Vệ sinh nệm đúng cách tại nhà, đơn giản và dễ thực hiện

Một tấm nệm dù có bền bỉ và chất lượng đến đâu nhưng nếu không được vệ sinh đúng cách thì nó cũng rất dễ xuống cấp, thậm chí là tạo ra những ổ chứa vi khuẩn gây hại cho da và viêm đường hô hấp. Trong bài viết dưới đây, Sleep sẽ mách bạn những bước vệ sinh nệm đúng cách tại nhà, đơn giản và dễ thực hiện nhé!

Việc vệ sinh nệm cần đúng quy trình
Việc vệ sinh nệm cần đúng quy trình và đúng cách để bảo quản được độ bền vốn có của sản phẩm

Các bước vệ sinh nệm đúng cách tại nhà

Người dùng nên vệ sinh nệm định kỳ sau khoảng thời gian sử dụng điều này giúp cho chiếc nệm của bạn sạch sẽ, lấy lại vẻ đẹp như mới. Cùng với lấy đi lớp bụi bẩn thì các loại vi khuẩn ký sinh cũng biến mất, đảm bảo an toàn sức khỏe cho gia đình và bản thân. Sau đây là các bước vệ sinh nệm tại nhà hiệu quả vừa đơn giản vừa ít tốn sức.

Tháo rời các bộ phận chăn ga gối và bắt đầu vệ sinh

Trước khi bắt đầu công cuộc vệ sinh nệm, bạn cần dọn dẹp xơ qua khu vực giường nằm một chút, các vật như gấu bông, gối, chăn, chiếu,… phải được lấy ra khỏi chỗ ngủ để tiện cho việc vệ sinh. Tiếp theo đó là cẩn thận tháo bỏ từ lớp vỏ gối đến ga giường và cho vào máy giặt cùng với chăn mền.

Các loại ga này cũng giống như quần áo thông thường, giặt sạch thì vẫn có thể sử dụng cho những lần sau, tuy nhiên tùy vào chất liệu và các kí hiệu đặc biệt in trên nhãn mác của sản phẩm mà ta sẽ áp dụng những cách xử lý, vệ sinh sao cho phù hợp.

Xem thêm: Bạn đã hiểu hết các kí hiệu giặt trên chăn ga gối nệm?

 bao gối, ga, chăn cần được đem đi vệ sinh
Các bao gối, ga, chăn cần được đem đi vệ sinh chung trong máy giặt

Tần suất vệ sinh cho chăn là 1 lần/tháng, đối với ga nệm hay vỏ gối thì cần giặt thường xuyên hơn khoảng 1 tuần/lần. Các vật dụng trên giường ngủ thường là nơi cư trú của nhiều loại vi khuẩn có hại, vệ sinh thường xuyên các vật dụng để ngăn ngừa nhiều loại bệnh liên quan đến hô hấp, tránh được bệnh ngoài da, dị ứng hay ngứa ngáy.

Ngoài ra có một vài lưu ý nhỏ khi xử lý các vết bẩn cứng đầu trên các bề mặt vải, bạn nên ngâm trước hoặc chà xát xà bông vào vết ố trước khi cho vào máy như vậy chỗ dính bẩn sẽ dễ dàng được tẩy sạch hơn.

Và để được sự tỏa hương sau khi giặt sạch người dùng có thể sử dụng các loại nước giặt có mùi thơm hay nước xả để tạo không gian bay hương dễ chịu cho căn phòng.

Vệ sinh bề mặt nệm bằng các chất tẩy rửa

Việc vệ sinh nệm ngay bây giờ mới chính thức bắt đầu, công đoạn này tốn khá nhiều thời gian và phải được làm cẩn thận để tránh các vi khuẩn xâm nhập.

Hút bụi để vệ sinh ban đầu

Giống như trước khi lau nhà phải quét sạch thì vệ sinh nệm cũng vậy, trước hết bạn phải hút bụi bề mặt. Bước này giúp lấy đi lớp cát bụi bên trên, không quá khó nhưng tốt nhất bạn nên sử dụng đầu cọ lớn để hút mặt phẳng trên cùng và dùng vòi hút để vệ sinh các rãnh, khe, đường may ở các góc nệm.

Hút bụi để vệ sinh bề mặt
Hút bụi để vệ sinh bề mặt trên của nệm, lấy đi lớp bụi bẩn

Hút bụi từ trên xuống dưới để chắc chắn không bỏ sót bất cứ ngóc ngách nào, hãy chú ý hơn với những góc đệm vì ở đây chứa khá nhiều vi khuẩn, là môi trường tốt để chúng sinh sống.

Tẩy sạch các vết bẩn, ố trên bề mặt

Sau bước hút bụi thì đây được xem là công đoạn gian nan và tốn nhiều sức nhất trong các bước vệ sinh nệm. Vì đệm trong quá trình sử dụng không thể tránh khỏi các vết ố, các vệt nước thậm chí là vết bẩn gây mùi khó chịu nên chúng ta cần có cách để đánh bay những thứ cứng đầu đó.

  • Tẩy rửa vết bẩn thông thường: Đối với các vết bẩn thông thường, dễ ra bạn có thể trộn 2 muỗng oxy già và 1 muỗng nước rửa chén. Sau đó dùng bàn chải chấm vào chỗ cần tẩy rửa, chà xát cho đến khi vết bẩn ra hẳn rồi dùng khăn ẩm lau sạch lại.
  • Tẩy rửa vết bẩn có kết cấu sinh học: Với những loại chất bẩn có kết cấu sinh học như mồ hôi, máu, nước tiểu thì dung dịch enzyme sẽ là lựa chọn tốt, chúng có thể phá vỡ kết cấu protein trong các vết này. Dùng khăn đã chấm qua dung dịch enzyme giữ nguyên ở chỗ cần tẩy rửa trong vòng 15 phút và lau sạch lại với khăn sạch ẩm.

Sau khi tất cả vệt ố cứng đầu được xử lý thì bạn rắc bột baking soda khắp bề mặt nệm. Baking soda là nguyên liệu nhà bếp mà có thể mua ở bất kỳ đâu, dễ dàng tìm thấy trong siêu thị, chúng vừa rẻ lại có thể khử đi mùi hôi khó chịu sau khoảng thời gian sử dụng nệm lâu ngày.

Baking soda
Baking soda có thể được dùng như một chất hút ẩm, khử mùi cho nệm

Rắc loại bột này trên đệm và chờ khoảng 30 phút để chúng hút ẩm, tiêu diệt các con rệp khó chịu, trả lại cho bạn một tấm nệm sạch thoáng, không còn mùi hôi. Vệ sinh, hút bụi lại lần nữa để loại bỏ bột baking soda, hãy đảm bảo chúng được hút sạch sẽ, không còn vươn lại trên bề mặt.

Phơi nệm ở nơi có ánh nắng

Bước vệ sinh hoàn tất người dùng cần phơi nệm nơi có ánh nắng mặt trời, có thể là ngoài ban công hoặc mở cửa sổ để ánh nắng tràn ngập căn phòng. Tia UV giúp tấm đệm của bạn loại bỏ được các vi khuẩn, nấm mốc do hình thành lâu ngày. Hơn thế các mùi nước tẩy rửa hoặc quá trình làm ướt lúc đầu cũng được khô ráo và bay mất.

Hoàn thành việc vệ sinh, bọc lại nệm

Đây là bước cuối cùng trong chu kỳ vệ sinh nệm, bạn chỉ cần bọc lại lớp bảo vệ, trải ga giường, bọc gối và trang trí chiếc giường thân yêu theo đúng sở thích, thói quen. Sau đó chỉ cần tận hưởng những giấc ngủ ngon thoải mái hằng ngày trong căn phòng thơm tho, sạch sẽ của bạn thôi.

bọc lại nệm cùng các chăn ga gối nệm
Bước cuối cùng trong quá trình vệ sinh là bọc lại nệm cùng các chăn ga gối nệm

Các lưu ý khi vệ sinh nệm tại nhà

Các chất liệu nệm khác nhau cũng đi kèm với những lưu ý bảo quản, vệ sinh khác nhau, bạn nên tìm hiểu trước để không mắc sai lầm. Biết bảo quản đệm đúng cách giúp chúng kéo dài tuổi thọ sử dụng, bền bỉ hơn với thời gian.

Đối với nệm bông ép

Riêng nệm bông ép người dùng không nên sử dụng nước đi kèm với xà phòng như thông thường. Kết cấu các sợi polyester không còn được gắn kết bền chặt và gây ra tình trạng xẹp lún ở nệm nếu tiếp xúc với nước.

Hơn thế nữa tình trạng nấm mốc, mùi khó chịu đi theo đó là vi khuẩn ký sinh rất dễ xảy ra khi nệm không được làm khô đúng cách. Bạn có thể thể thay thế xà phòng bằng oxy già để vệ sinh các vết bẩn cứng đầu.

Đối với nệm cao su

Đối với nệm cao su chúng có kết cấu tự nhiên nên bạn tuyệt đối không nên dùng các chất tẩy rửa mạnh trên toàn bộ nệm, chúng rất có thể xảy ra nguy cơ mất đi sự đàn hồi vốn có. Các chất tẩy rửa khuyên dùng là cồn, baking soda, phấn rôm hoặc thuốc muối.

Kết cấu mũ cao su
Kết cấu mũ cao su nên hạn chế tiếp xúc với chất tẩy mạnh để giữ lại độ đàn hồi tự nhiên

Đối với nệm lò xo

Cũng giống như nệm bông ép, nệm lò xo nên tránh vệ sinh bằng nước hết sức có thể. Khung kim loại lò xo bên trong sẽ nhanh chóng hư hỏng trước khi đi đến tuổi thọ hạn định vốn có, kéo theo đó là tình trạng sụp lún ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ lâu dài.

Hệ thống lò xo bên trong đóng vai trò quan trọng cho một chiếc nệm được làm bằng chất liệu này, bạn hãy nên lưu ý bảo vệ chúng trước những tác nhân từ bên ngoài.

6 tháng 1 lần là khoảng thời gian lý tưởng cho các kỳ vệ sinh nệm diễn ra tuy vậy người dùng cũng nên hết sức cẩn trọng trong việc làm sạch đệm tại nhà vì nếu sai phương pháp sẽ gây ra những hư hỏng không đáng. 

Trong trường hợp những vết ố, bụi bẩn quá lâu thì vệ sinh chắc chắn không thể nào làm sạch được, bạn khó mà cứu vãn được tấm nệm của mình. Khoảng thời gian sử dụng của sản phẩm đều có hạn, nếu vẫn duy trì dùng nệm có thể xuống cấp nghiêm trọng, vi khuẩn từ đây được dịp xâm nhập vào cơ thể vì thế lời khuyên là bạn nên thay nệm sau khoảng từ 5-7 năm.

Nếu không có thời gian hoặc để an toàn bạn có thể cân nhắc đem nệm đến các nơi vệ sinh chuyên nghiệp. Vua Nệm là lựa chọn không thể bỏ qua, bạn tham khảo dịch vụ giặt nệm tại đây: https://vuanem.com/khuyen-mai/dich-vu-ve-sinh-nem/

Nguồn: https://vuanem.com/blog/giat-nem-dung-cach-tai-nha.html

SubScribe

Subcribe ngay để nhận những thông tin bổ ích về sức khoẻ giấc ngủ và hàng ngàn ưu đãi mua nệm chăn ga gối mỗi ngày.