Nhẹ nhàng, thướt tha, yểu điệu là những tính từ mĩ miều mà mọi người thường dùng để miêu tả vải chiffon. Không chỉ được ứng dụng trong ngành thời trang, vải còn xuất hiện trong nhiều ngành khác. Để hiểu rõ hơn, vải chiffon là gì, nguồn gốc, cách bảo quản, mời bạn cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây!
Vải chiffon là gì?
Vải chiffon (vải chip phông hay còn gọi là vải voan) là tên gọi của một loại vải được tạo ra từ phương pháp dệt chiffon, giúp tạo ra những thước vải có trọng lượng nhẹ, độ bóng vừa phải và trơn nhẵn. Vải chiffon được dệt từ nhiều loại sợi khác nhau như sợi tơ tằm, sợi polyester,….
Phần lưới của vải được dệt dạng bán lưới, nhìn thoạt qua thì khá giống phương pháp dệt vải ren, song phương pháp dệt chiffon giúp cho các sợi dệt khít nhau hơn, đem lại sự kín đáo hơn so với vải ren. Tuy vậy, bạn vẫn cần thêm một lớp lót bên trong để tránh hở hang khi mặc vải Chiffon.
Vào những thế kỷ trước, vải chiffon chỉ có thể được may bằng sợi tơ tằm nên có giá thành rất đắt. Loại vải này được xem như xa xỉ phẩm, xếp ngang hàng với satin, lụa, gấm. Cho đến năm 1938, người ta mới phát triển được dòng vải chiffon được dệt từ sợi tổng hợp, Cũng từ lúc này, vải chiffon mới dần dần trở nên phổ biến hơn ở mọi tầng lớp xã hội. Các loại vải chiffon phổ biến gồm:
- Vải chiffon lụa
- Vải chiffon PE
- Vải chiffon Jacquard
- Vải Chameleon Chiffon
- Vải Chiffon phản quang
Ưu nhược điểm của vải chiffon là gì?
Ưu điểm vải chiffon:
- Thướt tha, mềm mại: Hiệu ứng thị giác mà vải chiffon đem lại chính là yếu tố ghi điểm nhất của vải trong mắt người tiêu dùng. Vải rất được yêu thích để may các loại váy vóc cho chị em phụ nữ.
- Thoáng khí: Đặc biệt là trong những ngày hè, những bộ đồ từ vải chiffon chính là sự lựa chọn lý tưởng nhất.
- Giá thành đa dạng: Do có thể may từ nhiều loại sợi khác nhau từ tự nhiên đến tổng hợp nên dù ở bất kỳ điều kiện tài chính nào, bạn đều có thể trải nghiệm loại vải này.
- Ngoài ra, màu sắc được nhuộm trên vải khá bền màu.
Nhược điểm vải chiffon:
- Vải chiffon có thể gây ngứa ngáy trên một số làn da mẫn cảm, đặc biệt là vải chiffon từ sợi tổng hợp
- Khó may: Do tính chất mặt vải trơn bóng nên mũi kim đi trên vải gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy ngày nay người ta đã nghĩ ra nhiều phương pháp để dễ dàng thao tác hơn.
- Dễ rách, xước: Nguyên nhân là bởi cấu trúc sợi vải nhiều lỗ hở dễ bị làm hư hại dưới tác động lực kéo hoặc ma sát mạnh.
Vải Chiffon được sản xuất ở đâu?
5 thị trường xuất khẩu vải chiffon lớn nhất trên thế giới lần lượt là Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Pakistan và Pháp
Trong đó, Trung Quốc là nước xuất khẩu nhiều nhất các sản phẩm vải voan thành phẩm. Ngoài ra, các loại sợi như tơ tằm, polyester dùng để dệt các mặt hàng này có thể được sản xuất ở các nước khác. Sau đó mới được gửi đến các công ty Trung Quốc để hoàn thiện thành vải.
Vải chiffon được sản xuất như thế nào?
Vải voan được làm bằng nhiều phương pháp khác nhau tùy thuộc vào loại chất liệu được sử dụng để dệt loại vải độc đáo này. Các tấm vải chiffon được dệt từ lụa sẽ trải qua quá trình phức tạp và tốn nhiều giờ làm hơn. Sợi tơ tằm mỏng và trơn mịn nên quá trình dệt thành vải chiffon cũng đòi hỏi người lao động phải có tay nghề tốt.
Mặt khác, sản xuất vải chiffon từ sợi polyester là nhanh chóng và dễ dàng nhất vì nguồn nguyên liệu này rẻ, dễ tìm kiếm. Sợi Polyester bền bỉ, dẻo dai, giúp cho thao tác dệt chiffon trên mặt vải dễ dàng hơn so với các loại sợi tự nhiên.
Do vải voan vô cùng mỏng manh nên loại vải này thường được dệt bằng tay. Dù được làm từ chất liệu gì thì việc sản xuất vải voan thường rất chậm và tốn nhiều công sức; máy móc tự động cũng được sử dụng để sản xuất loại vải này, nhưng chúng cũng phải làm việc với tốc độ tương đối chậm để tránh gây ra bất kỳ thiệt hại nào cho hàng dệt may thành phẩm.
Vì nó có kết cấu trơn như vậy, thợ may thường phải đặt giấy trên vải trong quá trình may để đảm bảo rằng vải được giữ nguyên, không trơn trượt. Khi bộ quần áo vải chiffon đã được may hoàn chỉnh, giấy sẽ được xé bỏ cẩn thận.
Vải Voan được sử dụng như thế nào?
Loại vải này chủ yếu được sử dụng để may quần áo cho phụ nữ. Vải voan rất mỏng manh, vì vậy nó không thường được sử dụng trong trang phục hàng ngày. Thay vào đó, vải thường sử dụng để làm váy ngủ, trang phục dạ hội hoặc áo cánh dành cho những dịp đặc biệt. Vì vải chiffon có khả năng tạo hiệu ứng thị giác trong suốt nên người ta thường sử dụng vải voan để làm lớp phủ, đem vẻ đẹp tinh tế và duyên dáng hơn cho trang phục. Ngoài ra, vải chiffon còn được ứng để may các đồ trang trí nội thất như rèm, khăn trải bàn, khăn lót ấm trà,….
Vải Chiffon Giá Bao Nhiêu?
Vải voan có giá khác nhau tùy thuộc vào loại sợi dùng để dệt vải. Ví dụ, vải voan lụa vẫn là loại vải đắt nhất của loại vải này, và nó có thể đắt hơn gấp đôi so với vải voan làm từ polyester hoặc rayon. Giá thành trung bình khoảng 500.000vnđ – 1.000.000vnđ/ mét. Bạn có thể cân nhắc các lựa chọn thay thế khác như vải voan polyester hoặc vải voan cotton.
Vải Voan có thân thiện môi trường không?
Nhìn chung, việc sản xuất vải chiffon từ sợi tổng hợp gây hại cho môi trường hơn so với sản xuất từ sợi tự nhiên. Bên cạnh đó, tính thân thiện môi trường còn phụ thuộc vào quy trình sản xuất của từng doanh nghiệp cũng như cách xử lý nước thải công nghiệp.
Vải chiffon tổng hợp:
Polyester và nylon là 2 loại sợi đều có nguồn gốc từ dầu mỏ, là một chất liệu không thể phân hủy cũng như tái sử dụng, được đánh giá là 2 loại sợi tác động tiêu cực nhất đến môi trường.
Ngoài ra, cả nylon và polyester đều là những loại vải không phân hủy sinh học, có nghĩa là chúng sẽ gây nguy hại đến nguồn nước và các khu rừng trên khắp thế giới khi không còn sử dụng được.
Vải voan được làm từ rayon cũng gây hại đáng kể cho môi trường. Mặc dù rayon có phần dễ phân hủy sinh học hơn các loại vải hoàn toàn tổng hợp như polyester hoặc nylon, nhưng các hóa chất được sử dụng để sản xuất sợi rayon này rất độc hại và có thể gây nguy hiểm cho người lao động hoặc môi trường tự nhiên xung quanh các nhà khu vực sản xuất.
Vải chiffon tự nhiên:
Tuy nhiên, đối với vải voan được làm từ lụa thì tác động môi trường là không đáng kể.
Thứ nhất, vải chiffon lụa có khả năng phân hủy ngoài môi trường tự nhiên, không gây nguồn hiểm cho nguồn đất và nguồn nước.
Thứ 2, loại vải này có nguồn gốc từ kén tằm, một loài côn trùng giống sâu bướm, chủ yếu sống trên cây dâu tằm. Những con sâu này chỉ ăn lá dâu tằm, và không cần sử dụng thuốc trừ sâu hay phân bón để kích thích lá phát triển
Tác động môi trường tiềm ẩn duy nhất của việc nuôi trồng kén tằm là ngừời ta sử dụng thuốc diệt trừ con trùng gây hại cho cây dâu tằm.
Tương tự như vải chiffon lụa, quá sản xuất vải chiffon cotton không gây ra tác động tiêu cực đến môi trường. Trong một số trường hợp, các chất độc hại có thể được sử dụng để tẩy trắng hoặc làm sạch sợi cotton, nhưng nói chung, việc sản xuất hạt bông để làm ra loại vải này là một quy trình không độc hại và thân thiện với môi trường. Ngoài ra, bông có thể phân hủy sinh học và tái chế cho mục đích tiêu dùng khác.
Hy vọng bài viết trên đã thỏa mãn trí tò mò của bạn về vải chiffon rồi nhé!
SubScribe
Subcribe ngay để nhận những thông tin bổ ích về sức khoẻ giấc ngủ và hàng ngàn ưu đãi mua nệm chăn ga gối mỗi ngày.