Những điều cần biết về chứng ngủ mở mắt

Nếu bạn là người đam mê Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Chung, thì chắc hẳn phải biết đến Trương Phi, nhân vật có điểm đặc biệt là khi ngủ thường có đôi mắt mở to. 

Theo quan niệm ngày xưa, thì những người ngủ mở mắt thường có số mệnh chết yểu, nhưng liệu có phải như vậy hay không? Khoa học sẽ giải thích như thế nào về tình trạng này? Để biết rõ hơn về nguyên nhân, cách phát hiện, cũng như phương pháp khắc phục, thì hãy theo dõi bài viết này nhé.

Bệnh lý ngủ mở mắt
Bệnh lý ngủ mở mắt rất phổ biến

Triệu chứng và tác hại của bệnh ngủ mở mắt

Điều đầu tiên cần nhấn mạnh là, ngủ mở mắt đã được khoa học chứng minh là một căn bệnh và không hề liên quan đến số mệnh như người xưa đã nói.

Một số người có thể nghĩ rằng ngủ mở mắt là hiếm thấy, nhưng thực tế là nó bệnh lý khá phổ biến. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, có đến 20% dân số thế giới bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này. Nếu một người thường xuyên ngủ mở mắt có thể bị các vấn đề về mắt nghiêm trọng vì không biết sớm để điều trị. 

Triệu chứng của bệnh ngủ mở mắt

Trong y học, thuật ngữ để chỉ việc ngủ mở mắt là nocturnal lagophthalmos. Triệu chứng của căn bệnh này đôi khi bị nhầm lẫn với các bệnh về mắt thông thường.

Khi bạn mắc bệnh này thường sẽ có các biểu hiện sau đây:

  • Mắt đỏ, mờ mắt khi thức dậy
  • Mắt dễ bị kích ứng hoặc nhạy cảm với ánh sáng
  • Có cảm giác nóng mắt, đôi khi cảm giác như thể có thứ gì đó ở trong mắt
  • Chất lượng giấc ngủ kém, mệt mỏi khi thức dậy

Hầu hết những người mắc chứng ngủ mở mắt đều không biết mình mắc căn bệnh này. Họ biết được chủ yếu là do người xung quanh nói với họ.

Mắt bị đỏ, mỏi mắt
Mắt bị đỏ, mỏi mắt, mờ mắt có thể là triệu chứng ngủ mở mắt

Do đó, nếu bạn cảm thấy mình xuất hiện những triệu chứng ở trên, thì nên đến với bác sĩ chuyên khoa mắt, để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất nhất có thể.

Tác hại của bệnh ngủ mở mắt

Nếu không có đủ chất bôi trơn, mắt không được nước mắt bổ sung độ ẩm để “nuôi dưỡng” mắt trong một vài tiếng, hoặc vài ngày do nhiều nguyên nhân khác nhau. Điều này sẽ không gây quá nhiều nguy hiểm cho mắt. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài, thì mắt dễ bị nhiễm trùng, có thể bị trầy xước và tổn thương. 

 thị lực giảm
Ngủ mở mắt có thể khiến cho thị lực giảm

Chứng ngủ mở mắt có thể ảnh hưởng đến một bên mắt hoặc cả hai. Và nếu không được điều trị, nó có thể dẫn đến các vấn đề về thị lực nghiêm trọng. Chuyên gia y học về giấc ngủ Andres Santiago Endara-Bravo nói: “Nếu tình trạng mắt bị khô trở nên nghiêm trọng, nó có thể làm hỏng giác mạc và làm giảm thị lực. Nó cũng có thể gây ra đau đớn ở mắt”.

Nguyên nhân khiến nhiều người mắc chứng ngủ mở mắt

Hiện nay, chứng ngủ mở mắt được xác định là xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Chủ yếu là do cơ mí mắt và dây thần kinh bị tổn thương, dẫn đến mí mắt hoạt động không bình thường.

Chứng ngủ mở mắt có thể ảnh trong thời gian ngắn hoặc vĩnh viễn. Trường hợp nào thì còn tùy vào từng nguyên nhân khác nhau. Một số nguyên nhân chủ yếu khiến mắt bạn luôn mở khi ngủ:

Nguyên nhân sinh lý

Thực tế hiện nay, có rất nhiều người mắc chứng ngủ mở mắt, nhưng không hề mắc các căn bệnh liên quan nào khác. Điều này là do cấu tạo mí mắt của những người này không giống người bình thường. Nguyên nhân này có thể là do di truyền bẩm sinh, do trong nhà có nhiều người cùng mắc chứng bệnh này.

Ngủ mở mắt
Ngủ mở mắt có thể là do di truyền

Thường thì nguyên nhân do di truyền bẩm sinh cũng không đáng ngại. Nó thường là do khe hở mắt rộng nhưng lớn hơn người bình thường mà thôi. Nếu độ mở mắt chỉ nhỏ hơn 2mm, thì mi trên vẫn có khả năng che phủ được phần lòng đen và giác mạc. Vì vậy mắt sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều từ các yếu tố bên ngoài.

Ngoài ra, lông mi trên hoặc dưới quá dày cũng có thể khiến mí mắt không thể khép lại hoàn toàn, mặc dù trường hợp này hiếm khi xảy ra.

Nguyên nhân gây ngủ mở mắt do bệnh lý

Đối với nguyên nhân ngủ mở mắt do bệnh lý thì là một vấn đề đáng lo ngại. Hiện nay có nhiều dạng bệnh lý khác nhau có thể ảnh hưởng đến cơ mí mắt, dẫn đến chứng ngủ mở mắt.

Liệt dây thần kinh số 7

Dây thần kinh số 7 là dây thần kinh vận động, có tác dụng chi phối vận động của mặt, trong đó có cơ mí mắt. Nếu vì một nguyên nhân nào đó, chẳng hạn như tai nạn, do nhiễm virus, nhiễm lạnh đột ngột, phẫu thuật…có thể khiến cho dây thần kinh này bị tê liệt, từ đó làm cho người đó mắc chứng ngủ mở mắt.

Dây thần kinh số 7
Dây thần kinh số 7 là dây thần kinh vận động, có tác dụng chi phối vận động của mặt, trong đó có cơ mí mắt.

Một số bệnh lý lồi mắt

Lồi mắt là hiện tượng nhãn cầu bị lồi ra bên ngoài, khiến cho mí mắt không thể che phủ được phần nhãn cầu. Hiện tượng lồi mắt xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Ví dụ như bị viêm hoặc u hốc mắt, bệnh lý hốc mắt do tuyến giáp, bệnh lý mạch máu hốc mắt…

Một vài hội chứng bẩm sinh, như rối loạn trương lực cơ, dị dạng phân bố thần kinh, co rút mi vô căn…cũng làm cho một số người mắc chứng ngủ mở mắt.

Cách điều trị chứng ngủ mở mắt

Nếu bạn đang bị mắc chứng ngủ mở mắt, thì cũng không cần quá lo lắng. Vì có nhiều phương án điều trị khác nhau đối với căn bệnh này.

Một người mắc chứng ngủ mở mắt do những nguyên nhân sinh lý gây ra, thường sẽ không cảm thấy các biểu hiện nặng như bệnh lý và không gây ảnh hưởng quá nhiều đối với cuộc sống bình thường.

Bạn có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt, nước mắt nhân tạo để tạo độ ẩm hoặc thuốc mỡ tra mắt để hạn chế bị trầy xước. Bên cạnh đó, các bạn có thể đeo kính chống ẩm khi ngủ vào ban đêm. Loại kính này được thiết kế đặc biệt, để có thể giữ độ ẩm cho mắt, giúp mắt bạn không bị khô khi thức dậy.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng máy tạo độ ẩm để đặt trong phòng, điều này sẽ làm cho không gian căn phòng luôn có độ ẩm ổn định, như vậy cũng có tác dụng rất tốt đến mắt.

Nhỏ mắt, sử dụng nước mắt nhân tạo
Nhỏ mắt, sử dụng nước mắt nhân tạo để hỗ trợ điều trị bệnh ngủ mở mắt

Bác sĩ cũng khuyên bạn nên sử dụng phương pháp cân mí mắt ngoài, để giúp mí mắt luôn khép lại khi ngủ. Dán băng phẫu thuật vào mí mắt cũng phục vụ mục đích tương tự.

Phẫu thuật cũng là phương án tối ưu để điều trị căn bệnh này. Can thiệp phẫu thuật, tăng độ nhắm kín cho mi tạm thời hoặc lâu dài sẽ được các bác sĩ thực hiện, nhưng còn tùy vào từng trường hợp cụ thể.

Đối với những người có mức độ nghiệm trọng, bị viêm loét, có thể gây mờ mắt, nguy cơ mù lòa thì cần được phẫu thuật mắt, để tránh được các biến chứng nặng do bệnh ngủ mở mắt gây ra. 

Trên đây là những phương pháp có thể áp dụng được cả cho nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý.

Nhưng với nguyên nhân bệnh lý, thì xử lý triệt để mới là điều quan trọng nhất. Khi nghi ngờ mình mắc chứng ngủ mở mắt, đầu tiên là bạn phải đến cơ sở ý tế, để Bác sĩ thăm khám. Từ đó mới xác định được bệnh lý gây nên tình trạng ngủ mở mắt. Nguyên nhân bệnh lý cực kỳ phức tạp, do đó cần chẩn đoán chính xác, mới có thể chữa trị được.

Ví dụ: Đối với nguyên nhân bị liệt dây thần kinh số 7, thì cần phải biết bệnh nào khiến cho dây thần kinh này bị liệt, vì có rất nhiều các loại bệnh, có thể làm cho dây thần kinh này bị tê liệt.

Chứng ngủ mở
Chứng ngủ mở là một căn bệnh không quá nặng, đa số đều ở mức độ nhẹ.

Chứng ngủ mở là một căn bệnh không quá nặng, đa số đều ở mức độ nhẹ. Nhưng nếu bạn có dấu hiệu mắc bệnh thì bạn cũng không được chủ quan. Cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, hạn chế tình trạng nghiêm trọng rồi mới đi chữa trị.

Hy vọng, qua bài viết này các bạn đã hiểu hơn về chứng ngủ mở mắt. Bạn hãy hãy theo dõi sleep.vn thường xuyên hơn để có được nhiều thông tin bổ ích nhé.

Link tham khảo:

  • https://vnexpress.net/khi-ngu-mat-nham-khong-kin-2347973.html
  • https://www-medicalnewstoday-com.translate.goog/articles/321517?_x_tr_sl=en&_x_tr_tl=vi&_x_tr_hl=vi&_x_tr_pto=sc

 

 

 

SubScribe

Subcribe ngay để nhận những thông tin bổ ích về sức khoẻ giấc ngủ và hàng ngàn ưu đãi mua nệm chăn ga gối mỗi ngày.