Những điều chưa biết về nệm foam, phương pháp lựa chọn nệm có mật độ foam phù hợp nhất

Chúng ta thường nghe nói nhiều đến nệm cao su thiên nhiên, nệm cao su nhân tạo, nệm lò xo, nệm bông ép và thường hiểu khá rõ về đặc điểm, tính năng của chúng. Tuy nhiên, bên cạnh những loại nệm đã quá phổ biến này, nệm foam cũng đang được người tiêu dùng dành khá nhiều sự quan tâm.

Nệm foam
Nệm foam đang dần phổ biến trên thị trường hiện nay.

Vậy nệm foam là gì? Mật độ của nệm foam ra sao và phù hợp với từng đối tượng cụ thể như thế nào? Nếu bạn đang có cùng những thắc mắc như vậy thì hãy tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây nhé.

Chất liệu foam là gì?

Trước tiên, để hiểu được nệm foam là gì, chúng ta cần biết thế nào là chất liệu foam và chất liệu này có những đặc tính ưu việt gì.

Chất liệu foam là hợp chất được tạo bởi thành phần chính là polyurethane và các chất phụ gia khác để tăng mật độ và giảm độ biến dạng khi có lực tác động. Hợp chất này được gọi là “viscoelastic” (tạm dịch là đàn hồi và biến dạng chậm). Foam có nhiều loại khác nhau, trong đó memory foam là dòng foam được ứng dụng rộng rãi nhất trong ngành nệm.

Chất liệu foam từ NASA
Chất liệu foam được phát minh và sử dụng để đảm bảo an toàn cho nhà du hành vũ trụ.

Memory foam được NASA (cơ quan hàng không và không gian Mỹ) phát minh vào năm 1966. Chất liệu còn có tên gọi khác là Mousse IQ (foam hoạt tính), một loại foam dẻo, có độ co giãn cao, với tính năng chậm đàn hồi vô cùng đặc biệt.

Chất liệu được sử dụng trong lớp lót bên trong của áo bảo hộ không gian giúp đảm bảo an toàn hơn cho các nhà du hành vũ trụ. Khi gặp một chấn động hoặc có va chạm xảy ra trong lúc di chuyển ở tốc độ cao, phi hành gia có thể tránh được những chấn  thương cũng như các tai nạn liên quan đến xương khớp.

Nệm Foam là gì?

Chất liệu memory foam ra đời được coi là một phát minh mang tính đột phá của NASA và ngày nay chất liệu này đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp trên thế giới trong đó có ngành sản xuất nệm, gối.

Memory foam
Memory foam được ứng dụng ngày càng nhiều trong ngành công nghiệp sản xuất nệm, gối.

Nệm Foam có lõi được làm từ các loại foam dưới dạng mút hoặc bọt xốp. Với những đặc điểm nổi bật có thể khắc phục được hầu hết các nhược điểm của ba loại nệm là cao su, bông ép và lò xo, sản phẩm này đang rất được ưa chuộng tại thị trường Châu Âu và Châu Mỹ. Ở Việt Nam, sản phẩm này cũng đang dần phổ biến và chiếm được sự tin yêu của khách hàng bởi 2 lý do chính sau: 

  • Là loại nệm có những tính năng cực kỳ đặc biệt bao gồm tính năng chậm độ đàn hồi vượt trội; siêu êm ái, dễ chịu; khả năng nâng đỡ cơ thể tốt…
  • Được đánh giá là sản phẩm lý tưởng trong việc ngăn ngừa nhức mỏi vai, gáy, lưng khi ngủ.

Để có thể hiểu cụ thể hơn về những đặc tính vượt trội cũng như mật độ của dòng nệm Foam, chúng ta cùng khám phá tiếp ở phần sau nhé.

Tại sao nệm Foam là sự lựa chọn tiêu dùng thông minh?

Khả năng nâng đỡ cơ thể.

Nệm Foam có đặc điểm là siêu mềm mại, êm ái vì thế có thể ôm trọn cơ thể dù ở bất kỳ tư thế nào. Từ đó, giúp hỗ trợ nâng đỡ cơ thể bạn trong lúc ngủ, giảm áp lực cho cột sống, vai, gáy và hông, ngoài ra, còn có thể ngăn ngừa các tác hại của việc nằm sai tư thế.

Nệm foam hỗ trợ nâng đỡ
Nệm foam hỗ trợ nâng đỡ tốt cột sống và toàn bộ cơ thể.

Tính năng chậm độ đàn hồi vượt trội.

Memory Foam sở hữu khả năng chậm đàn hồi. Để minh chứng cho điều này, bạn có thể thấy rằng khi ép mạnh bàn tay lên bề mặt, nệm sẽ cần một khoảng thời gian nhất định để có thể từ từ trở về trạng thái ban đầu.

Khả năng chậm đàn hồi
Khả năng chậm đàn hồi là một ưu điểm đặc biệt của nệm memory foam.

Với tính năng này, nệm Foam giúp người dùng cố định cột sống ở lưng, cổ và những bộ phận khác của cơ thể. Hiện tượng trật cổ, lưng, tay hay chân sẽ khó có cơ hội xảy ra vì chúng đã được nâng đỡ và cố định ở trạng thái tốt nhất.

Bên cạnh đó, nệm Foam còn có khả năng giảm đau cơ và giảm áp lực lên các vùng tỳ nén trên cơ thể mang lại cảm giác thoải mái trong suốt giấc ngủ. Đồng thời còn giúp lưu lượng máu tuần hoàn tốt hơn, đem lại cho người dùng một trải nghiệm tuyệt vời. 

Hạn chế lan truyền chuyển động.

Nệm Memory Foam mang lại giấc ngủ ngon, không bị ảnh hưởng bởi sự trở mình của người nằm bên cạnh. Khi người nằm cạnh bạn thường có thói quen chuyển động, không thể giữ nguyên tư thế trong một thời gian dài thì hãy yên tâm rằng giấc ngủ của bạn cũng sẽ không bị làm phiền vì nệm foam không cho phép sự truyền động.

hạn chế lan truyền chuyển động.
Nệm foam có khả năng hạn chế lan truyền chuyển động.

Không gây kích ứng da.

Memory Foam có đặc tính độc đáo, chất liệu không gây kích ứng da, ngăn ngừa sự sinh sôi và phát triển của nấm mốc, không gây dị ứng mang lại sự an toàn tuyệt đối trong quá trình sử dụng.

Bên cạnh đó, với cấu trúc bột hở, nệm tạo được sự thông thoáng cho mùa hè và ấm áp vào mùa đông.

Độ bền cao.

Độ bền là yếu tố quan trọng khi người dùng đưa ra quyết định mua sắm. Với nệm Foam, độ bền được đánh giá khá cao, bạn có thể sử dụng nệm từ 5 – 10 năm.

Mật độ của nệm Foam.

Trên thực tế cho thấy nệm Foam có mật độ càng cao thì có khả năng nâng đỡ và độ bền càng lớn. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp để lựa chọn nệm Foam mật độ cao để đồng hành cùng giấc ngủ của mình. Đó là lý do tại sao nệm Foam được sản xuất với nhiều mật độ khác nhau.

mật độ foam
Nệm Foam được sản xuất với nhiều mật độ khác nhau.

Biểu đồ mật độ nệm Foam.

Mật độ nệm Khối lượng Tuổi thọ trung bình Người dùng lý tưởng
Thấp Dưới 48kg/m3 5 năm Người có khối lượng cơ thể nhẹ hoặc trung bình; người nằm nghiêng, nằm ngửa hoặc ngủ tư thế kết hợp; người bị tăng nhiệt khi ngủ; người cao tuổi và những ai không có ngân sách quá lớn.
Trung bình 48 – 80kg/m3 7 – 8 năm Người có khối lượng cơ thể nhẹ hoặc trung bình; người bị đau lưng; người nằm nghiêng, nằm ngửa, nằm sấp hoặc thay đổi tư thế ngủ suốt đêm; người cao tuổi. 
Cao Trên 80kg/m3 9 – 10 năm Người có khối lượng cơ thể trung bình hoặc nặng; người bị đau lưng; người nằm sấp hoặc n thay đổi tư thế ngủ suốt đêm; người cao tuổi. 

Phân tích đặc điểm từng loại mật độ nệm.

Nệm có mật độ thấp.

Trong ba loại nệm, đây là loại có giá thành rẻ hơn cả, do đó, khả năng nâng đỡ và độ bền cũng không được đánh giá cao. Tuy nhiên, nệm có mật độ foam thấp sẽ là lựa chọn hợp lý cho những người thích chuyển mình khi ngủ. Bên cạnh đó, nệm còn có độ thông thoáng tốt và thoát mùi hóa chất nhanh sau khi mua.

Nệm có mật độ trung bình.

Loại nệm này có khả năng nâng đỡ và độ bền tương đối tốt, có giá cả phù hợp nhất. Nhưng với những người đang phải vật lộn với căn bệnh đau lưng thì đây không phải là sự lựa chọn lý tưởng.

Nệm có mật độ cao

Nệm có mật độ foam cao
Nệm có mật độ foam cao sẽ không phù hợp với những người có xu hướng tăng thân nhiệt khi ngủ

Nhìn chung, nệm có mật độ foam cao có thể khắc phục được tất cả những hạn chế của hai loại nệm còn lại. Loại nệm này mang đến độ ôm tuyệt vời, tạo cảm giác thoải mái, cơ thể được nâng niu trong giấc ngủ.

Tuy nhiên, nệm có mật độ foam cao sẽ không phù hợp với những người có xu hướng tăng thân nhiệt khi ngủ và mùi hóa chất trong nệm cũng nồng hơn.

Lựa chọn mật độ nệm phù hợp

Để có thể đưa ra quyết định chính xác cho một tấm nệm lý tưởng, phù hợp với bản thân, bạn cần cân nhắc kỹ các yếu tố: trọng lượng cơ thể; tư thế nằm yêu thích; các bệnh lý về xương khớp, đau lưng; nhiệt độ cơ thể và giá thành.

Sau đây là những gợi ý để bạn có thể đưa ra sự lựa chọn thông minh nhất.

Người có khối lượng cơ thể nhẹ (dưới 59kg)

nệm có mật độ thấp
Với những người nhẹ cân (dưới 59kg), một chiếc nệm có mật độ thấp sẽ phù hợp hơn cả.

Với những người nhẹ cân (dưới 59kg), một chiếc nệm có mật độ thấp sẽ phù hợp hơn cả. Vì khối lượng cơ thể nhẹ giúp họ không bị lún sâu khi chìm xuống nệm, điều này đồng nghĩa với việc mật độ nệm thấp cũng không phải là vấn đề quá lớn trong quá trình nâng đỡ cơ thể.

Ngoài ra, những người có đặc điểm này cũng không cần tốn nhiều chi phí để chi trả cho một tấm nệm có mật độ foam cao.

Người có khối lượng cơ thể trung bình (59 – 90kg)

Với đặc điểm này, người dùng không quá khó khăn trong quá trình ra quyết định, một chiếc nệm có mật độ trung bình được cho là rất phù hợp với họ.

Tuy nhiên, khi lựa chọn nệm đối với người có khối lượng cơ thể trung bình, vấn đề cần phải cân nhắc là có thể có xu hướng tăng nhiệt khi ngủ không và có các tình trạng bệnh lý đi kèm hay không?

Người có khối lượng cơ thể nặng (trên 90kg)

người có cân nặng lớn
Những người có cân nặng lớn có xu hướng bị lún sâu vào nệm khi ngủ

Những người có cân nặng lớn có xu hướng bị lún sâu vào nệm khi ngủ. Điều này đòi hỏi chiếc nệm có lớp lõi hỗ trợ với mật độ cao hơn nhằm đem lại sự hỗ trợ nâng đỡ cần thiết, giúp người nằm cảm thấy thoải mái và tránh đau nhức. Người có cân nặng lớn nên tránh sử dụng loại nệm có mật độ foam thấp. Mật độ nệm cao phù hợp với người có trọng lượng cơ thể lớn.

Người bị đau lưng

Với những người bị đau lưng không nên lựa chọn một tấm nệm có mật độ foam thấp vì chúng không có khả năng nâng đỡ lớn, không đem lại được cảm giác thoải mái cho người nằm. Để đảm bảo sức khỏe, người bị bệnh đau lưng “hành hạ” nên tìm cho mình tấm nệm có mật độ foam trung bình hoặc lớn.

nệm có mật độ trung bình hoặc cao
Để hỗ trợ giảm đau lưng, người tiêu dùng nên sử dụng nệm có mật độ trung bình hoặc cao.

Người nằm nghiêng

Bởi vì tất cả các loại nệm foam đều có khả năng giảm áp lực tốt và tạo đường viền quanh hông và vai thay vì ép các vị trí đó, người nằm nghiêng có thể lựa chọn bất kỳ mức mật độ nệm nào mà họ thích. Tuy nhiên, người nằm nghiêng nên xem xét các yếu tố như khối lượng cơ thể, tình trạng đau lưng và nhiệt độ cơ thể khi ngủ để có quyết định chính xác nhất.

Người nằm ngửa

Người có thói quen nằm ngửa sẽ không phải quá “đau đầu” trong việc lựa chọn bởi khi ngủ trọng lượng sẽ được phân bố đều trên nệm, nên một chiếc nệm có mật độ thấp cũng đủ khả năng hỗ trợ nâng đỡ họ. Nhưng đối với những ai cần có sự hỗ trợ hơn cho cột sống thì nệm foam mật độ trung bình hoặc cao sẽ là sự lựa chọn tốt nhất. 

Người nằm sấp

Nếu không có sự hỗ trợ nâng đỡ thích hợp, những người nằm sấp sẽ cảm thấy lưng họ bị cong khi nằm xuống. Đó là lý do vì sao những người nằm sấp cần tránh sử dụng nệm foam mật độ thấp, thay vào đó họ nên chọn một chiếc nệm mật độ trung bình và cao để giữ cột sống thẳng trong suốt giấc ngủ.

Người nằm sấp
Người nằm sấp sẽ thoải mái hơn khi nằm trên nệm có mật độ cao hoặc trung bình.

Người ngủ tư thế kết hợp

Những người nằm tư thế kết hợp thường trở mình nhiều trong đêm, vì vậy họ cần nệm giúp hạn chế lan truyền chuyển động để không làm ảnh hưởng tới giấc ngủ của người khác khi nằm cạnh họ. Nệm mật độ cao sẽ phù hợp với họ hơn cả vì chúng trở nên dính hơn khi nhiệt độ tăng, trong khi nệm mật độ thấp sẽ giúp việc trở mình thoải mái và dễ dàng hơn nhưng dễ gây ồn.

Ngân sách hạn chế

Đối với những ai có ngân sách eo hẹp, nệm mật độ thấp sẽ là lựa chọn lý tưởng với mức giá thấp nhất. Những chiếc nệm này có xu hướng bị hỏng nhanh hơn, có nghĩa là chúng sẽ cần thay thế thường xuyên hơn. Tuy nhiên, khi chỉ cân nhắc về giá của nệm, nệm mật độ thấp sẽ là lựa chọn đầu tiên cho bạn

Người cao tuổi

Người cao tuổi cần cân nhắc hai yếu tố khi lựa chọn mật độ foam nệm. Đầu tiên là tình trạng đau lưng của họ, vì họ sẽ cần một loại foam mật độ cao và hỗ trợ tốt hơn. Yếu tố thứ hai đó là việc họ gặp khó khăn thế nào khi di chuyển lên và xuống giường. Vì nệm foam mật độ cao sẽ lâu trở lại hình dạng ban đầu sau khi tiếp xúc với nhiệt từ cơ thể, nó sẽ hạn chế chuyển động và điều này có thể là vấn đề với nhiều người cao tuổi. 

Người cao tuổi
Người cao tuổi cần cân nhắc hai yếu tố khi lựa chọn mật độ foam nệm.

Trên đây là những chia sẻ về đặc điểm của nệm Foam – một trong những loại nệm phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng qua những thông tin này, bạn đã có thể tìm được sản phẩm lý tưởng cho những thành viên trong gia đình của mình.

SubScribe

Subcribe ngay để nhận những thông tin bổ ích về sức khoẻ giấc ngủ và hàng ngàn ưu đãi mua nệm chăn ga gối mỗi ngày.