Có nên ngủ cùng vật nuôi không và cần lưu ý những điều gì?

Có phải bạn đang nuôi dưỡng một con vật đáng yêu và luôn coi nó như thành viên trong gia đình? Có phải bạn và thú cưng này luôn đồng hành cùng nhau trong mọi hoạt động, kể cả khi đi ngủ? Vậy bạn đã bao giờ tự hỏi rằng có nên ngủ cùng vật nuôi hay không và cần lưu ý điều gì khi “share giường” với chúng. Tất cả những thắc mắc ấy đều sẽ được giải đáp ngay trong bài viết của Sleep.vn, mời quý độc giả cùng tham khảo.

Có nên ngủ cùng vật nuôi không? 

Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy rằng có đến gần một nửa trong tổng số vật nuôi được ngủ cùng với chủ nhân. Trong đó, có 62% chó con, 41% chó cỡ trung, 32% chó lớn, 62% mèo ngủ cùng người lớn và 13% mèo ngủ với trẻ em. 

Lựa chọn có nên ngủ chung với động vật hay không là quyền cá nhân của mỗi người. Vật nuôi mang lại cảm giác an toàn và thoải mái, nhưng đôi khi cũng gây ra nhiều vấn đề khó kiểm soát.

Điều bạn cần làm lúc này chính là xác định được lợi ích, nguy cơ và cách giải quyết chúng nếu muốn cùng “pet” của mình say giấc trên một chiếc giường.

Ngủ cùng vật nuôi
Ngủ cùng vật nuôi hay không là lựa chọn của mỗi người

Lợi ích của việc ngủ cùng vật nuôi

Thoải mái và an toàn

Trong một nghiên cứu về phụ nữ Mỹ, những người ngủ với chó cho biết họ cảm thấy thoải mái và an toàn hơn. Một chú chó “chung giường” có thể giúp bạn tăng cường an ninh và phát hiện những tên trộm.

Ngủ cùng một chú chó dịch vụ có thể mang lại cảm giác an tâm cho những người mắc chứng “Rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý (PTSD)” khi họ trải qua cơn ác mộng. 

Chó dịch vụ PTSD được huấn luyện để xác định các dấu hiệu vật lý cho thấy một người đang gặp ác mộng, vì vậy chúng có thể phá vỡ cơn ác mộng bằng cách đánh thức họ. Trong một nghiên cứu về các cựu chiến binh nuôi chó dịch vụ PTSD, 57% nói rằng chúng đã giúp họ hạn chế được những cơn ác mộng lúc nửa đêm.

Ngủ cùng vật nuôi mang lại cảm giác an toàn
Ngủ cùng vật nuôi mang lại cảm giác an toàn

Cải thiện tinh thần

Một phân tích tổng hợp của 17 nghiên cứu kết luận rằng, thú cưng nói chung là một động lực tích cực cho sức khỏe tinh thần của con người. Đối với nhiều người gặp vấn đề sức khỏe tâm thần lâu dài, chó là một phần không thể thiếu của mạng lưới hỗ trợ ngay cả khi chúng không phải là chó dịch vụ.

Ngủ cùng với “pet cưng” có thể làm giảm lo lắng, cô đơn, giúp điều chỉnh cảm xúc và mang lại sự lạc quan cho người đang có thần kinh không ổn định. Tương tác tích cực với chó làm tăng mức oxytocin ở người lớn và làm giảm mức cortisol ở trẻ em. Tăng oxytocin và giảm nồng độ cortisol có liên quan đến việc thư giãn và giảm căng thẳng.

Nhiều người khẳng định rằng ngủ với thú cưng có lợi cho giấc ngủ của họ và một nghiên cứu cũ hơn cho thấy những người nuôi thú cưng ít có xu hướng dùng thuốc ngủ hơn những người còn lại.

Thú cưng sẽ giúp bạn cảm thấy lạc quan hơn
Thú cưng sẽ giúp bạn cảm thấy lạc quan hơn khi ngủ chung

Cải thiện khả năng miễn dịch

Có một nghiên cứu đã cho thấy rằng việc cưng nựng một con chó làm tăng phản ứng miễn dịch. Vì vậy, việc chia sẻ không gian ngủ có thể mang lại nhiều lợi ích hơn cho hệ thống miễn dịch thay vì chỉ nuôi một con chó trong nhà. 

Những lợi ích miễn dịch mà vật nuôi cung cấp thậm chí còn có lợi hơn cho trẻ em và trẻ sơ sinh, vì chúng có hệ thống miễn dịch đang phát triển. Sống với mèo trong năm đầu đời được cho là có thể làm giảm đáng kể nguy cơ bị dị ứng ở tuổi 18. 

Đối với nam giới, việc sống chung với chó khi vừa mới lọt lòng cũng làm giảm nguy cơ bị dị ứng loài động vật này khi trưởng thành. Tiếp xúc với hai hoặc nhiều con chó và mèo trong năm đầu tiên của cuộc đời cũng hạn chế khả năng mắc các bệnh dị ứng gây ra bởi mạt bụi, cỏ cây roi nhỏ (Festuca glauca) và cỏ phấn hương.

Khả năng miễn dịch
Khả năng miễn dịch cũng được kích hoạt mạnh mẽ khi ngủ chung với vật nuôi

Cải thiện sức khỏe

Vật nuôi được chứng minh là có thể cải thiện sức khỏe con người theo nhiều cách, chẳng hạn như giúp giảm mức cholesterol, chất béo trung tính và huyết áp. Bên cạnh đó, sở hữu một chú chó cưng còn có tác động tốt đến hệ tim mạch, hạn chế nguy cơ tử vong.

Nghiên cứu ban đầu về chủ đề này cho thấy chó cưng làm giảm huyết áp và nhịp tim. Vậy nếu việc chạm vào vật nuôi là “chìa khóa” để đạt được lợi ích về sức khỏe, thì việc âu yếm nhau vào ban đêm sẽ vô cùng hữu ích.

Rủi ro khi ngủ với thú cưng 

Tăng nguy cơ bị dị ứng

Tại Hoa Kỳ, nhiều người vẫn cảm thấy khá ổn khi sống cùng thú cưng mặc dù họ bị dị ứng với chúng. Tuy nhiên, Viện Khoa học Sức khỏe Môi trường Quốc gia (NIEHS) khuyên rằng họ không nên cho vật nuôi vào phòng ngủ, kể cả ban ngày, để tránh tiếp xúc với lông của chúng khi ngủ.

Việc nuôi một con mèo lần đầu tiên khi trưởng thành cũng được cho là có liên quan đến bệnh chàm, một tình trạng dị ứng khá phổ biến trên da. Nếu bạn cho rằng thú cưng của mình có thể gây ra các triệu chứng dị ứng, hãy đến gặp bác sĩ để yêu cầu xét nghiệm.

Vật nuôi có thể gây ra một số dị ứng
Vật nuôi có thể gây ra một số dị ứng khi chung giường

Tiếp xúc mầm bệnh

Bên cạnh vi sinh vật có lợi, thú cưng nhà bạn đồng thời cũng là trung gian làm lây lan vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm gây hại. Chính vì thế, những người dễ bị nhiễm trùng, chẳng hạn như trẻ nhỏ, người bị suy giảm miễn dịch và có vết thương hở nên tránh ngủ cùng vật nuôi.

Hơn thế nữa, chủ nhân của các loài thú cưng cần lưu ý rằng việc cho “boss” hôn hoặc liếm mặt sẽ làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại bệnh, nhất là đối với những ai đang có vết thương hở như mụn trứng cá hay vết trầy xước.

Giảm chất lượng giấc ngủ

Một số người gặp phải tình trạng rối loạn giấc ngủ do để thú cưng trên giường vào ban đêm. Trong một nghiên cứu, 20% người tham gia cho rằng thú cưng  là kẻ gây rối khi họ đang say giấc.

Những chú chó thường không thể nằm yên quá lâu và khi chúng di chuyển trên giường, đó cũng là lúc bạn chuyển động trong vô thức. Ngoài ra, chất lượng giấc ngủ cũng có thể bị giảm sút khi bạn thường xuyên bị thức giấc do sự quấy rầy của “cún yêu” nhà mình.

Mặt khác, trong một nghiên cứu, những phụ nữ ngủ chung giường với chó lại cho biết họ ít bị quấy rầy hơn khi ngủ với mèo. Bạn biết đấy, mèo là loài hoạt động về đêm, do đó mà chúng thường rất hiếu động và không thể yên giấc khi ngủ cùng chúng ta.

Vì kiểu ngủ của động vật khác với kiểu ngủ của con người, nên đôi khi việc “chung giường” với chúng sẽ gây ra nhiều phiền phức. Nếu bạn cảm thấy việc chia sẻ chỗ ngủ cùng vật nuôi làm gián đoạn giấc ngủ của mình, hãy cân nhắc chỉ định chỗ ngủ cho chúng gần giường hoặc bên ngoài phòng ngủ.

Chất lượng giấc ngủ của bạn có thể bị làm phiền
Chỗ ngủ của bạn có thể bị làm phiền bởi vật nuôi khi “share giường”

Ảnh hưởng đến cuộc sống hôn nhân

Ngủ cùng vật nuôi có thể mang lại niềm vui cho người độc thân, nhưng đôi khi lại ảnh hưởng đến “chuyện ấy” của các cặp đôi. Nhiều người phải đưa thú cưng ra ngoài để tránh bị phân tâm hay làm phiền, nhưng cũng có một số cho biết rằng sự hiện diện của “boss” chẳng ảnh hưởng gì cả.

Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn khuyến cáo rằng bạn không nên để thú cưng nằm giữa hai người vào ban đêm, vì việc âu yếm, đụng chạm giữa hai người là yếu tố quan trọng cho một cuộc hôn nhân hạnh phúc.

Một số lưu ý khi ngủ cùng vật nuôi

Để cho giấc ngủ cùng vật nuôi của bạn thoải mái và an toàn hơn, hãy lưu ý một số mẹo sau nhé!

Sử dụng nệm có kích thước phù hợp

Để có được sự thoải mái và an tâm nhất khi trở mình lúc đang ngủ, hãy đảm bảo nệm của bạn có đủ chỗ cho bản thân, vật nuôi và bất kỳ một thành viên nào khác trong nhà.

chiếc nệm có kích thước phù hợp
Dùng chiếc nệm có kích thước phù hợp để không bị khó chịu khi ngủ chung với “boss”

Gợi ý một số nệm thích hợp:

Giặt ga trải giường thường xuyên 

Vệ sinh kỹ càng chăn ga gối là cách tốt nhất để ngăn ngừa sự lây lan của vi sinh vật gây hại. Ngoài ra, bạn cũng nên lau bàn chân và bộ lông của thú cưng nhằm làm sạch bụi bẩn, thuốc trừ sâu hoặc các chất gây dị ứng khác trước khi cho chúng ngủ chung.

Gợi ý một số bộ chăn ga phù hợp:

Thăm khám bác sĩ thú y đều đặn

Giữ cho thú cưng không mắc bệnh cũng chính là cách bạn tự bảo vệ mình. Hãy đảm bảo vật nuôi đã được tiêm phòng theo khuyến cáo, đồng thời duy trì các phương pháp điều trị bọ chét và ve cũng như lịch tẩy giun do bác sĩ thú y đề nghị.

tuân thủ lịch khám bác sĩ thú y
Chúng ta nên tuân thủ lịch khám bác sĩ thú y nếu muốn ngủ chung lâu dài với thú cưng

Đi dạo với thú cưng trước khi ngủ

Việc đưa thú cưng đi dạo trước khi lên giường không chỉ giúp bạn thư thái và dễ ngủ. Đây còn là cơ hội cuối trong ngày mà “pet” có thể đi vệ sinh, đồng thời đốt cháy năng lượng dư thừa, khiến chúng không còn hứng thú với việc quấy rầy giấc ngủ của bạn.

Giữ thói quen đi ngủ nhất quán 

Giống như con người, động vật cũng có nhịp sinh học chi phối khi chúng cảm thấy mệt mỏi hay tỉnh táo. Đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày có thể giúp bạn và thú cưng có nhịp điệu giấc ngủ tương đối giống nhau và giúp hạn chế tình trạng “mâu thuẫn” giờ đi ngủ của “boss” và “sen”.

Lời kết

Ngủ cùng vật nuôi đôi lúc sẽ gặp một số khó khăn vì kiểu ngủ của động vật không giống với con người. Mặc dù vậy, nếu chúng ta biết cách điều chỉnh và tuân thủ một số lưu ý mà Sleep.vn đã nêu ra trong bài, chắc chắn bạn sẽ có những trải nghiệm thú vị khi chung giường cùng “boss” cưng mà thôi.

Nguồn tham khảo:

  • https://www.sleepfoundation.org/animals-and-sleep/sleeping-with-pets
  • https://www.healthline.com/health/sleeping-with-dogs
  • https://hellobacsi.com/giac-ngu/giac-ngu-ngon/ngu-chung-voi-thu-cung-co-an-toan-khong/

 

SubScribe

Subcribe ngay để nhận những thông tin bổ ích về sức khoẻ giấc ngủ và hàng ngàn ưu đãi mua nệm chăn ga gối mỗi ngày.