Bố mẹ nên làm gì khi trẻ không ngủ trưa?

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, giấc ngủ trưa đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển não bộ của trẻ. Vậy nếu trẻ không ngủ trưa thì bố mẹ nên làm gì? Hãy để Sleep giúp bạn tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!

Tại sao trẻ không ngủ trưa?

Chắc hẳn không ít một lần bố mẹ đã trải qua tình huống này, bé liên tục phát sinh những tín hiệu cho thấy muốn muốn đi ngủ như ngáp, dụi mắt, nằm xuống giường và bắt đầu bật khóc. Tuy nhiên, dù bạn có cố gắng cách mấy thì bé vẫn không thể đi vào giấc ngủ.

trẻ không ngủ trưa là tình trạng phổ biến
Trẻ không ngủ trưa là tình trạng vô cùng phổ biến làm các phụ huynh lo lắng

Để giải thích trình trạng này, các chuyên gia đã đưa ra lời giải thích đó là, ở thời kỳ đầu trẻ đang quan tâm đến những điều xung quanh mình. Do đó, trẻ nghĩ nếu đi ngủ thì có thể bỏ lỡ những điều gì đó thú vị có thể xảy ra. Ngoài ra, trẻ không ngủ trưa cũng là để thể hiện sự độc lập của bản thân. Việc không chịu đi ngủ chính là cách trẻ giành quyền kiểm soát từ bạn.

Xem thêm: Nguyên nhân và cách điều trị chứng ngủ rũ ở trẻ em như thế nào?

Nhu cầu ngủ trưa của trẻ

Nhu cầu ngủ trưa của mỗi bé ở độ tuổi khác nhau là khác nhau. Bởi thực chất, mỗi lứa tuổi của trẻ sẽ có nhu cầu ngủ riêng, cụ thể.

Trẻ từ 0 – 6 tháng

Trẻ từ 0 – 6 tháng cần ngủ từ 14 – 18 giờ mỗi ngày. Thông thường, bé sẽ ngủ từ 1 -3 h mỗi giấc, sau đó thức dậy đòi bú. Khi được 4 tháng tuổi, đa số các bé ngủ khoảng 9 – 12 giờ vào mỗi đêm và từ 2 – 3 giờ vào ban ngày. Mỗi giấc ngủ trưa vào ban ngày sẽ kéo dài từ 30 phút đến 2 giờ.

Trẻ từ 6 – 12 tháng

Ở giai đoạn này, bé cần ngủ khoảng 14 giờ mỗi ngày. Trong đó, ngủ trưa tầm 2 lần/ngày, mỗi lần ngủ sẽ kéo dài từ 20 phút – 1 giờ. Đặc biệt trẻ từ 6 -12 tháng thường không cần thức dậy vào ban đêm để bú nữa.

trẻ không ngủ trưa
Trẻ từ 6 – 12 tháng luôn cần ngủ trưa trung bình từ 2-3 lần trên một ngày

Trẻ từ 1 – 3 tuổi

Khi trẻ bắt đầu chập chững biết đi thì chỉ cần ngủ 12 – 14 giờ, và thời gian ngủ trưa từ  – 3 giờ. Ở tuổi này, bạn vẫn có thể cho bé ngủ trưa khoảng 2 lần/ngày. Tuy nhiên, không nên để bé ngủ quá nhiều, để tránh gây mất ngủ ở buổi tối. 

Trẻ từ 3 – 5 tuổi

Thời gian ngủ của trẻ từ 3 – 5 tuổi là từ 11 – 12 giờ, bao gồm cả ngủ trưa. Mặc dù vậy, đa số các trẻ sẽ không muốn ngủ trưa khi ở giai đoạn tuổi này.

trẻ không ngủ trưa ở giai đoạn 3-5 tuổi
Trẻ ở giai đoạn từ 3 – 5 tuổi đa số thường không thích ngủ trưa nữa

Trẻ từ 5 – 12 tuổi

Trẻ em ở giai đoạn đi học cần đảm bảo ngủ đủ từ 10 – 11 giờ mỗi ngày. Một số trẻ ở tuổi này vẫn cần ngủ trưa. Tuy nhiên, tốt hơn hết là bạn nên cho trẻ đi ngủ sớm, để không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ buổi tối. 

Bố mẹ nên làm gì khi trẻ không ngủ trưa

Một số phương pháp giúp bố mẹ cải thiện giấc ngủ trưa cho con mình. Bao gồm:

  • Xác định rõ thời gian ngủ của trẻ: khi còn nhỏ, mỗi ngày trẻ có thể ngủ trưa từ 2  – 3 lần. Tuy nhiên, sau khi biết đi, trẻ sẽ bắt đầu chuyển qua việc ngủ ngắn. Đến tháng thứ 18, trẻ có thể không ngủ vào buổi trưa sáng. Khi giấc ngủ buổi sáng không còn nữa, bố mẹ có thể thử đẩy giấc ngủ trưa của bé lên sớm hơn, tốt nhất là ngay sau bữa trưa. Để không làm bé bị mất ngủ vào ban đêm. Bởi bé sẽ khó cảm thấy buồn ngủ, nếu chỉ mới thức dậy vài giờ sau giấc ngủ trưa.
  • Giữ thời gian ngủ trưa cho trẻ cố định: khi trẻ mới biết đi thì rất cần một thói quen để cảm thấy an toàn. Do đó, nếu liên tục trải qua những bước giống nhau trong một ngày thì trẻ sẽ biết điều gì sắp diễn ra tiếp theo. Từ đó, bạn có thể hy vọng bé tuân thủ theo lịch trình hơn. Điều cần làm lúc này là hãy cho trẻ ngủ và thức ở những giờ cố định. Để bé quen với lịch trình ngủ, thức này. Hãy cố gắng thực hiện điều này ngay cả khi trẻ đi học mẫu giáo. 
  • Bạn cần đảm bảo rằng bé sẽ tự ngủ được vào ban đêm. Một khi có thể ngủ mà không cần ru, chăm bổng thì chắc chắn trẻ có thể làm vậy vào ban ngày.
  • Cần bình tĩnh: mặc dù sẽ rất khó chịu khi bạn phải dỗ dành một đứa trẻ quấy khóc, và không chịu ngủ vào buổi trưa. Tuy nhiên, bạn không nên để cho trẻ thấy rằng mình đang dần mất bình tĩnh và cáu gắt.
  • Không được để thời gian ngủ trưa của trẻ trở thành một cuộc chiến: bạn chỉ cần thủ thỉ với trẻ rằng, có vẻ là trẻ đã mệt mỏi và cần nghỉ ngơi. Sau đó, ôm trẻ vào lòng và nhanh chóng rời đi. 
  • Nếu trẻ khóc, hãy cố gắng dỗ dành nhưng không nên nằm cạnh trẻ. Nếu làm vậy, có thể sẽ hình thành thói quen có bạn trẻ mới đi ngủ được.
lời khuyên cho trẻ không ngủ trưa
Một số lời khuyên cho bố mẹ nếu bé liên tục quấy khóc và không muốn ngủ trưa
  • Tina Payne Bryson, nhà trị liệu tâm lý cho biết, nếu bạn không thể giúp con mình đi ngủ, thì ít nhất cũng phải để trẻ thư giãn. Bạn nên nằm xuống cùng con, sau đó hướng dẫn trẻ đặt một tay lên bụng hoặc ngực. Rồi dùng tay bạn đặt lên tay của trẻ. Đồng thời hít thở chậm cùng nhau trong 1 phút. 
  • Tạo chỗ nghỉ ngơi: mọi thứ dường như sẽ trở nên tồi tệ hơn khi bố mẹ cố gắng thúc ép bé ngủ trưa. Những xung đột trong lúc này sẽ chỉ khiến bé trở nên tổn thương. Nếu trẻ thật sự không muốn ngủ trưa, đừng tranh cãi với trẻ. Thay vào đó, bạn có thể thỏa thuận với trẻ bằng cách đặt thêm vài cuốn sách hoặc đồ chơi, ở nơi trẻ “nghỉ ngơi”.
  • Báo hiệu thời gian ngủ trưa kết thúc: một số trẻ sẽ chạy ra khỏi phòng chỉ ngay sau 3 – 4 phút ngủ trưa. Do đó, bạn cần gợi ý cho trẻ một tín hiệu rõ ràng để đánh dấu thời gian kết thúc ngủ trưa. Bạn có thể sử dụng một chiếc đèn ngủ và giải thích rằng con có thể thức dậy khi đèn tắt. Hoặc bật một danh sách nhạc êm dịu và nói với con rằng khi nào nhạc dừng lại thì có thể ra khỏi giường. Những điều trên sẽ giúp trẻ nhận biết rằng nếu chưa có tín hiệu thì thời gian nghỉ trưa của mình sẽ không kết thúc.
cần thư giãn nếu trẻ không chịu ngủ trưa
Nếu con vẫn không muốn ngủ trưa thì bố mẹ cần để bé thư giãn và thoải mái
  • Biến giờ đi ngủ thành giờ kể chuyện: nếu trẻ không muốn ngủ trong một không gian yên tĩnh, thì bố mẹ có thể dùng thời gian nghỉ trưa của trẻ để kể 1 đến 2 câu chuyện mà trẻ yêu thích. Điều này sẽ giúp bé nằm yên và cảm thấy thư giãn hơn. Tốt hơn hết là bạn nên chọn những câu chuyện có nhịp độ chậm và lặp đi lặp lại một cách quen thuộc.
  • Nếu đã thử mọi cách mà bé vẫn không chịu ngủ thì bạn nên chấp nhận rằng bé không thích ngủ trưa và cũng không có nhu cầu ngủ trưa. Vì vậy, bạn không nên ép trẻ, mà hãy biến thời gian này để mình và con cùng nhau thư giãn.

Trên đây là những việc làm mà bố mẹ nên thực hiện nếu trẻ không ngủ trưa mà chúng tôi đã tổng hợp lại. Hy vọng sau những chia sẻ của Sleep, bạn đã biết cách đối phó với trình trạng bé quấy khóc và không chịu ngủ trưa. 

Nguồn tham khảo: 

 

SubScribe

Subcribe ngay để nhận những thông tin bổ ích về sức khoẻ giấc ngủ và hàng ngàn ưu đãi mua nệm chăn ga gối mỗi ngày.