dẫn đến suy nhược hệ thần kinh trung ương, gây ra tình trạng mất ngủ. 

Ngoài ra, viêm xoang, xương khớp, dạ dày,… cũng là những bệnh lý có thể làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.

có nhiều nguyên nhân dẫn đến giấc ngủ chập chờn
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng giấc ngủ chập chờn

Những cách khắc phục tình trạng giấc ngủ chập chờn

Tạo thói quen ngủ khoa học

Bạn cần cố gắng tuân thủ giờ ngủ, giờ thức theo như kế hoạch mà mình đã đặt ra từ trước, cho dù là ngày nghỉ. Từ đó, bạn có thể thiết lập cho mình được một chế độ sinh hoạt lớp lý, giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.

  • Không nên thức quá khuya: tốt hơn hết là bạn nên đi ngủ đúng giờ. Thời gian ngủ tốt nhất là từ 21 – 22h hàng ngày. Nhịp sinh học có thể bị rối loạn bởi bạn thức khuya, cho dù là lý do gì đi chăng nữa, gây ra tình trạng giấc ngủ chập chờn.
  • Không thức dậy quá trễ: kể cả đó là vào những ngày cuối tuần, để tránh làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn vào buổi tối. Nên dậy sớm để ăn sáng, tập thể dục, thư giãn. Thói quen lành mạnh này sẽ giúp cơ thể của bạn tỉnh táo và tinh thần tràn trề năng lượng.
  • Không nên ngủ trưa quá nhiều: một giấc ngủ trưa ngắn từ 15 – 30 phút sẽ rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc ngủ quá nhiều vào buổi trưa sẽ làm bạn ít buồn ngủ hơn vào buổi tối, gây ra giấc ngủ chập chờn.
cải thiện giấc ngủ chập chờn
Một thói quen ngủ khoa học lành mạnh có thể làm giảm tình trạng giấc ngủ chập chờn

Tránh xa các thiết bị điện tử trước giờ đi ngủ

Ánh sáng xanh phát ra từ những thiết bị điện tử như điện thoại hay tivi sẽ làm não của bạn luôn trong tình trạng tỉnh táo. Khiến giấc ngủ bị chập chờn, không sâu giấc hoặc hay bị giật mình tỉnh dậy.

Không nên dùng những chất kích thích

Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng việc sử dụng những loại đồ uống có cồn sẽ giúp bạn dễ ngủ hơn. Tuy nhiên trên thực tế, chúng chỉ làm cơ thể của bạn buồn ngủ lúc ban đầu, nhưng sau đó sẽ gây ra gián đoạn giấc ngủ vào lúc nửa đêm. Để cải thiện tình trạng giấc ngủ chập chờn, tốt nhất là bạn nên tránh xa đồ uống có cồn ít nhất là 4 giờ trước khi đi ngủ.

chất kích thích gây ra giấc ngủ chập chờn
Không nên sử dụng các chất kích thích như rượu ít nhất 4 tiếng trước khi đi ngủ

Tập luyện thể thao và thể dục thường xuyên

Các hoạt động thể chất vào ban ngày sẽ giúp cơ thể của bạn ngủ ngon hơn vào ban đêm. Bạn chỉ cần tập luyện các bài tập nhẹ nhàng là đã đủ để sản xuất ra hormone endorphin, rồi chuyển hóa thành melatonin. Đây chính là chất hóa học giúp bạn dễ đi ngủ và giấc ngủ cũng trở nên chất lượng hơn.

Giải tỏa căng thẳng mệt mỏi

Bạn có thể giải tỏa những áp lực trong công việc hay học tập bằng cách viết ra giấy các việc khiến mình phiền lòng, bận tâm. Đồng thời, thực hiện các bài tập yoga, thiền định, để đầu óc của mình được thư giãn hơn. Khi tất cả những căng thẳng hay mệt mỏi không còn nữa, bạn cũng sẽ có được một giấc ngủ chất lượng hơn.

căng thẳng, lo âu dẫn đến giấc ngủ chập chờn
Bạn cần giải quyết hết những căng thẳng, lo âu của mình trước khi đi ngủ

Để giải quyết được tình trạng giấc ngủ chập chờn, điều quan trọng mà bạn cần làm là tìm hiểu nguyên nhân trước. Để từ đó có được hướng giải quyết tốt nhất. Giấc ngủ chập chờn tuy không nguy hiểm, nhưng có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống hằng ngày của con người, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và không có năng lượng, cho một ngày lao động, học tập. Vì vậy, bạn không nên quá chủ quan.

Qua bài viết trên bạn đã biết giấc ngủ chập chờn là gì? Cũng như nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này hay chưa? Hy vọng qua những thông tin mà Sleep cung cấp, bạn đã giải quyết được vấn đề này của bản thân, và nhờ đó có được một giấc ngủ ngon và chất lượng mỗi đêm.

Nguồn tham khảo: https://www.vinmec.com/en/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/song-khoe/giai-phap-cho-giac-ngu-chap-chon/ 

SubScribe

Subcribe ngay để nhận những thông tin bổ ích về sức khoẻ giấc ngủ và hàng ngàn ưu đãi mua nệm chăn ga gối mỗi ngày.