Những điều cần biết về căn bệnh Alzheimer và giấc ngủ

Khi một người già đi, thói quen ngủ của họ thường thay đổi và họ có thể cảm thấy khó đi vào giấc ngủ hơn. Tuy nhiên, những thay đổi về giấc ngủ ở những người bị bệnh Alzheimer thường diễn biến phức tạp hơn rất nhiều. Vậy bệnh Alzheimer và giấc ngủ có mối liên hệ gì với nhau? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

Bênh Alzheimer là gì? 

Bệnh Alzheimer gây ra mất trí nhớ thường gặp ở người lớn tuổi. Và căn bệnh này không thể phục hồi cũng như sẽ ảnh hưởng đến cách suy nghĩ, lập luận và hành vi của mỗi người. Đây là loại sa sút trí tuệ phổ biến nhất và là nguyên nhân của 60–80% các căn bệnh khác.

Khi bệnh Alzheimer trở nặng, nó có thể dẫn đến các vấn đề về giấc ngủ, làm gián đoạn thói quen hàng ngày của cả người bệnh và người chăm sóc của họ. Người bệnh có thể bị các vấn đề về rối loạn giấc ngủ khác nhau, bao gồm ngủ không đủ, thức giấc giữa đêm, thay đổi chu kỳ giấc ngủ. 

Tại sao bệnh nhân Alzheimer phải vật lộn với giấc ngủ?

Những thay đổi về chất lượng và thời lượng ngủ ở người lớn tuổi là tình trạng khá phổ biến. Tuy nhiên, rối loạn giấc ngủ ở những người bị bệnh Alzheimer thường nghiêm trọng và phức tạp hơn. 

Có thể có mối quan hệ qua lại giữa các vấn đề về giấc ngủ và các triệu chứng khác của bệnh Alzheimer. Điều này có nghĩa là mất ngủ có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng khác của bệnh, chẳng hạn như ảo tưởng, bồn chồn và lo lắng. Từ đó, có thể làm cho giấc ngủ trở nên khó khăn hơn.

Alzheimer
Alzheimer là căn bệnh thường gặp ở người lớn tuổi

Mất trí nhớ là triệu chứng chính ở những người sống chung với bệnh Alzheimer. Và so với những người lớn tuổi khác không mắc bệnh thì bệnh nhân Alzheimer thường có thời lượng ngủ sâu và giấc ngủ REM không đủ. 

Những người bị bệnh Alzheimer trải qua những thay đổi đáng kể đối với chu kỳ ngủ-thức của họ. Chu kỳ ngủ – thức, còn được gọi là nhịp sinh học là đồng hồ bên trong cơ thể. Khi chu kỳ này bị rối loạn ở bệnh nhân Alzheimer, kết quả là họ không ngủ được vào ban đêm và ngủ quá nhiều vào ban ngày. 

Các nhà nghiên cứu cho rằng sự gián đoạn nhịp sinh học ở bệnh nhân Alzheimer là do những thay đổi tế bào trong não bộ do bệnh gây ra. Các yếu tố khác gây nên rối loạn giấc ngủ bao gồm ít vận động và ít tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên.

Các vấn đề về giấc ngủ thường gặp ở người bị Alzheimer

Thay đổi giấc ngủ ở người già
Thay đổi giấc ngủ thường gặp ở người lớn tuổi kể cả người bị Alzheimer và người bình thường.

Thay đổi giấc ngủ thường gặp ở người lớn tuổi kể cả người bị Alzheimer và người bình thường. Nhiều người cao tuổi gặp những thay đổi về chất lượng giấc ngủ như số giờ ngủ giảm và thời gian thức vào ban đêm tăng. Trên thực tế, tổng thời gian ngủ của người lớn tuổi  giảm  khoảng 30 phút mỗi năm kể từ khi họ bắt đầu bước vào độ tuổi trung niên.

Các vấn đề về giấc ngủ thậm chí còn phổ biến hơn ở những người bị Alzheimer. Mức độ nghiêm trọng của các vấn đề rối loạn giấc ngủ có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng bệnh. Một số vấn đề về giấc ngủ liên quan đến chứng sa sút trí tuệ có xu hướng trở nên nặng hơn khi bệnh tiến triển.

Người bị Alzheimer có thể gặp các vấn đề về giấc ngủ như sau:

  • Chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA)

OSA là tình trạng đặc trưng bởi tiếng ngáy to, mũi bị nghẹt và các triệu chứng hô hấp khác do đường thở bị xẹp xuống trong khi ngủ. Một nghiên cứu cho thấy có đến một nửa số bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer bị OSA. 

Tạo áp lực lên đường thở một cách liên tục là phương pháp điều trị phổ biến nhất cho những bệnh nhân bị OSA. Và nó đã được phát triển để cải thiện nhận thức ở những bệnh nhân mắc cả OSA và Alzheimer.

Hội chứng ngưng thở khi ngủ
Hội chứng ngưng thở khi ngủ
  • Hội chứng chân không yên (RLS)

Với RLS, mọi người thường trải qua cảm giác bị ngứa râm ran khó chịu ở chân. Triệu chứng sẽ chỉ giảm bớt khi di chuyển chân. Các triệu chứng có xu hướng xấu đi khi nghỉ ngơi và có thể làm gián đoạn giấc ngủ. 

Một nghiên cứu cho thấy RLS phổ biến hơn ở người lớn tuổi bị suy giảm nhận thức so với người lớn tuổi khỏe mạnh. Cần nghiên cứu thêm để xác định xem liệu các phương pháp điều trị RLS được áp dụng phổ biến rộng rãi có an toàn và hiệu quả cho những người mắc bệnh Alzheimer hay không. Tuy nhiên, điều trị y tế RLS đã cho thấy những người bệnh được cải thiện chất lượng giấc ngủ một cách khá tốt. 

  • Rối loạn tâm trạng
 bệnh nhân Alzheimer
Nhiều bệnh nhân Alzheimer sẽ bị trầm cảm và lo lắng.

Nhiều bệnh nhân Alzheimer sẽ bị trầm cảm và lo lắng. Những rối loạn tâm trạng này được biết đến là nguyên nhân gây ra các vấn đề về giấc ngủ. Các triệu chứng trầm cảm và lo lắng có thể khiến giấc ngủ trở nên khó khăn hơn. 

Các liệu pháp nhận thức, kích thích giác quan, tập thể dục và sử dụng thuốc có thể làm giảm các triệu chứng rối loạn tâm trạng và các vấn đề liên quan đến giấc ngủ ở những người bị Alzheimer.

  • Hội chứng Sundowning

Ngoài ra, “sundowning” là một hiện tượng phổ biến ở những người bị bệnh Alzheimer. Họ đã gặp phải những triệu chứng như lú lẫn, lo lắng và cáu kỉnh vào cuối ngày. 

Sundowning
Sundowning gây nên tình trạng lú lẫn, gia tăng lo lắng, căng thẳng

Triệu chứng này có xu hướng bắt đầu vào khoảng thời gian mặt trời lặn và có thể kéo dài đến đêm, ảnh hưởng đến giấc ngủ. Tuy nhiên, nguyên nhân chính xác vẫn chưa được xác định rõ ràng. Vì tình trạng ủ rũ có thể do nhịp sinh học bị gián đoạn hoặc mệt mỏi do mất ngủ.

Người bị Alzheimer có ngủ nhiều trong ngày không? 

Một số người bị Alzheimer thường ngủ quá nhiều vào ban ngày. Họ có thể cảm thấy dường như không thể tỉnh táo và sẽ có những giấc ngủ ngắn vào ban ngày. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ ban đêm và chất lượng cuộc sống nói chung.

Buồn ngủ quá mức vào ban ngày phổ biến hơn ở những người bị bệnh Parkinson hoặc sa sút trí tuệ thể Lewy hơn những người bị Alzheimer. Một số yếu tố có thể góp phần gây buồn ngủ quá mức vào ban ngày bao gồm:

Ngủ không đủ giấc vào ban đêm
Ngủ không đủ giấc vào ban đêm
  • Ngủ không đủ giấc vào ban đêm
  • Sử dụng thuốc an thần
  • Các tế bào não bị tổn thương do mất trí nhớ
  • Thay đổi chu kỳ giấc ngủ do Alzheimer gây ra
  • Mắc một số bệnh liên quan đến tâm thần chẳng hạn như trầm cảm
  • Các rối loạn giấc ngủ khác, chẳng hạn như chứng ngưng thở khi ngủ

Làm thế nào để bệnh nhân Alzheimer có được giấc ngủ ngon hơn?

Áp dụng các phương pháp điều trị để giúp người mắc bệnh Alzheimer duy trì giấc ngủ sâu và đủ có thể giúp họ tăng cường sức khỏe thể chất và cải thiện các triệu chứng bệnh vào ban ngày mà mất ngủ gây ra, chẳng hạn như kích động và mất phương hướng. 

Hình thành những thói quen ngủ lành mạnh và duy trì một môi trường lý tưởng sẽ giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ. Dưới đây là một số cách để người bị Alzheimer có thể có được giấc ngủ ngon hơn. 

Vận động hàng ngày
Vận động hàng ngày để có được giấc ngủ ngon hơn
  • Cân bằng các thói quen hàng ngày: Kết hợp các hoạt động trong ngày như đi dạo, ăn tốt với gia đình, gặp gỡ bạn bè hay tập thể dục vào buổi sáng và giữa ngày là các hoạt động phù hợp với người cao tuổi. Các thói quen này sẽ góp phần giúp họ có được giấc ngủ ngon và dễ đi vào giấc ngủ hơn. 
  • Đặt lịch ngủ – thức: Đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày có thể giúp điều hòa nhịp sinh học bên trong cơ thể. 
  • Tránh ngủ trưa: Nếu có thể, nên hạn chế ngủ trưa bởi vì nó sẽ khiến chu kỳ thức – ngủ bị rối loạn và khiến bạn khó đi vào giấc ngủ vào ban đêm.
  • Tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên: Ánh sáng tự nhiên có tác dụng điều chỉnh nhịp sinh học một cách mạnh mẽ nhất. Hãy dành thời gian bên ngoài, tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên để có thể giúp định hướng lại nhịp sinh học. Một lựa chọn khác là xem xét đến liệu pháp ánh sáng. Liệu pháp này đã được chỉ định trong một số nghiên cứu để cải thiện các vấn đề về giấc ngủ ở những người bị bệnh Alzheimer.
Hãy nói chuyện với bác sĩ
Hãy nói chuyện với bác sĩ về thời điểm lý tưởng để sử dụng bất kỳ loại thuốc nào
  • Khuyến khích hoạt động thể chất: Sử dụng năng lượng vào ban ngày có thể giúp bạn dễ ngủ hơn vào ban đêm. Đi bộ hoặc thực hiện các bài tập nhẹ nhàng bên ngoài mang lại lợi ích rất lớn cho giấc ngủ. 
  • Quản lý thời gian uống thuốc: Một số loại thuốc thường được cung cấp cho bệnh nhân Alzheimer có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ nếu uống vào buổi tối. Hãy nói chuyện với bác sĩ về thời điểm lý tưởng để sử dụng bất kỳ loại thuốc nào nhằm thúc đẩy giấc ngủ tự nhiên.
  • Chuẩn bị chăn ga gối nệm êm ái, thoải mái: Các sản phẩm chăn ga gối nệm được làm từ nguyên liệu chất lượng, an toàn cho sức khỏe sẽ giúp các bệnh nhân có được giấc ngủ ngon hơn. 

Những phương pháp này có thể khó thực hiện đối với một số bệnh nhân, nhưng bằng chứng cho thấy những nỗ lực khi áp dụng nó có thể thành công trong việc nâng cao chất lượng giấc ngủ. 

Một nghiên cứu cho thấy, việc thực hiện các biện pháp, thói quen, đi bộ hàng ngày và tiếp xúc với thiết bị chiếu sáng đã làm họ dễ đi vào giấc ngủ hơn. Đồng thời cải thiện được triệu chứng trầm cảm  ở bệnh nhân Alzheimer và những kết quả này được duy trì sau sáu tháng thực hiện. 

Có nên dùng thuốc hỗ trợ giấc ngủ cho bệnh nhân Alzheimer không? 

Việc sử dụng thuốc thường xuyên để cải thiện các vấn đề về giấc ngủ ở bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer không được khuyên dùng ở thời điểm hiện tại. Thuốc hỗ trợ giấc ngủ mang lại nhiều rủi ro hơn cho những người bị bệnh Alzheimer. 

Chúng có thể khiến họ gặp nhiều nguy hiểm như chấn thương, làm tăng mất trí nhớ, lú lẫn, và có thể có tác dụng an thần quá mức. Thuốc hỗ trợ giấc ngủ thường được dành cho những trường hợp đã hết các lựa chọn khác và chỉ nên dùng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

 dùng bất kỳ loại thuốc nào
Thuốc hỗ trợ giấc ngủ mang lại nhiều rủi ro hơn cho những người bị bệnh Alzheimer. 

Bổ sung melatonin đã được xem là một biện pháp để cải thiện chất lượng giấc ngủ ở bệnh nhân Alzheimer. Tuy nhiên, nghiên cứu kiểm tra hiệu quả của việc bổ sung melatonin ở những người bị sa sút trí tuệ đã đưa ra kết quả trái ngược nhau. 

Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng nó đem đến một lợi ích nhỏ, đó là tăng thời gian ngủ vào ban đêm hơn khoảng 30 phút. Trong khi các nghiên cứu khác cho thấy chúng không có lợi ích gì. Ngoài ra còn có bằng chứng cho thấy rằng bổ sung melatonin có thể làm tăng tình trạng xa lánh xã hội và trầm cảm ở bệnh nhân sa sút trí tuệ.

Kết luận 

Chăm sóc một người bị bệnh Alzheimer đòi hỏi sự kiên nhẫn và cố gắng rất nhiều. Có được giấc ngủ chất lượng là rất quan trọng đối với bệnh nhân cũng như người chăm sóc của họ. Những người chăm sóc cũng có thể được hưởng lợi từ việc thực hành các thói quen tốt để có được giấc ngủ ngon và hỗ trợ để duy trì sức khỏe cũng như thể trạng của chính họ.

Nguồn tham khảo: 

https://www.sleepfoundation.org/physical-health/alzheimers-disease-and-sleep

 

 

SubScribe

Subcribe ngay để nhận những thông tin bổ ích về sức khoẻ giấc ngủ và hàng ngàn ưu đãi mua nệm chăn ga gối mỗi ngày.