Bé gắt ngủ: nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Trường hợp bé tỏ ra gắt gỏng, khó chịu tương đối phổ biến, nhất là khi bé chuẩn bị cần đi ngủ. Vậy bé gắt ngủ nguyên nhân là do đâu? Làm thế nào để khắc phục tình trạng này của bé một cách đơn giản mà hiệu quả nhất. Hãy cùng Sleep giải đáp vấn đề này thật chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân bé gắt ngủ

Tiếng khóc được xem là một dạng truyền đạt cảm xúc thay cho tiếng nói và mong muốn của trẻ, khi trẻ chưa thể sử dụng ngôn ngữ như người lớn. Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc bé quấy khóc như:

  • Tính cách: với những đứa trẻ “thiên thần” thì rất dễ dàng đáp ứng lại tiếng dỗ dành của người lớn. Do đó, đa số các bé có tính cách này đều có khả năng tự ngủ một mình vô cùng tốt. Ngược lại, những em bé “nhạy cảm” hoặc hay “cáu kỉnh” thì lại thường phản ứng rất dữ dội hơn với những điều bé không thích hoặc chưa “đáp ứng đúng nhu cầu” của mình. Vì vậy, bố mẹ cũng cần nhiều thời gian để dỗ dành, đồng thời vấn đề gắt ngủ cũng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Giai đoạn phát triển của trẻ: thông thường, sẽ có một số giai đoạn mà bé trở nên khó chịu và gắt ngủ nghiêm trọng hơn so với bình thường. Tuy nhiên, chỉ cần vượt qua giai đoạn này thì trẻ sẽ dần ổn định mà bạn không cần làm gì hết.
nguyên nhân bé gắt ngủ
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé gắt ngủ, quấy khóc, khó chịu
  • Lịch trình sinh hoạt không cụ thể: sẽ dễ dàng hơn khi trẻ có một lịch trình sinh hoạt cụ thể để biết chính xác là khi nào bé cần ăn, khi nào thì nên đi ngủ. Như vậy sẽ tránh được việc bé quấy khóc, khó chịu mỗi khi đến giờ cần ngủ.
  • Trẻ quá buồn ngủ: nhiều cha mẹ không hiểu con mình, không nhận ra các tín hiệu khi trẻ đã buồn ngủ, nên cũng không thể cho bé đi ngủ khi có nhu cầu. Điều này dẫn đến việc bé quá mức buồn ngủ và mệt mỏi. Mặc dù vậy, bố mẹ nên biết rằng không phải trẻ nào cũng sẽ ngủ được khi cảm thấy quá buồn ngủ. Do đó, bố mẹ nên biết chính xác con mình khi nào cần được đi ngủ, để giúp trẻ bớt gắt ngủ.
  • Trẻ quá khích: trong thời gian mà bé cần ngủ, nếu có ánh sáng quá mạnh, tiếng ồn quá lớn hoặc những kích thích quá thức thì sẽ làm bé trở nên khó chịu và trở nên gắt ngủ.
  • Trẻ chưa ngủ đủ giấc: trong thời gian ngủ, nếu bị đánh thức bởi một lý do nào đó thì trẻ rất dễ khó chịu, dẫn đến việc quấy khóc.
  • Trẻ đầy bụng: nhiều mẹ vẫn cho bé ngủ bằng cách cho con bú. Thế nhưng, nếu trẻ đã no mà vẫn cho bú tiếp thì sẽ làm trẻ khó chịu đầy bụng, và gắt ngủ dữ dội. Trong trường hợp trên, bố mẹ nên cho trẻ ợ hơi, để bớt đầy bụng rồi mới cho bú tiếp.
  • Trẻ gặp ác mộng: trong khi ngủ mà bé khóc thét lớn thì rất có thể là bé đang gặp ác mộng.
  • Thiếu vitamin D: sẽ dẫn đến thiếu canxi, điều này sẽ biểu hiện thông qua việc bé gắt ngủ, khó ngủ, đêm khóc dữ dội,…

Xem thêm: 8 mẹo để bé ngủ không giật mình hiệu quả nhất hiện nay 

Cách khắc phục tình trạng bé gắt ngủ hiệu quả

Tập cho bé ngủ đúng giờ

  • Đa số những đứa trẻ sơ sinh sẽ dành cả ngày chỉ để đi ngủ. Tuy vậy, vẫn sẽ có một số trường hợp ngoại lệ là hầu như bé không hề thích ngủ hoặc không ngủ được. Với những trẻ này, bố mẹ cần đặt cho bé một lịch sinh hoạt ngủ thức cụ thể. Đồng thời, phụ huynh cũng cần cho bé ngủ ngay lập tức, nếu có những dấu hiệu như ngáp, không chịu chơi, hay mắt lờ đờ…
  • Tạo môi trường ngủ: bé sẽ dễ ngủ hơn trong điều kiện phòng ngủ có ít ánh sáng, nhiệt độ thích hợp, thoáng đãng, không có tiếng ồn lớn.
  • Vào buổi tối: để bé thư giãn trước khi đi ngủ, đồng thời tạo môi trường cho bé dễ đi ngủ hơn và nên cho bé đi ngủ sớm bình thường. Điều này sẽ giúp cơ thể tự động tạo ra một  hormone để điều chỉnh chu kỳ ngủ.
giảm tình trạng bé gắt ngủ
Cho bé ngủ đúng giờ là cách để giảm tình trạng bé gắt ngủ hiệu quả

Vỗ về và an ủi bé

Trẻ nhỏ luôn có cảm giác bất an và lo lắng. Do đó, không có gì lạ khi trẻ hay khóc và thường gặp phải những giấc mơ khủng khiếp. Những lúc này, bố mẹ nên ôm trẻ vào lòng và vỗ về, an ủi để bé giảm bớt cảm giác bất an trong lòng. 

Bổ sung vitamin D cho bé

Trẻ sẽ ngủ ngon và ít gắt ngủ hơn nếu được cung cấp đầy đủ vitamin D. Trên thực tế, nhu cầu vitamin D của trẻ sẽ rơi vào khoảng 400UI mỗi ngày. Bạn có thể bổ sung dưỡng chất này bằng cách sử dụng các loại thực phẩm chức năng. Hoặc cho trẻ tắm nắng cho trẻ từ 15-20 phút, để ánh nắng giúp cơ thể tổng hợp vitamin D.

giúp bé cải thiện tình trạng gắt ngủ
Bổ sung vitamin D là phương án giúp bé ngủ ngon mà không gắt ngủ nữa

Cho bé tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

Hầu như trong chúng ta ai cũng biết rằng việc tiếp xúc với ánh nắng sẽ giúp thể cơ thể tổng hợp vitamin D. Tuy nhiên ngoài công dụng trên thì việc cho bé tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nhất là vào buổi sáng, còn giúp bé thiết lập nhịp sinh học ngày đêm khoa học. Đồng thời, để cơ thể sản xuất ra hormone melatonin vào đúng thời điểm trong chu kỳ ngủ thức của bé.

điều trị tình trạng gắt ngủ
Ánh nắng mặt trời rất tốt cho việc điều trị trình trạng gắt ngủ của bé

Không để bé quá no khi ngủ

Khi quá no bụng bé sẽ trở nên khó chịu, làm bé mệt mỏi, dẫn đến tình trạng gắt ngủ. Lúc này, mẹ nên để bé bớt no, hoặc ợ hơi đã rồi mới cho bú tiếp.

không nên cho bé gắt ngủ bú quá no
Mẹ không nên cho bé bú quá no nếu không muốn bé bị gắt ngủ, mệt mỏi

Đảm bảo đủ sắt

Nếu bé đã ăn dặm, hãy đảm bảo cung cấp đủ sắt trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Điều này sẽ giúp mang đến những giấc ngủ ngon và sâu hơn cho bé, giảm thiểu tình trạng gắt ngủ, quấy khóc. Một số thực phẩm chứa nhiều sắt mà bạn cần quan tâm như thịt màu đỏ, đậu, rau xanh,….

giúp bé không còn gắt ngủ
Cung cấp đủ sắt sẽ giúp bé ngủ ngon cả đêm và không còn gắt ngủ

Không để bé ăn thực phẩm nhiều năng lượng vào buổi tối

Bố mẹ cần đảm bảo rằng không để trẻ ăn thực phẩm nhiều năng lượng như đồ ngọt, quả ngọt… vào buổi chiều và buổi tối. Việc cung cấp quá nhiều năng lượng vào thời gian này sẽ làm bé trở nên phấn khích, và khó đi vào giấc ngủ. Khiến trẻ đi ngủ muộn hơn, mệt mỏi và dẫn đến gắt ngủ.

chọn thức ăn cho bé gắt ngủ
Hạn chế những loại thực phẩm nhiều năng lượng vào buổi tối để bé ngủ ngon

Đưa bé đến bác sĩ

Nếu bố mẹ nhận thấy bé nhà mình có một trong những dấu hiệu như gắt ngủ, ngủ quá ít so với lứa tuổi, thiếu ngủ hay nghi ngờ rối loạn giấc ngủ,… thì tốt hơn hết là bố mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và hướng khắc phục hiệu quả. 

đưa bé đến bác sĩ nếu có biểu hiện gắt ngủ kéo dài
Đưa trẻ đến bác sĩ nếu bố mẹ thấy trẻ có những biểu hiện rối loạn giấc ngủ

Trẻ gắt ngủ có thể đến từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó, bố mẹ cần chú ý lắng nghe và phân biệt tiếng khóc của con đến từ nguyên nhân nào, để từ đó lên phương án khắc phục hiệu quả. 

Nếu đã thực hiện hết tất cả các cách mà Sleep đã chia sẻ trên đây mà bé vẫn bị gắt ngủ thì bố mẹ nên nhanh chóng cho trẻ đi khám để không làm ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của con mình. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi mang đến đã giúp ích phần nào cho bạn trong việc điều trị tình trạng gắt ngủ khó chịu của con em mình.

Nguồn tham khảo: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/vi-sao-be-gat-ngu-du-doi/ 

SubScribe

Subcribe ngay để nhận những thông tin bổ ích về sức khoẻ giấc ngủ và hàng ngàn ưu đãi mua nệm chăn ga gối mỗi ngày.