Chóng mặt vào ban đêm là triệu chứng của bệnh gì? 

Chóng mặt vào ban đêm là một hiện tượng khá phổ biển. Một cơn chóng mặt thường xảy ra khá nhanh và ngắn dưới 1 phút, đặc biệt là khi chúng ta thay đổi tư thế từ nằm sang ngồi/đứng một cách đột ngột hoặc xoay chuyển phần đầu sang một hướng khác. Đa phần triệu chứng chóng mặt vào ban đêm khá lành tính, không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy vậy, cũng có một ít trường hợp triệu chứng này có thể là dấu hiệu của một số rối loạn sức khỏe. Ngoài ra, các vấn đề về giấc ngủ cũng làm trầm trọng thêm cơn chóng mặt vào ban đêm. Trong bài viết này, hãy cùng Sleep.vn đi tìm hiểu chi tiết về chứng chóng mặt và cách khắc phục tình trạng này nhé!

Nguyên nhân gây ra chóng mặt vào ban đêm 

Chóng mặt
Chóng mặt là cảm giác cơ thể mất thăng bằng không kiểm soát, quay mòng mòng hoặc thâm chí té ngã.

Chóng mặt là cảm giác cơ thể mất thăng bằng không kiểm soát, quay mòng mòng hoặc thâm chí té ngã. Cùng với cảm giác mất thăng bằng, chóng mặt đôi khi còn kèm theo cảm giác buồn nôn, nhạt miệng và tật giật mắt. Nhiều trường hợp còn đi kèm triệu chứng đau đầu , ù tai và đổ mồ hôi.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra triệu chứng chóng mặt ban đêm, chủ yếu là do tai trong có vấn đề. Vì tai trong giúp kiểm soát sự thăng bằng của cơ thể nên bất cứ điều gì không ổn với bộ phận này đều có thể khiến bạn chóng mặt. Thông thường đó là một dạng bệnh nhiễm trùng hoặc chứng chóng mặt tư thế lành tính (BBPV). 

Một nguyên nhân tiềm ẩn khác của chóng mặt ban đêm là bệnh Meniere. Giống như BBPV, nó là một chứng rối loạn tai trong. Người ta tin rằng với bệnh Meniere, chất lỏng tích tụ trong tai trong và gây ra sự thay đổi áp suất, dẫn đến chóng mặt, cùng với các vấn đề khác như ù tai và mất thính lực.

Một nguyên nhân khác có thể gây ra chóng mặt là viêm dây thần kinh tiền đình. Bệnh này thường được gây ra bởi một số loại nhiễm trùng, thường là một loại virus gây ra một số chứng viêm xung quanh các dây thần kinh ở tai trong

Ngoài cơ thể bị suy ngược, tác dụng phụ của thuốc, thiếu máu, chấn thương đầu hoặc cổ, các vấn đề về não như đột quỵ và đau nửa đầu cũng có thể gây ra chóng mặt về đêm.

Mẹo loaị bỏ tình trạng chóng mặt vào ban đêm

Vì chóng mặt chủ yếu là do các vấn đề với tai của bạn, nên việc thăm khám tìm sự tư vấn từ bác sĩ có chuyên môn để có kế hoạch điều trị cần được thực hiện nhanh chóng. Bên cạnh đó, các thói quen trước giờ đi ngủ có thể ảnh hưởng đến mức độ nặng nhẹ của cơn chóng mặt. Dưới đây Sleep.vn chia sẻ cho bạn một số mẹo đảm bảo bạn có thể ngủ suốt đêm mà không bị các cơn chóng mặt hành hạ:

Lời khuyên trước khi đi ngủ

Khi bắt đầu gần đến giờ đi ngủ, bạn nên cắt giảm một số thực loại phẩm sau: 

đọc sách thư giãn trước giờ đi ngủ
Nếu bạn muốn thư giãn trước giờ đi ngủ, hãy thử thưởng thức một cuốn sách
  • Không uống caffe vào buổi tối
  • Tránh thức ăn quá cay cho bữa tối.
  • Tránh thức ăn quá nhiều dầu mỡ 

Thêm vào đó, đừng chơi điện thoại khi đang nằm trên giường. Sleep.vn biết rằng nói thì dễ hơn làm, đặc biệt là trong thời đại công nghệ 4.0 ngày nay. việc từ bỏ thói quen này không phải chuyện dễ dàng. Rất nhiều người trong chúng ta kết thúc một ngày bằng cách thư giãn trên giường và kiểm tra những gì đang xảy ra trên thế giới bằng chiếc điện thoại thông minh của mình hoặc có thể chơi một trò chơi hoặc xem một tập phim drama tình cảm Hàn Quốc.

Lý do mà bạn không nên nhìn vào màn hình điện tử vào buổi tối là đèn nhấp nháy và hình ảnh sáng phát ra từ màn hình điện tử sẽ khiến não hoạt động mạnh hơn thay vì chậm lại và  sẵn sàng cho giấc ngủ. Nếu bạn muốn thư giãn trước giờ đi ngủ, hãy thử thưởng thức một cuốn sách, việc đọc sách giúp bạn cảm thấy buồn ngủ nhanh hơn. 

Bên cạnh đó, bằng cách chỉ sử dụng phòng ngủ cho những mục đích đi ngủ, bộ não của bạn sẽ không liên kết giường ngủ với bất kỳ thứ gì khác ngoài hoạt động đi ngủ, vì vậy khi bạn nằm xuống trong đêm, giấc ngủ sẽ nhanh chóng tìm đến bạn. Nếu bạn trằn trọc khó vào giấc, hãy đứng dậy dọn dẹp, sắp xếp phòng ngủ của bạn.

dọn dẹp phòng ngủ khi không ngủ được
Nếu bạn trằn trọc khó vào giấc, hãy đứng dậy dọn dẹp, sắp xếp phòng ngủ của bạn.

Chú ý đến tư thế ngủ

Tư thế ngủ của bạn có thể ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến cảm giác chóng mặt. Nếu bạn mắc bệnh chóng mặt tư thế kịch phát lành tính BPPV, việc nằm ở tư thế nào là một vấn đề lớn. Vì những thay đổi đối với tai trong có thể làm mất trạng thái cân bằng và khiến bạn bị chóng mặt. Theo các chuyên gia sức khỏe, ngủ nghiêng là tư thế phù hợp nhất với người mắc bệnh này, giúp loại bỏ hiệu quả các cơn chóng mặt.  Để tránh cơ thể thay đổi tư thế khi ngủ, bạn có thể đặt thêm 1 chiếc gối hoặc một chiếc chăn bó sau lưng. Nhờ vậy, cơ thể sẽ duy trì được tư ngủ nghiêng suốt đem dài. 

Gối và vị trí kê đầu

Nếu bạn bị nhiễm trùng tai gây tiết dịch trong tai trong, việc ngủ gối quá thấp có thể khiến chất lỏng đọng lại ở những khu vực trong tai và gây chóng mặt. Lời khuyên là bạn nên kê một chiếc gối cao để tránh tụ dịch. 

Một trong những vấn đề lớn nhất mà người ngủ gặp phải khi sử dụng nhiều gối kê cao thường xuyên là phần cổ không được hỗ trợ do độ dốc lớn giữa phần lưng so với phần đầu. Chính vì vậy, thật khó để nói chính xác đâu là chiếc gối nêm tốt nhất cho chứng chóng mặt, do điều này là tùy thuộc vào sở thích cá nhân, kích thước cơ thể cũng như cảm giấc thoải mái của mỗi người. Để có được sản phẩm phù hợp nhất dành cho mình, bạn nên dành chút thời gian để đi tham khảo và đến tận cửa hàng, nằm thử sản phẩm. Ngoài công dụng chữa chóng mặt, gối nêm nói chung khá tiện dụng. Chẳng hạn, bạn có thể tựa lưng khi đọc sách trước khi đi ngủ.

Ngoài gối nêm, cũng có nhiều loại gối khác được thiết kế cho những người bị chóng mặt hoặc đem lại tác dụng chống chóng mặt khi ngủ vào ban đem, chẳng hạn như gối kê đầu khi du lịch. Bạn có thể hỏi thêm nhân viên cửa hàng để được tư vấn cụ thể. 

gối nêm
Ngoài gối nêm, cũng có nhiều loại gối khác được thiết kế cho những người bị chóng mặt

Nhìn chung, gối cho người bị chóng mặt phải có độ nghiêng cao, đủ lớn và dày để giúp bạn không lăn lộn, thay đỏi tư thế liên tục khi ngủ. Nếu bạn có thể duy trì một tư thế suốt đêm, bạn sẽ ít gặp tình trạng chóng mặt vào ban đêm.  

Mẹo sau khi thức dậy

Tình trạng chóng mặt cũng thường quay trở lại vào buổi sáng nên việc thực hiện các thói quen tốt vào thời điểm này sẽ giúp bạn đảy lùi được chứng bệnh khó chịu này. Khi thức dậy vào buổi sáng, đừng vội ngồi dậy ngay lập tức và cũng.đừng quay đầu lại quá nhiều. Hãy cố gắng di chuyển chậm rãi và đảm bảo bạn không làm bất cứ điều gì quá nhanh, đột ngột vì các hành động này có thể khiến bạn bị say xẩm, chóng mặt. 

Thay vì dùng đồng hồ thông thường khiến bạn giật mình thức giấc với tiếng ồn lớn, bạn nên chọn các cách báo thức nhẹ nhàng và dễ chịu hơn, chẳng hạn các bài chuông báo thức với tiết tấu mở đầu êm dịu và dần dần to hơn. Trong những năm gần đây, chuông báo thức báo sử dụng đèn đang trở nên phổ biến hơn. Khi chuông báo thức vang lên, thiết bị sẽ bắt đầu phát ra ánh sáng dần dần sáng hơn và đánh thức bạn một cách dễ chịu hơn so với tiếng chuông báo thức. Chúng đã được chứng minh lâm sàng để giúp bạn thức dậy nhẹ nhàng hơn nhưng cũng hiệu quả không kém đồng hồ báo thức truyền thống. 

Trên đây là những thông tin liên quan đến chứng chóng mặt vào ban đêm cũng như những mẹo hiệu quả giúp cải thiện tình trạng này. Chúc bạn áp dụng thành công và sớm đánh bại được các cơn chóng mặt khó chịu này nhé!

Nguồn tham khảo:

  • https://www.thesleepjudge.com/sleep-tips-for-vertigo/
  • https://www.terrycralle.com/how-to-sleep-with-vertigo/

 

SubScribe

Subcribe ngay để nhận những thông tin bổ ích về sức khoẻ giấc ngủ và hàng ngàn ưu đãi mua nệm chăn ga gối mỗi ngày.