Vì sao bạn ngủ như người say rượu? Nguyên nhân gây ra chứng say ngủ

Thực tế, say ngủ thường không liên quan đến say rượu. Thay vào đó, ngủ như người say rượu có thể là cảm giác bối rối và mất phương hướng khi bị đánh thức sau giấc ngủ sâu. 

Ngủ như người say rượu là gì?

Say ngủ và tình trạng rối loạn kích thích đều là hai thuật ngữ dùng để đề cập đến chứng mất ngủ. Chúng dùng để nói về các sự kiện, bất thường hoặc không mong muốn nào đó làm gián đoạn giấc ngủ của chúng ta. Một số nguyên nhân phổ biến là mộng du, nghiến răng hay thậm chí là chứng ăn khi ngủ. 

Ngủ như người say rượu
Ngủ như người say rượu khiến chúng ta thiếu tỉnh táo khi thức giấc

Say ngủ khiến chúng ta cảm thấy hoang mang khi tỉnh dậy. Đôi khi bạn cảm thấy mất phương hướng, không biết mình đang ở đâu và thậm chí có thể trở nên bạo lực hoặc hung hãn. Những người mắc chứng rối loạn này có khả năng biểu hiện các triệu chứng rõ nhất khi họ thức dậy từ trạng thái nghỉ ngơi sâu, vào ban đêm hoặc trong khi ngủ trưa.

Các triệu chứng của say ngủ

Nói chậm

Khi bị đánh thức trong tình trạng say ngủ, bạn sẽ rơi vào trạng thái kích động, dẫn đến khả năng nói bị chậm lại. Khi cố gắng thu thập những suy nghĩ để phát ngôn, các cơ của bạn có thể bị trì hoãn và khiến việc nói chuyện chậm hơn thông thường. 

Thức dậy bối rối

 cảm thấy mất phương hướng vào buổi sáng
Những người bị tình trạng này có thể do thức dậy giữa chu kỳ ngủ hoặc cảm thấy mất phương hướng vào buổi sáng.

Những người bị tình trạng này có thể do thức dậy giữa chu kỳ ngủ hoặc cảm thấy mất phương hướng vào buổi sáng. Bạn có thể không biết bản thân đang ở đâu hoặc bằng cách nào đến được nơi mình đang đứng. Vì thế, nếu một người bạn quen biết xảy ra sự kích động khó hiểu sau khi thức dậy, hãy kiên nhẫn và bình tĩnh giải thích chuyện gì đang xảy ra để trấn an họ.

Trí nhớ kém

Khi được hỏi về những gì đã xảy ra hoặc về các sự kiện trước đó, người bị say ngủ thường sẽ không có hồi ức. Rối loạn kích thích có thể tạo ra một ký ức mù mờ và khiến chúng ta cảm thấy không chắc chắn hoặc không có ký ức về những gì đã xảy ra.

Hành vi bất thường

Những người say ngủ có thể không nhận thức đầy đủ hoặc có suy nghĩ rõ ràng, cụ thể. Một số cá nhân có thể gặp ảo giác hoặc mộng du. Nếu cố gắng nói chuyện với một người đang trong trạng thái say ngủ, bạn có thể nhận được những câu trả lời vô nghĩa hoặc những câu trả lời thẳng thừng do thiếu bộ lọc tỉnh táo.

thức dậy trong tình trạng say ngủ
Một vài người cảm thấy sợ hãi khi thức dậy trong tình trạng say ngủ

Thỉnh thoảng, một vài người có thể hành động gây hấn khi say ngủ. Họ không biết mình đang ở đâu hoặc đang ở cùng với ai. Điều này khiến họ sợ hãi và có thể trở nên bạo lực.

Nguyên nhân khiến bạn ngủ như người say rượu

Phục hồi sau khi bị mất ngủ

Theo một nghiên cứu được LA times báo cáo, 84% trong số 19.136 người từng trải qua cơn say ngủ đã từng mắc các chứng rối loạn về giấc ngủ hoặc sức khỏe tâm thần khác. Điều này khiến các nhà khoa học tin rằng rối loạn kích thích khi ngủ chỉ là một triệu chứng của một số vấn đề tiềm ẩn về sức khỏe hoặc tâm thần. Giai đoạn các cá nhân bị say ngủ có mối tương quan chặt chẽ với rối loạn giấc ngủ, gần như xuất hiện ở 70% đối tượng được nghiên cứu.

say ngủ
Trong nghiên cứu, 20% bệnh nhân ngủ ít hơn 6 giờ mỗi ngày đã trải qua giai đoạn kích thích nhầm lẫn dẫn đến say ngủ.

Trong nghiên cứu, 20% bệnh nhân ngủ ít hơn 6 giờ mỗi ngày đã trải qua giai đoạn kích thích nhầm lẫn dẫn đến say ngủ. Các nhà nghiên cứu tin rằng điều này có thể là cơ thể của họ đang cố gắng dành nhiều thời gian hơn cho SWS (giấc ngủ sóng chậm) để trả nợ ngủ. Khi đó, bất kỳ lần thức giấc nào trong thời gian này đều có thể dẫn đến kích thích nhầm lẫn.

Sử dụng rượu

Những người uống rượu có nhiều khả năng gặp chứng say ngủ, mặc dù nó không liên quan gì đến việc say rượu. Thực tế, rượu làm gián đoạn chu kỳ ngủ bằng cách làm tăng số lần kích thích và hạn chế thời gian chúng ta dành cho giai đoạn nghỉ ngơi sâu hơn. Điều này sẽ khiến bạn dễ bị mất phương hướng hoặc bối rối khi thức dậy.

Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA)

Khi chúng ta ngủ say, các cơ ở phía sau cổ họng giãn ra hoặc xẹp xuống. Khi các cơ giãn ra, chúng có thể gây tắc nghẽn đường thở, dẫn đến gián đoạn hô hấp một vài lần trong đêm. Tình trạng này sẽ khiến một vài người phải thức giấc vì khó thở.

Chứng ngưng thở
Chứng ngưng thở có thể ảnh hưởng đến việc ngủ như người say rượu

Những người có tình trạng ngưng thở khi ngủ cũng có nhiều khả năng bị rối loạn kích thích do ảnh hưởng của OSA. Một giả thuyết khác cho rằng việc thức dậy nhiều lần có thể làm tăng khả năng mắc bệnh, dẫn đến việc chúng ta thức dậy mất phương hướng, hoặc thức dậy mà không nhớ bất cứ điều gì.

Xem thêm: Ngưng thở khi ngủ là gì? có nguy hiểm không? cách chữa trị hiệu quả 

Sử dụng thuốc hướng thần

Theo Học viện Thần kinh Hoa Kỳ, các loại thuốc hướng thần, đặc biệt là thuốc chống trầm cảm có liên quan chặt chẽ đến chứng kích thích gây nhầm lẫn. Những loại thuốc có thể ảnh hưởng đến chu kỳ ngủ của chúng ta thông qua việc tác động đến hormone và hóa chất trong não. 

Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng 31% những người bị mất phương hướng khi thức dậy cũng dùng thuốc hướng thần. Họ thường dùng thuốc chống trầm cảm.

Sử dụng ma túy

Việc lạm dụng rượu và ma túy có thể gây ra kích thích nhầm lẫn dẫn đến việc say ngủ. Hiện tại, các nhà khoa học nghiên cứu ra rằng dùng các chất này có thể gây ra rối loạn kích thích và các rối loạn giấc ngủ.

Bị ép buộc thức dậy

Khi thức dậy sau một giấc ngủ sâu, bạn sẽ cảm thấy chệnh choạng và mất phương hướng. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa người không bị kích thích gây nhầm lẫn và người mắc chứng bệnh này là người bị ảnh hưởng sẽ không tỉnh lại hoàn toàn ngay lập tức. Họ thậm chí có thể tỉnh dậy và không nhớ gì đến những việc vừa diễn ra.

thức dậy thấy mệt mỏi, chóng mặt
Khi thức dậy sau một giấc ngủ sâu, bạn sẽ cảm thấy chệnh choạng và mất phương hướng.

Chúng ta sẽ cảm thấy bối rối và vẫn ở trong trạng thái như mơ, loạng choạng trong một thời gian sau khi thức dậy. Bạn có thể mất vài phút để trở nên tỉnh táo và nhận thức được môi trường xung quanh.

Làm thế nào để biết bạn có bị say ngủ?

Để nhận được chẩn đoán chính thức, bạn sẽ cần đến gặp bác sĩ chuyên về giấc ngủ. Theo đó, bạn cần theo dõi tình trạng giấc ngủ và ghi chú vào nhật ký giấc ngủ để bác sĩ có thể đánh giá ban đầu và tìm kiếm nguyên nhân tiềm ẩn có thể gây ra kích thích nhầm lẫn.

Bạn có thể phải chia sẻ tiền sử bệnh của mình để tìm kiếm các nguyên nhân gây chứng say ngủ. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ yêu cầu tiến hành nghiên cứu trong phòng thí nghiệm thông qua theo chuyển động và diễn biến giấc ngủ của bạn. 

Trước khi đến gặp chuyên gia y tế, bạn có thể tự kiểm tra để xem liệu mình có bị say khi ngủ hay không. Dưới đây là bốn câu hỏi để tự hỏi:

  • Bạn đã từng hành động kỳ lạ hoặc có vẻ bối rối khi bị gọi thức dậy?
  • Những người đánh thức bạn đã bao giờ ghi nhận rằng bạn có vẻ thù địch hoặc hung hăng chưa?
  • Bạn đã bao giờ làm bất cứ điều gì không thích hợp khi thức dậy chưa?
  • Hành vi thức giấc kỳ quặc có diễn ra thường xuyên không?
gặp bác sĩ chuyên về giấc ngủ
Để nhận được chẩn đoán chính thức, bạn sẽ cần đến gặp bác sĩ chuyên về giấc ngủ.

Để trả lời chính xác những câu hỏi này, bạn có thể cần sự giúp đỡ của bạn bè, bạn cùng phòng hoặc người thân sống cùng bạn. Nếu bạn đang gặp phải bất kỳ tình huống nào trong số này, bạn có thể sẽ không nhớ hành động của mình. Vì vậy, một nhân chứng có thể giúp bạn biết được tình trạng của mình.

Cách làm giảm khả năng bị say ngủ

Xoay ca làm việc

Những người như bác sĩ, phi công, thành viên đội y tế và những người khác làm việc theo ca có nhiều nguy cơ bị rối loạn kích thích vì lịch trình thất thường. Để giảm nguy cơ bị say ngủ, bạn nên dành thêm thời gian để thức dậy sau một giấc ngủ ngắn, đặc biệt khi bạn phải làm nhiệm vụ quan trọng ngay sau khi thức dậy. Nếu tình trạng kích thích nhầm lẫn vẫn tiếp diễn mặc dù đã cố gắng cải thiện, bạn có thể nên làm một công việc khác.

Lịch trình cố định

Những người làm việc ca đêm thường lịch trình sinh hoạt và nghỉ ngơi ngược lại với những người làm việc thông thường. Họ thức vào nửa đêm và nghỉ ngơi vào ban ngày. Điều này không chỉ tàn phá đồng hồ sinh học của họ mà còn có thể dẫn đến kích thích nhầm lẫn.

Để hạn chế những trường hợp này, bạn nên duy trì một lịch trình nhất quán, ngay cả vào những ngày nghỉ. Bên cạnh đó, bạn có thể giữ cho môi trường làm việc đủ ánh sáng trong ca đêm để tỉnh táo. Đồng thời, đảm bảo phòng ngủ đủ tối vào ban ngày để nghỉ ngơi hiệu quả hơn.

Giải quyết các vấn đề rối loạn giấc ngủ khác

chứng ngưng thở khi ngủ
Ngủ như người say rượu thường xuất hiện cùng với các vấn đề sức khỏe khác, bao gồm chứng ngưng thở khi ngủ và mộng du.

Ngủ như người say rượu thường xuất hiện cùng với các vấn đề sức khỏe khác, bao gồm chứng ngưng thở khi ngủ và mộng du. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc tìm ra nguyên nhân gốc rễ của rối loạn và khắc phục vấn đề sẽ giúp tình trạng say ngủ được khắc phục. 

Ngủ đủ giấc

Nghỉ ngơi quá nhiều hoặc không đủ đều có liên quan đến các giai đoạn kích thích nhầm lẫn. Để giảm khả năng mất phương hướng khi thức dậy, bạn nên ngủ ít nhất sáu giờ, tuy nhiên không ngủ quá chín giờ mỗi đêm.

Thư giãn

Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và làm tăng khả năng thức dậy mất phương hướng. Ngoài ra, lo lắng có thể làm tăng độ trễ giấc ngủ của bạn (thời gian bạn đi vào giấc ngủ), thậm chí dẫn đến thiếu ngủ.

Theo đó, bạn có thể áp dụng một vài biện pháp để thư giãn trước khi ngủ như ngồi thiện, nghe nhạc, đọc sách. Ngoài ra, hạn chế sử dụng thiết bị điện tử, sử dụng mạng xã hội cũng có thể giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. 

Điều trị rối loạn lưỡng cực và trầm cảm

Những người mắc các chứng về tâm thần cũng có nhiều khả năng bị rối loạn kích thích. Thuốc có thể giúp đỡ nhưng có thể làm trầm trọng thêm tần suất của các đợt say ngủ của người bị bệnh. Vì thế, những người mắc các chứng rối loạn giấc ngủ này nên chú ý giữ gìn sức khỏe của mình, bao gồm cả việc tuân thủ một lịch trình ngủ đều đặn và thường xuyên.

tình trạng say ngủ
Điều trị các chứng mất ngủ khác có thể hạn chế tình trạng say ngủ

Điều trị say ngủ như thế nào?

Trước khi tự mình điều trị, hãy nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa trước để có một kế hoạch cụ thể. Ban đầu, bạn có thể sẽ được điều trị các kỳ chứng rối loạn giấc ngủ đang mắc phải. Lý do là một khi chúng được kiểm soát, sự kích thích nhầm lẫn thường tự biến mất.

Nếu bạn uống rượu hoặc dùng ma túy, bác sĩ có thể khuyên bạn nên cắt giảm hoặc ngừng hẳn. Một số loại thuốc cũng được kê đơn, bao gồm thuốc chống trầm cảm và thuốc ngủ.

Trên đây là bài viết tổng hợp về chứng ngủ như người say rượu mà chúng ta thường mắc phải. Say ngủ có thể khiến bạn cảm thấy không tỉnh táo, mất tập trung và thậm chí hành động hung hãn khi thức dây. Điều này có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn. Vì thế, việc điều chỉnh lối sống lành mạnh, nghỉ ngơi hợp lý có thể giúp bạn bảo vệ sức khỏe tinh thần và thể chất của mình ở trạng thái tốt nhất.

Tham khảo: https://www.healthline.com/health/sleep/sleep-drunkenness

SubScribe

Subcribe ngay để nhận những thông tin bổ ích về sức khoẻ giấc ngủ và hàng ngàn ưu đãi mua nệm chăn ga gối mỗi ngày.