Nguyên nhân và cách điều trị chứng ngủ rũ ở trẻ em như thế nào?

Chứng ngủ rũ là một trong những dạng rối loạn giấc ngủ vô cùng phổ biến ở trẻ hiện nay, gây ra nhiều tác động tiêu cực đến cuộc sống và kết quả học tập ở trường của trẻ. Vậy chứng ngủ rũ ở trẻ em là gì? Nguyên nhân và cách điều trị chứng ngủ rũ ở trẻ em như thế nào? Hãy cùng Sleep tìm hiểu thật kỹ những vấn đề trên ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Chứng ngủ rũ ở trẻ em là gì?

Chứng ngủ rũ là một dạng rối loạn chức năng thần kinh, làm ảnh hưởng lên khả năng kiểm soát giấc ngủ, cũng như sự tỉnh táo của não bộ. Những trẻ mắc chứng ngủ rũ thường luôn có cảm giác buồn ngủ quá mức cần thiết. Điều này đã gây ra các tác động xấu lên tất cả các khía cạnh trong cuộc sống của trẻ, bao gồm kết quả học tập ở trường và những hoạt động xã hội. 

chứng ngủ rũ ở trẻ em
Chứng ngủ rũ ở trẻ em là một trong những dạng rối loạn giấc ngủ phổ biến hiện nay

Một số biểu hiện thường thấy ở chứng ngủ rũ của trẻ em bao gồm:

  • Các cơn buồn ngủ đến một cách không thể kiểm soát được, gây ảnh hưởng đến các hoạt động vào ban ngày.
  • Trẻ đi thẳng vào giấc ngủ REM.
  • 90 – 100% bệnh nhân ngủ rũ được xác định là có liên quan đến 1 loại kháng nguyên bạch cầu người là HLA- DR2.
  • Bệnh nhân ngủ rũ sẽ thiếu đi chất dẫn truyền thần kinh hypocretin. Đây là chất kích thích sự thèm ăn và sự thức tỉnh của con người.
  • Số neuron hypocretin (Hrct cells) trong những trẻ ngủ rũ chỉ đạt  85- 95%, thấp hơn so với những bộ não không bị mắc hội chứng này.

Những tác hại của chứng ngủ rũ ở trẻ em

Hiện nay, chứng ngủ rũ ở trẻ em có 2 loại điển hình đó là:

  • Chứng ngủ rũ loại 1 (đi kèm với tình trạng mất trương lực cơ – Cataplexy): người bệnh lúc này thường sẽ có cảm giác buồn ngủ quá mức vào ban ngày, cùng với chứng khó ngủ vào ban đêm. Điều này có thể xảy ra do sự thiếu hụt hormone Hypocretin. Trẻ em khi mắc chứng ngủ rũ loại 1 sẽ có xu hướng tăng cân một cách nhanh chóng.
  • Chứng ngủ rũ loại 2 (hay chứng ngủ rũ không kèm Cataplexy): người bệnh cũng có cảm giác buồn ngủ quá mức vào ban ngày nhưng không kèm Cataplexy. Đồng thời, hormone Hypocretin của họ cũng ở mức bình thường.
chứng ngủ rủ có nhiều tác hại
Chứng ngủ rũ ở trẻ em gây ra rất nhiều tác hại đến cuộc sống sinh hoạt của trẻ

Chứng ngủ rũ ở trẻ em sẽ gây ra một số vấn đề như:

  • Khả năng tập trung và chú ý của trẻ em bị giảm sút.
  • Học lực kém
  • Trí nhớ kém
  • Cân nặng tăng nhanh chóng
  • Khó hòa nhập với bạn bè, vì phải dùng hết năng lượng để cố gắng tỉnh táo.
  • Thường đi học muộn và muốn nghỉ học.

Không chỉ vậy, chứng ngủ rũ ở trẻ em cũng gây ra một số vấn đề liên quan đến cảm xúc như:

  • Cảm thấy xấu hổ và bất lực vì tình trạng ngủ quên hay ngủ lịm của bản thân diễn ra quá thường xuyên.
  • Dễ buồn rầu và tủi thân khi bị bạn học trêu chọc.
  • Bị người xung quanh xem là lười biếng, không thể hòa nhập với các hoạt động ở trường.
  • Tình trạng yếu cơ hoặc tê liệt diễn ra trong 1 thời gian ngắn (Cataplexy) làm trẻ bị lo lắng, sợ hãi.

Cách điều trị chứng ngủ rũ ở trẻ em

Hiện nay vẫn chưa có cách để điều trị triệt để chứng ngủ rũ ở trẻ em và người lớn. Do đó, những cách điều trị dưới đây chủ yếu tập trung làm giảm cơn buồn ngủ vào ban ngày, và cải thiện sự tỉnh táo, để trẻ có thể sinh hoạt như người bình thường. 

Sử dụng thuốc

Trong trường hợp trẻ luôn trong tình trạng ngủ li bì, bạn có thể sử dụng 1 trong 2 loại thuốc, giúp kích thích sự tỉnh táo dưới đây:

  • Thuốc kích thích tỉnh táo: những loại thuốc kích thích dạng Amphetamine như Methylphenidate, Armodafinil hoặc Modafinil thường được sử dụng trước vì chúng không chỉ có ít tác dụng phụ hơn, mà còn không làm tăng cảm giác lệ thuộc giống như các loại thuốc khác. Tuy nhiên, những loại thuốc kích thích này sẽ có tác dụng phụ tương tự như cafein, gây ra các triệu chứng như lo lắng, kích động và đánh trống ngực. Ngoài ra, vẫn còn 1 số tác dụng phụ khác nữa, bao gồm khó chịu ở dạ dày, đau đầu và bị sút cân.
  • Thuốc chống trầm cảm:  ảo giác, cataplexy, gián đoạn giấc ngủ ban đêm và hội chứng tê liệt giấc ngủ thường được điều trị bằng 2 loại thuốc chống trầm cảm là thuốc chống trầm cảm 3 vòng (Clomipramine, Protriptyline, và Desipramine) và thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc – SSRI  (Atomoxetine, Fluoxetine, và Sertraline). Trong đó các loại thuốc SSRI thường có ít tác dụng phụ hơn là thuốc chống trầm cảm 3 vòng.
điều trị chứng ngủ rũ
Điều trị chứng ngủ rũ ở trẻ em bằng thuốc cần có sự hướng dẫn của bác sĩ

Tuy nhiên, các loại thuốc trên vẫn đang trong tình trạng nghiên cứu lâm sàng, và hầu hết là không được chấp thuận để sử dụng ở trẻ em. Hiện nay, chỉ có Sodium Oxybate (Xyrem) là loại thuốc duy nhất được FDA cho phép để điều trị chứng ngủ rũ ở trẻ em từ 7 tuổi trở lên.

Đặc biệt, việc lựa chọn loại thuốc nào còn phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng cụ thể của trẻ. Đôi khi, bạn phải mất vài tuần đến vài tháng để tìm ra loại thuốc cùng với liều lượng chuẩn nhất, thích hợp với trẻ em nhà mình.

Điều chỉnh hành vi

Với những trẻ mắc chứng ngủ rũ, bạn có thể bắt đầu điều trị bằng cách thay đổi thói quen và hành vi hàng ngày của trẻ như:

  • Khuyến khích ngủ các giấc ngắn: hãy để cho trẻ chợp mắt khoảng 20-30 phút mỗi ngày vào các thời điểm thích hợp. Những giấc ngủ ngắn như thế này, có thể giúp trẻ tỉnh táo trong vòng vài giờ.
  • Tập thể dục thường xuyên: cha mẹ nên khuyến khích trẻ vận động khoảng 20 phút mỗi ngày. Tuy nhiên, điều này nên kết thúc trước khi đi ngủ 3 tiếng.
  • Tuân thủ lịch trình ngủ lành mạnh: nên hướng dẫn trẻ lên một lịch trình ngủ, thức đều đặn và đúng giờ mỗi ngày, cho dù là ngày nghỉ.
  • Đảm bảo an toàn cho trẻ: tình trạng buồn ngủ, ngất lịm đột ngột có thể làm nguy hiểm, nhất là khi trẻ đang tham gia các hoạt động như nấu ăn, bơi lội, lái xe,… Do đó, bố mẹ trước khi cho con thực hiện những điều trên thì nên đảm bảo bé đã được tỉnh táo hoàn toàn.
cách điều trị chứng ngủ rũ phổ biến
Điều chỉnh hành vi là cách điều trị chứng ngủ rũ ở trẻ em phổ biến nhất hiện nay

Thông báo chứng ngủ rũ ở trẻ em cho những người cần biết

Để có thể chăm sóc và điều trị chứng ngủ rũ ở trẻ em một cách tốt nhất, bố mẹ nên thông báo tình trạng này của trẻ cho trường học, thầy cô giáo, cùng những người xung quanh của con. Việc này sẽ giúp mọi người thấu hiểu và  tạo điều kiện để trẻ có thời gian nghỉ ngơi thích hợp. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên tìm đến những bác sĩ, chuyên gia để được tư vấn, hỗ trợ, và tìm cách điều trị cho trẻ.

Chứng ngủ rũ ở trẻ em có thể gây ra tình trạng mất tập trung, khả năng ghi nhớ kém, làm ảnh hưởng không chỉ đời sống mà còn kết quả học tập trên trường của trẻ. Do đó, bạn nên thông qua việc điều chỉnh thói quen, lối sống, cũng như một vài loại thuốc để giúp trẻ cải thiện các triệu chứng trên.

Xem thêm: Chứng ngủ rũ là gì? dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả nhất hiện nay 

chứng ngủ rủ ở trẻ em
Chứng ngủ rũ của trẻ em cho những ai chưa biết

Hy vọng thông qua bài viết của Sleep, bạn đã biết chứng ngủ rũ ở trẻ em là gì? Cũng như các cách điều trị chứng ngủ rũ ở trẻ em hiệu quả. Để từ đó, có được  phương án điều trị thích hợp nhất cho con của mình.

Nguồn tham khảo:

Ngày cập nhật: 21/06/2022

SubScribe

Subcribe ngay để nhận những thông tin bổ ích về sức khoẻ giấc ngủ và hàng ngàn ưu đãi mua nệm chăn ga gối mỗi ngày.