Lịch sử về giấc ngủ? Tầm quan trọng của giấc ngủ

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn lịch sử về giấc ngủ, các giai đoạn của giấc ngủ và tầm quan trọng của việc nghỉ ngơi hợp lý. Từ đó, bạn có thể điều chỉnh thói quen sinh hoạt để có được giấc ngủ ngon, chất lượng và bảo vệ sức khỏe của chính mình.

Giấc ngủ từ đâu đến?

Giấc ngủ được hình thành từ khi có sự xuất hiện của động vật trên Trái đất. Theo sự phát triển của các nền văn minh, cách con người ngủ cũng có sự tiến hóa. Sự thay đổi trong văn hóa, di cư và tiến bộ công nghệ được xem là những yếu tố trong quá trình phát triển của giấc ngủ.

Giấc ngủ
Giấc ngủ là một phần không thể thiếu với mỗi con người

Giống như thở và ăn, ngủ là một chức năng tự nhiên. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra bốn lý thuyết về lý do tại sao chúng ta cần giấc ngủ. 

Đầu tiên là Thuyết không hoạt động, các nhà nghiên cứu cho rằng nghỉ ngơi đã trở thành một cách thích nghi sinh tồn của sinh vật. Quá trình nghỉ ngơi cho phép các sinh vật trở nên yên tĩnh và tĩnh lặng trong những thời điểm chúng dễ bị tổn thương nhất. 

Lý thuyết thứ hai được gọi là Lý thuyết Bảo toàn Năng lượng. Điều này cho rằng giấc ngủ cho phép sinh vật giảm thiểu nhu cầu về năng lượng, đặc biệt là khi nguồn thức ăn khan hiếm. Vì thực tế, quá trình trao đổi chất sẽ chậm lại khi bạn đang ngủ.

Với Thuyết phục hồi, các nhà nghiên cứu tin rằng chúng ta cần nghỉ ngơi để trẻ hóa và sửa chữa các tế bào trong cơ thể. Trong khi Thuyết dẻo não chỉ ra rằng giấc ngủ giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển não bộ ở trẻ sơ sinh và trẻ em.

Lịch sử về giấc ngủ của con người

Kỷ nguyên đồ đá

Trong thời gian này, các xã hội nông nghiệp và săn bắn hái lượm sơ khai còn hạn chế. Theo đó, các nhà nghiên cứu đã xem xét các cộng đồng, bộ tộc ngày nay có lối sống tương tự để đánh giá thói quen ngủ của các nền văn minh cổ đại.

thói quen ngủ của các nền văn minh cổ đại
Đánh giá thói quen ngủ của các nền văn minh cổ đại

Một nhóm các nhà nghiên cứu từ UCLA đã quan sát ba nhóm săn bắn hái lượm truyền thống ở Tanzania, Bolivia và Namibia. Trong nghiên cứu về giấc ngủ này, họ phát hiện ra rằng mọi người đi ngủ khoảng 3,5 giờ sau khi mặt trời lặn, thách thức quan điểm rằng việc thức muộn hơn có thể là kết quả của công nghệ hiện đại. Thời lượng ngủ trung bình của họ là 6,25 giờ. Bên cạnh đó, họ cũng ngủ ít hơn vào mùa hè và nhiều hơn vào mùa đông.

Ngoài ra, họ nhận thấy rằng các đối tượng này hiếm khi thức dậy vào ban đêm. Dựa trên những phát hiện, các nhà nghiên cứu cho rằng giấc ngủ hai pha phát triển sau khi các cộng đồng cổ đại di cư xa hơn về phía bắc về phía châu Âu. Khi đó, những đêm dài hơn có thể làm gián đoạn mô hình giấc ngủ, cuối cùng dẫn đến việc nghỉ ngơi theo từng giai đoạn.

Giai đoạn 1400 – 1500

Với sự trợ giúp của các tài liệu tham khảo, các nhà nghiên cứu như Roger Ekirch đã chỉ ra bằng chứng cho thấy các mô hình giấc ngủ chia pha là tình trạng phổ biến trong cuối thời Trung cổ và Phục hưng. Trong khoảng thời gian này, con người thường có khoảng thời gian nghỉ ngơi ngắt quãng, chia thành 2 lần trong một đêm. 

Khái niệm giấc ngủ 2 pha
Khái niệm giấc ngủ 2 pha dần hình thành trong giai đoạn năm 1400 – 1500

Thay vì cảm thấy lo lắng vì thức giữa đêm, người dân sẽ sử dụng thời gian này để cầu nguyện, suy tư, quan hệ tình dục, làm việc nhà, đọc sách dưới ánh nến và thăm bạn bè.

Thế kỷ 17

Các tài liệu tham khảo về giấc ngủ hai pha bắt đầu giảm dần vào cuối những năm 1600. Theo một báo cáo lịch sử về giấc ngủ đến từ BBC , mô hình này bắt đầu từ các nhóm thượng lưu thành thị sống ở Bắc Âu và cuối cùng mở rộng sang phần lớn nền văn minh phương Tây trong hai thế kỷ tiếp theo.

Thế kỷ 19 – Ngày nay

Thế kỷ 19 là thời kỳ đỉnh cao của Cách mạng Công nghiệp. Lịch làm việc tại các nhà máy tập trung khiến con người không thể đi ngủ vào bất cứ khi nào họ muốn. Thay vào đó, họ tập cách làm việc và đi ngủ theo một chu kỳ nhất định. 

Bên cạnh đó, sự ra đời của các đường phố và điện chiếu sáng công cộng đã khiến cho người dân thành thị càng rời xa lịch trình giấc ngủ hai pha. Họ cũng trở nên ý thức hơn về thời gian trôi qua và năng suất làm việc vào ban ngày. Đến những năm 1920, tất cả các tham chiếu về lịch trình ngủ hai pha hoặc nhiều pha đã hoàn toàn không còn nữa.

tham chiếu về lịch trình ngủ hai pha hoặc nhiều pha
Tất cả các tham chiếu về lịch trình ngủ hai pha hoặc nhiều pha đã hoàn toàn không còn nữa

Các giai đoạn của giấc ngủ

Thông qua việc sử dụng các thiết bị chuyên biệt để ghi lại hoạt động điện của não bộ trong giấc ngủ và phân tích cấu trúc sinh lý giấc ngủ, các nhà khoa học đã chia giấc ngủ gồm 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1 (Chiếm 50% thời lượng giấc ngủ)

Con người rơi vào trạng thái ngủ thiu thiu, ngủ không sâu. Trong giai đoạn này, nhịp thở của chúng ta sẽ chậm lại, tim đập đều hơn, huyết áp giảm, nhiệt độ não giảm và mắt sẽ chuyển động chậm dần. Bên cạnh đó, lượng máu lưu thông đến não cũng giảm, sóng điện não chậm lại, biên độ nhỏ và đều đặn hơn. 

Người đang ngủ sẽ dễ bị đánh thức và khó có thể ngủ lại được. Chỉ đến khi họ cảm thấy mệt mỏi mới có thể trở lại với giấc ngủ. 

khi đánh thức sẽ rất khó ngủ lại
Người đang ngủ sẽ dễ bị đánh thức và khó có thể ngủ lại được.

Giai đoạn 2 (kéo dài khoảng 20 phút)

Người ngủ có thể ý thức một cách không rõ ràng hoặc có một vài suy nghĩ rời rạc. Tuy nhiên, họ không thể nhìn thấy bất cứ vật gì ngay cả khi mắt vẫn còn mở. Khi đó, sóng điện não dần chậm lại và có biên độ lớn hơn, nhịp tim, nhịp thở đều đặn chậm lại. 

Thỉnh thoảng sẽ có sự bùng phát của các sóng nhanh nhưng mắt vẫn không chuyển động. Người ngủ trải qua giai đoạn này có thể bị đánh thức bởi các âm thanh, tiếng động xung quanh. 

Giai đoạn 3 (Xuất hiện sau 30 – 40 phút sau khi lơ mơ ngủ)

Đây là giai đoạn ngủ sâu nên người ngủ rất khó tỉnh giấc. Sóng điện não chậm hơn giai đoạn trước và có biên độ lớn (sóng delta). Đồng thời, mắt và tay chân của họ cũng bất động. Giai đoạn này có chịu ảnh hưởng bởi tuổi tác của con người, thường kéo dài hơn ở người trẻ và ngắn đi ở người lớn tuổi.

Giai đoạn 4 (Giai đoạn ngủ sâu nhất)

Trong giai đoạn này, sóng điện não (sóng Delta) có biên độ lớn và tần suất chậm. Giai đoạn 3 và 4 là lúc bạn ngủ sâu và ngon nhất của giấc ngủ. Khi bị đánh thức, người ngủ sẽ bị mất phương hướng và giật mình, mơ hồ.

giai đoạn giấc ngủ của con người
Giấc ngủ của con người được chia thành 4 giai đoạn chính

Giấc ngủ REM

Sau khi giai đoạn ngủ sâu kết thúc, người ngủ tiếp tục quay lại giai đoạn 2 và đi vào trạng thái ngủ REM. Giai đoạn này sẽ xuất hiện trong khoảng 70-90 phút sau khi bạn đi ngủ. Thời lượng giấc ngủ REM sẽ dài hơn vào ban đêm và khi gần sáng.

Trong giai đoạn này, các cơ lớn hoàn toàn bị tê liệt. Vì thế, bạn sẽ không thể cử động cơ thể, tay chân. Bên cạnh đó, sóng điện não cũng nhỏ và không đều đặn, kèm theo hàng loạt các cử động mắt. Trong nhiều trường hợp, sóng não đồ của bạn có thể giống như lúc thức. 

Tuy nhiên, các hoạt động cơ thể lại tăng lên một cách đáng kể. Huyết áp dao động và tăng lên, mạch tăng không đều. Rem cũng chính là chu kỳ mà các giấc mơ thường xuất hiện. Đồng thời, trong quá trình này, nam giới có thể cương cứng dương vật trong khi người nữ có thể bị cương tụ máu âm vật. 

Các lợi ích đến từ giấc ngủ

Ngủ ngon, đủ giấc
Ngủ ngon, đủ giấc sẽ khiến não bộ được phục hồi và làm việc hiệu quả hơn.

Bên cạnh việc giúp cơ thể giảm bớt căng thẳng, được nghỉ ngơi và tái tạo năng lượng thì giấc ngủ ngon còn mang nhiều lợi ích khác. Đặc biệt giấc ngủ chất lượng còn đóng vai trò quan trọng đối với việc hoạt động của các tế bào não.

Ngủ ngon, đủ giấc sẽ khiến não bộ được phục hồi và làm việc hiệu quả hơn.

Giấc ngủ sâu và liền mạch giúp não bộ được nghỉ ngơi, tiếp nhận và xử lý thông tin hiệu quả để ghi nhớ tốt hơn. 

Không những thế, một giấc ngủ ngon sẽ mang đến cho bạn một buổi sáng tràn đầy năng lượng, tăng cường khả năng sáng tạo và giữ cho tâm trạng vui vẻ hơn. Đồng thời, giấc ngủ chất lượng còn giúp bạn tăng cường đề kháng, da đẹp hơn, cải thiện chỉ số cảm xúc và tiêu thụ ít calo hơn. Các chuyên gia đã chỉ ra rằng những người ngủ ít hơn 7 giờ mỗi ngày sẽ có khả năng bị cảm lạnh cao gấp 3 lần những người ngủ đủ 8 giờ. 

Giấc ngủ ngon
Giấc ngủ ngon mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe chúng ta

Giấc ngủ ngon giữ vai trò quan trọng trong việc bảo đảm các nguồn phát xung động để kích thích vỏ não. Điều này sẽ giúp cho các cảm xúc đang diễn ra trong giấc mơ của bạn thích ứng được với môi trường xung quanh ngay khi thức dậy.

Tóm lại, giấc ngủ là yếu tố không thể thiếu trong việc giúp bạn hồi phục sức khoẻ và cân bằng nhịp độ sinh học của cơ thể. Bạn cần có một giấc ngủ tốt để duy trì mức độ hoạt động hàng ngày cũng như khả năng tư duy, sáng tạo và tập trung làm việc.

Vì thế, hãy trân trọng giấc ngủ của chính mình và duy trì thói quen sinh hoạt khoa học để sức khỏe thể chất và tinh thần luôn ở trạng thái tốt nhất nhé.

Tham khảo: 

  • https://www.sleepadvisor.org/history-of-sleep/
  • https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/4-giai-doan-cua-mot-giac-ngu/

 

SubScribe

Subcribe ngay để nhận những thông tin bổ ích về sức khoẻ giấc ngủ và hàng ngàn ưu đãi mua nệm chăn ga gối mỗi ngày.