Rất mệt nhưng vẫn không ngủ được là dấu hiệu của bệnh gì? 

Tại sao có những ngày cơ thể mệt lả nhưng khi nằm nghỉ lại không thể vào giấc được? Đây có phải là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nào đó không? Làm sao để ngủ ngon giấc và bớt trằn trọc hơn? Nếu bạn đang đi tìm câu trả lời cho những thắc mắc trên thì đừng bỏ qua bài viết này nhé!

Nguyên nhân mệt mỏi nhưng không thể ngủ

rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng trạng này. Dưới đây Sleep.vn đã tổng hợp một số lý do chính khiến chúng ta dù mệt mỏi nhưng vẫn không thể vào giấc: 

Rối loạn nhịp sinh học

nhịp sinh học trong cơ thể bị đào lộn
Bạn có thể mắc phải chứng rối loạn giấc ngủ bị trì hoãn, khiến cho nhịp sinh học trong cơ thể bị đào lộn.

Bạn có thể mắc phải chứng rối loạn giấc ngủ bị trì hoãn, khiến cho nhịp sinh học trong cơ thể bị đào lộn. Có thể hiểu, nhịp sinh học hay đồng hồ sinh học là một cỗ máy chấm công nội bộ cho tất cả các hoạt động của cơ thể trong khoảng thời gian 24 tiếng. Bộ máy này lấy cường độ ánh sáng được hấp thụ vào thụ thể mắt làm “hệ quy chiếu” để xác định thời điểm ban ngày, ban đêm. Khi cường độ ánh sáng mạnh, tín hiệu này sẽ được truyền đến bộ não để giảm mức hormone Melatonin đến mức tối thiểu, giúp chúng ta cảm thấy tỉnh táo.

Vào cuối ngày, khi trời dần tắt nắng, hormone Melatonin sẽ được điều chỉnh ở mức cao, đạt đỉnh vào lúc giữa đêm nhằm tạo thôi thúc đi ngủ. Chính vì thế, nếu nhịp sinh học bị rối loạn thì bạn sẽ cảm thấy trằn trọc khó ngủ khi đêm xuống cho dù đã mệt lả đến cỡ nào. Điều này là do đồng hồ sinh học trong cơ thể bạn bị chạy “lệch” so với giờ thực tế đang diễn ra bên ngoài. 

Người mắc chứng rối loạn giấc ngủ bị trì hoãn thường có thời gian đi ngủ muộn hơn so với bình thường từ 2-5 giờ. Theo thống kê, chứng rối loạn giấc ngủ này xả ra ở khoảng 7-16 % trẻ thành thiếu niên và khoảng 10% đối với người bị mất ngủ mãn tính. 

Ngủ trưa

Mặc dù ngủ trưa đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng ngủ trưa quá nhiều lại chính là nguyên nhân khiến bạn không thể ngủ được vào buổi tối dù rất mệt. Theo các chuyên gia giấc ngủ, bạn chỉ nên ngủ trưa trong khoảng từ 15-30 là phút là tốt nhất. Nếu ngủ quá lâu, bạn có thể rơi vào giai ngủ sâu của chu kỳ giấc ngủ, việc tỉnh giấc để tiếp tục công việc buổi chiều trở nên khó khăn hơn, người ngủ cũng không có được cảm giác sảng khoái, tỉnh táo. Việc ngủ trưa quá nhiều còn gây đảo lộn nhịp điệu sinh học, khiến bạn không cảm thấy buồn ngủ và ngủ không ngon giấc vào ban đêm. 

Ngủ trưa quá nhiều
Ngủ trưa quá nhiều lại chính là nguyên nhân khiến bạn không thể ngủ được vào buổi tối

Lo lắng, căng thẳng

Từ lâu các nghiên cứu đã chứng minh được mối quan hệ mật thiết giữa giấc ngủ và sức khỏe tinh thần. Người ta thấy rằng đến khoảng 24-36% người mắc các chứng rối loạn căng thẳng, lo âu, trầm cảm,…. bị mất ngủ. Cá biệt có đến 90% người mắc bệnh trầm cảm báo cáo về việc mất ngủ, khó ngủ. Việc stress quá mức còn khiến bộ não luôn trong trạng thái chiến hay chạy, tăng hưng phấn, tỉnh táo, từ đó khiến việc vào giấc trở nên ngày càng khó khăn hơn.

Làm việc quá sức 

Khi trưởng thành, bộ não của chúng ta luôn phải “chạy” với chất chồng suy nghĩ và trách nhiệm. Bên cạnh đó, điện thoại thông minh và công nghệ mới tiếp tục trở thành một phần quan trọng trong thời đại khiến việc giao tiếp ngày nay trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Sự cân bằng trong công việc và cuộc sống luôn bị đẩy lên những giới hạn mới và đẩy chúng ta vào tình thế có thể phải hy sinh sức khỏe đổi lấy những lợi ích ngắn hạn, ví dụ như hy sinh giấc ngủ để hoàn thành công việc. Khi chúng ta làm việc quá sức của bộ não và buộc cơ thể đi đến giới hạn của nó thì việc quá mệt mỏi đến mức không thể ngủ được là chuyện chẳng hiếm gặp. 

Nạp caffeine gần giờ đi ngủ

Nhiều người lầm tưởng rằng uống cà phê lúc buồn ngủ sẽ giúp họ cảm tính thấy tỉnh táo ngay lập tức. Thực tế, các thụ thể caffeine sẽ mất khoảng 15-20 phút để phát huy tác dụng. Vì vậy, nếu sử dụng không đúng thời điểm, cafe có thể khiến bạn thức trắng cả đêm. Trung bình, caffein có thời gian bán hủy là 5 giờ. Chính vì thế, các bác sĩ thường khuyến nghị để tránh bị mất ngủ, khó ngủ, chúng ta nên uống cà phê ít nhất 4-6 tiếng trước giờ đi ngủ. 

 uống cà phê lúc buồn ngủ
Nhiều người lầm tưởng rằng uống cà phê lúc buồn ngủ sẽ giúp họ cảm tính thấy tỉnh táo ngay lập tức.

Dành quá nhiều thời gian sử dụng màn hình điện thoại, máy tính, tivi trước giờ đi ngủ

Nhiều người thường có thói quen trước giờ đi ngủ sẽ tranh thủ kiểm tra mail, mạng xã hội. Thậm chí khi bị tỉnh giấc giữa đêm thì cũng quen tay lướt điện một chút để chờ cảm giác buồn ngủ quay trở lại. Nhưng việc tiếp xúc với màn hình điện tử thực ra chính nguyên nhân khiến bạn mất ngủ. Bởi vì tương tự như ánh sáng mặt trời, ánh sáng xanh từ màn hình điện tử sẽ gửi tín hiệu đến bộ não và đánh lừa cơ thể rằng trời vẫn còn sáng. Tín hiệu sai này sẽ khiến quá trình tiết hormone Melatonin bị ức chế, kết quả là chúng ta trằn trọc mãi nhưng vẫn không ngủ được.

Theo lời khuyên của các chuyên gia giấc ngủ, bạn nên hạn chế hoặc tốt nhất là ngưng sử dụng hẳn bất kỳ thiết bị điện tử nào trước khi đi ngủ ít nhất 2 giờ đồng hồ. Ngoài ra, nên tắt các nguồn sáng không cần thiết trong ngôi nhà, một không gian đủ tối sẽ giúp giấc ngủ đến với bạn nhanh hơn. Một giải pháp nữa là bạn có thể đeo kính chặn ánh sáng xanh vào buổi tối khi sử dụng các thiết bị điện tử.

Rối loạn giấc ngủ

Một số chứng rối loạn giấc ngủ có thể khiến bạn bị khó ngủ vào ban đêm là ngưng thở khi ngủ, hội chứng chân không yên RLS, chứng ngủ rũ. Đặc trưng của các chứng rối loạn này là khiến bạn bồn chồn, tỉnh giấc nhiều lần trong đêm và giấc ngủ không sâu. Kết quả là bạn luôn cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ quá mức vào ban ngày nhưng khi đêm xuống lại không thể vào giấc. 

chứng rối loạn giấc ngủ
Một số chứng rối loạn giấc ngủ có thể khiến bạn bị khó ngủ vào ban đêm

Mẹo nên thử để ngủ ngon hơn 

Ngủ không chỉ là hoạt động để giúp chúng loại bỏ cảm giác buồn ngủ và trở nên tỉnh táo hơn mà còn là thời gian cơ thể bạn cần để nạp năng lượng và phục hồi lại cơ thể. Khi bạn liên tục cắt ngắn giấc ngủ trong nhiều ngày liên tục, cơ thể bạn bắt đầu gửi tín hiệu cho thấy đây là tình trạng đáng báo động. Một trong những hiệu dễ nhận thấy nhất là không thể vào giấc được dù rất mệt. Một số triệu chứng khác bao gồm lo lắng, căng cơ và thiếu tập trung. Dưới đây là một số mẹo bạn nên thử để nhanh chóng vào giấc và ngủ ngon hơn: 

  • Cắt bỏ cà phê sau bữa trưa
  • Không ngủ trưa quá 30 phút hoặc bỏ luôn giờ ngủ trưa
  • Hạn chế sử dụng thiết bị công nghệ điện tử ít nhất 1 -2 tiếng trước giờ đi ngủ. 
  • Khi bạn cảm thấy mình đang ở trong những ngày căng thẳng, điều cần thiết là dành cho bản thân một chút thời gian, thậm chí chỉ 5 phút, để “tắt nguồn và khởi động lại”. Hãy đi dạo bên ngoài hoặc đơn giản là rời khỏi bàn làm việc để thư giãn tâm trí và cơ bắp. Sleep.vn khuyên bạn nên thử các bài tập hít thở sâu. Nếu bạn có đồng hồ Applewatch, hãy thử tải ứng dụng Breathe. Và nếu bạn có đủ thời gian thì hãy thử đăng ký lớp yoga nữa. 
  • Thực hành Chánh niệm. Chánh niệm là một phương pháp tu tập thiền giúp bạn tập trung vào hiện tại, ý thức được tính chất toàn vẹn của mỗi giây, mỗi phút trong cuộc sống để cảm thấy biết ơn và hạnh phúc hơn với mọi thứ đang diễn ra. Khi bạn thấy tâm trí của mình đang quay cuồng, hãy dành một chút thời gian để trấn tĩnh bản thân bằng cách chú tâm vào khoảnh khắc hiện tại. Nhìn xung quanh bạn và xem bạn đang ở đâu và luôn biết ơn vì những gì cuộc sống đã ban tặng cho bạn.
  • Tắt thông báo điện thoại. Công nghệ mang lại rất nhiều mặt tích cực nhưng cũng đem đến nhiều phiền toái cho giấc ngủ. Khi đến giờ đi ngủ vào ban đêm, hãy cho bản thân “cách ly” với điện thoại để giúp cơ thể dần bắt đầu cảm thấy buồn ngủ.
Tắt thông báo điện thoại.
Tắt thông báo điện thoại.

Chẳng có gì bực bội hơn sau một ngày bận rộn quay cuồng với cơm áo gạo tiền, ta chờ đợi từng giây từng phút để được quay trở về ngôi nhà và thả mình thư giãn trên giường, nhưng cuối cùng khi ta đã ở đó, ta lại không thể nào vào giấc được. Đừng quá lo lắng, rất mệt nhưng vẫn không ngủ được là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn cần được nghỉ ngơi. Hãy áp dụng các mẹo mà Sleep.vn đã chia sẻ phía trên cùng việc chú ý đến sức khỏe nhiều hơn, không nên đánh đổi quá nhiều món quà quý giá này vì những lợi ích ngắn ngủi. Bằng cách này, chắc chắn giấc ngủ sẽ sớm tìm đến bạn!

Nguồn tham khảo: https://jaxsleepcenter.com/can-you-be-too-tired-to-sleep/

 

 

SubScribe

Subcribe ngay để nhận những thông tin bổ ích về sức khoẻ giấc ngủ và hàng ngàn ưu đãi mua nệm chăn ga gối mỗi ngày.