Tất tần tật về những lợi ích của việc dậy sớm mà bạn nên biết

Nhiều người quan niệm rằng việc dậy sớm sẽ giúp chúng ta cải thiện năng suất làm việc và duy trì sức khỏe tốt. Vậy lợi ích của dậy sớm có thật sự thần kỳ như vậy? Cố gắng thay đổi thời gian sinh hoạt, rời khỏi giường vào lúc sớm hơn có mang đến những hậu quả gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.

Sự khác nhau giữa “cú đêm” và “người của buổi sáng”

Thời gian ngủ hay thức dậy của chúng ta diễn ra một cách tự nhiên và được điều chỉnh bởi nhịp sinh học của mỗi người. Tuy nhiên, quá trình này vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi một vài yếu tố như lối sống (thức khuya, ngủ nướng vào cuối tuần), ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử, di truyền…

Một nghiên cứu gần đây của Harvard về khả năng di truyền của hai đối tượng này đã chỉ ra rằng rằng những người dậy sớm tự nhiên thường sẽ có chỉ số về hạnh phúc cao hơn. Đồng thời, họ cũng ít gặp nguy cơ mắc bệnh trầm cảm và tâm thần phân liệt. 

Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng không tìm thấy bằng chứng chắc chắn rằng có mối liên hệ di truyền giữa việc là “cú đêm” với việc mắc các bệnh như béo phì và tiểu đường.

Người dậy sớm
Người dậy sớm thường có nhiều thời gian để điều chỉnh tâm trạng tốt hơn

Phần lớn những người cố gắng thức dậy sớm hơn thường không phải là người có sẵn khuynh hướng thức dậy vào buổi sáng sớm. Vì vậy, việc thay đổi lịch trình ngủ và cưỡng lại yếu tố di truyền cá nhân sẽ là một thách thức lớn với họ. Tuy nhiên, các lợi ích của dậy sớm đã được chứng minh. Điều này sẽ giúp họ có thêm động thực để điều chỉnh lịch sinh hoạt của mình. 

Lợi ích của dậy sớm

Việc thức dậy sớm từ lâu đã hình thành một tín ngưỡng văn hóa rộng rãi trên khắp thế giới. Theo đó, chúng ta đều tin tưởng rằng thức sớm sẽ giúp con người sảng khoái, tiết kiệm được nhiều thời gian, làm việc hiệu quả và rèn luyện sức khỏe của mình. 

Ở Anh, câu ngạn ngữ “Con chim nào dậy sớm thì mới bắt được sâu” được biết đến như một lời răn dạy mỗi cá nhân. Còn ở Mỹ, câu tục ngữ “đi ngủ sớm và dậy sớm làm cho người đàn ông khỏe mạnh, giàu có và khôn ngoan” cũng giúp chúng ta nhận thấy tầm quan trọng của việc dậy sớm.. Bên cạnh đó, ở Ấn Độ còn tiến hành nghiên cứu và phát hiện ra rằng thời gian thức dậy sớm dường như giúp con người cải thiện trí nhớ và sự tập trung..

Theo nghiên cứu trên, trẻ em có thói quen dậy sớm từ khi còn bé sẽ có được nhiều điều hạnh phúc hơn trong cuộc sống. Ví dụ, những đứa trẻ thức dậy trước 7h30 sáng thường hoạt động thể chất trong ngày nhiều hơn với các đứa trẻ thức dậy sau thời điểm đó. Mặc dù có rất ít nghiên cứu tương tự đối với người lớn, điều này vẫn được đánh giá là có khả thi vì trẻ nhỏ sẽ thường có xu hướng tiếp tục thói quen dậy sớm sau khi dậy thì hay trưởng thành. 

Người thức dậy sớm thường dùng thời gian để vận động. Qua đó, quá trình tập thể dục sẽ giúp họ cải thiện tâm trạng, khuyến khích sự hạnh phúc và yêu quý bản thân trong mỗi người.  Điều này đặc biệt đúng ở những người lớn tuổi. Họ có xu hướng ít cảm thấy hạnh phúc hơn những người trẻ tuổi.

Dậy sớm
Dậy sớm mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe và cuộc sống

Một số ý kiến còn chỉ ra rằng những giám đốc điều hành, nhân vật cấp cao, người thành công trong sự nghiệp và cuộc sống thường có xu hướng là người dậy sớm. Bên cạnh việc sử dụng hiệu quả hơn thời gian trong ngày, năng suất làm việc của họ cũng được nâng cao nhờ việc cải thiện tâm trạng thông qua các hoạt động vào buổi sáng sớm như: ngồi thiền định, tập thể dục, tận hưởng thời gian cho bản thân…

Ngoài ra, thức dậy sớm có thể là một trong những yếu tố giúp chúng ta giữ gìn sức khỏe. Trẻ em thức dậy sớm thường có ít nguy cơ bị thừa cân hơn. Đồng thời, chúng ta cũng có xu hướng ăn uống lành mạnh hơn vào ban ngày. Thức dậy sớm cũng có thể khiến chúng ta ăn sáng nhiều hơn. Điều này có liên quan đến việc làm cho chỉ số BMI thấp hơn và giúp chúng ta đưa ra các lựa chọn ăn uống lành mạnh trong cả ngày.

Hạn chế của việc thức dậy sớm

Bất lợi lớn nhất của việc thức dậy sớm là nếu không đi ngủ sớm hơn, bạn có thể sẽ không ngủ đủ giấc. Về lâu dài, tình trạng thiếu ngủ sẽ dẫn đến nguy cơ mắc nhiều căn bệnh nghiêm trọng, đặc biệt là tiểu đường. 

Ngoài ra, việc thức dậy sớm nhưng không ngủ đủ giấc sẽ khiến bạn phải đối mặt với nhiều vấn đề như:

  • Thường xuyên buồn ngủ và ngáp liên tục trong ngày. Đặc biệt là khi lái xe hoặc ngồi làm việc
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm cả bệnh tim mạch
  • Có khả năng bị rối loạn trí não và gặp các vấn đề về trí nhớ
  • Thường xuyên lo lắng và bị các vấn đề sức khỏe tâm thần khác
ngủ không đủ giấc
Thức dậy sớm nhưng ngủ không đủ giấc sẽ khiến bạn cảm thấy uể oải

Việc liên tục làm việc vào đêm khuya và sáng sớm trong thời gian dài sẽ khiến bạn mệt mỏi. Một số người sẽ có xu hướng ngủ bù bằng việc “ngủ nướng” vào cuối tuần. Tuy nhiên, cách làm này hoàn toàn phản tác dụng. Dù cảm thấy tốt hơn sau giấc ngủ, bạn vẫn không thể bù lại những “khoản nợ” ngủ của mình. Bên cạnh đó, bạn còn có thể bị rối loạn nhịp sinh học và cảm thấy khó khăn hơn khi cố gắng thức dậy sớm vào những ngày tiếp theo. 

Làm thế nào để thức dậy sớm?

Nếu bạn muốn điều chỉnh thói quen và thức dậy sớm hơn, hãy thử những phương pháp sau đây: 

Lên lịch trình đi ngủ

Hãy rèn luyện thói quen đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Điều này sẽ giúp cho cơ thể và não bộ của bạn dần thích nghi với thời gian sinh hoạt cụ thể. Từ đó, việc thức dậy sớm sẽ dần trở thành bản năng và được diễn ra một cách tự nhiên. 

Khi lên lịch trình đi ngủ, bạn nên tìm hiểu bản thân sẽ cần ngủ trong bao lâu, theo đó người trưởng thành cần ngủ từ 7 đến 8 tiếng. Sau đó, hãy chọn ra những khung giờ ngủ cụ thể và cố gắng tuân thủ lịch ngủ của mình trong nhiều ngày liên tiếp. Sau khi cơ thể đã thích nghi với nhịp sinh học mới, bạn sẽ cảm thấy việc thức dậy trở nên dễ dàng hơn. 

Cải thiện thói quen trước khi đi ngủ

Một vài thói quen xấu có thể phá hoại sự nỗ lực thức dậy sớm của bạn. Theo đó, bạn nên hạn chế uống các chất có cồn, kích thích như bia rượu, cà phê trong vài giờ trước khi đi ngủ. Tránh xa các thiết bị điện tử phát ra ánh sáng xanh cũng là một cách tuyệt vời để bạn tập trung vào giấc ngủ của mình. 

sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ
Không nên sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ

Để cải thiện thói quen trước khi đi ngủ, hãy thử làm điều gì đó thư giãn trước khi ngủ, ví dụ như đọc sách, ngồi thiền hay tắm nước ấm. Đồng thời, không nên dành quá nhiều thời gian để ngủ vào buổi trưa. Việc ngủ quá nhiều vào buổi trưa sẽ khiến bạn trằn trọc và khó ngủ hơn.

Đặc báo thức ở xa tầm với

Bạn sẽ thường trì hoãn việc thức dậy của mình bằng cách nhấn vào nút tắt của báo thức. Tuy nhiên, việc ngủ lại sau khi bị đánh thức sẽ chỉ làm bạn cảm thấy buồn ngủ nhiều hơn vào ban ngày. Không những thế, nó còn có khả năng khiến bạn mệt mỏi, uể oải, giảm hiệu suất công việc và trằn trọc khó ngủ vào buổi tối. 

Vì thế, hãy đặt báo thức ở một vị trí xa tầm tay của bản thân hay thậm chí là giấu nó đi. Bạn sẽ buộc bản thân phải tỉnh táo, bước xuống giường và tắt báo thức. Từ đó, bạn cảm thấy tỉnh táo và không còn cảm giác muốn quay lại giường ngủ nữa. 

Ăn uống lành mạnh

Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh giúp bạn có thêm năng lượng và ngủ ngon hơn. Mặt khác, những thực phẩm không lành mạnh có thể khiến bạn cảm thấy uể oải và tiêu hao nhiều năng lượng.

Hãy hướng tới một chế độ ăn uống cân bằng với đầy đủ các loại thực phẩm, chất dinh dưỡng như trái cây và rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu axit béo omega-3… Đồng thời, tránh xa các món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh hay các món quá nhiều đường.

Tập thể dục thường xuyên

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tập thể dục có thể giúp chúng ta cải thiện giấc ngủ và các tình trạng có thể gây mất ngủ, buồn ngủ quá mức như lo lắng và trầm cảm. Hoạt động thể chất cũng làm tăng mức năng lượng bằng cách giúp chúng ta giảm mệt mỏi, kể cả ở những người có tình trạng mệt mỏi mãn tính.

Tập thể dục vào buổi sáng sớm
Tập thể dục vào buổi sáng sớm để rèn luyện sức khỏe

Tận hưởng ánh sáng ban ngày

Ánh sáng ban ngày giúp điều chỉnh nhịp sinh học và cải thiện giấc ngủ của bạn. Nếu bạn nhận được ánh nắng mặt trời đầu tiên vào buổi sáng, bạn có thể cải thiện tâm trạng và mức năng lượng trong ngày.. 

Vì thế, hãy thử mở rèm ngay khi thức dậy, uống cà phê bên ngoài hoặc đi dạo một quãng đường ngắn. Ngoài ra, bạn cũng có thể thử mở rèm khi ngủ để ánh sáng có thể đánh thức bạn mỗi ngày. 

Nhận tư vấn về giấc ngủ

Nếu bạn không thể thức dậy vào buổi sáng sau khi thử nhiều phương pháp hoặc nhận thấy bản thân có các dấu hiệu về rối loạn giấc ngủ, hãy nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn.

Thông qua các nghiên cứu, các bác sĩ hoặc chuyên gia giấc ngủ có thể chẩn đoán được chứng rối loạn giấc ngủ. Từ đó, họ sẽ giúp bạn điều chỉnh thói quen sinh hoạt và cải thiện giấc ngủ.

Điều trị chứng rối loạn giấc ngủ

ngủ đủ giấc
Hãy đảm bảo rằng bản thân đã ngủ đủ giấc nếu bạn muốn rèn luyện thói quen dậy sớm.

Nếu bạn được chẩn đoán mắc chứng rối loạn giấc ngủ, chẳng hạn như mất ngủ mãn tính hoặc hội chứng chân không nghỉ (RLS), thì việc điều trị có thể giúp bạn ngủ và thức dậy tốt hơn. Việc điều trị sẽ tùy thuộc vào triệu chứng của chứng rối loạn giấc ngủ, có thể bao gồm:

Xem thêm: Tất tần tật về hội chứng chân không yên khi ngủ bạn cần biết 

  • Sử dụng thuốc theo toa, ví dụ như thuốc hỗ trợ giấc ngủ hoặc thuốc điều trị RLS melatonin
  • Sử dụng thiết bị thở cho chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn
  • Áp dụng liệu pháp hành vi
  • Tiến hành phẫu thuật cho người mắc chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn

Vì vậy hãy đảm bảo rằng bản thân đã ngủ đủ giấc nếu bạn muốn rèn luyện thói quen dậy sớm. Tuy nhiên, bạn không nên nghĩ rằng thức dậy sớm là một phương pháp có thể chữa bệnh kỳ diệu. Điểm quan trọng nhất của những người dậy sớm chính là họ biết cách lập kế hoạch và sống kỷ luật. Họ biết cách tận dụng thời gian vào buổi sáng để gia tăng năng suất làm việc và rèn luyện sức khỏe của mình. Đây mới chính là điều khiến những ai thường xuyên dậy sớm sẽ có xu hướng đạt được nhiều thành công hơn trong cuộc sống.

Tham khảo: https://www.tuck.com/sleep/benefits-waking-up-early/

 

 

 

SubScribe

Subcribe ngay để nhận những thông tin bổ ích về sức khoẻ giấc ngủ và hàng ngàn ưu đãi mua nệm chăn ga gối mỗi ngày.