Mất ngủ, thiếu ngủ có làm tăng nguy cơ ung thư không?

Ung thư là một gánh nặng lớn đối với tất cả các quốc gia trên toàn thế giới. Riêng tại Việt Nam, người ta ước tính rằng tỷ lệ trường hợp mắc ung thư hàng năm là 138.7/100.000 người. Các chuyên gia đã phát hiện ra một mối quan hệ mật thiết giữa mất ngủ và nguy cơ ung thư cho thấy mất ngủ, thiếu ngủ có thể tăng nguy cơ mắc ung thư, ngược lại, các triệu chứng của bệnh ung thư hoặc tác dụng phụ của quá trình điều trị có thể gây khó ngủ, giảm chất lượng giấc ngủ ở người mắc bệnh. 

Hiểu về mối quan hệ phức tạp giữa ung thư và giấc ngủ sẽ tạo cơ hội để con người có những giải pháp để ngăn ngừa ung thư cũng như cải thiện sức khỏe giấc ngủ của người không may mắc bệnh này. Chi tiết mối liên hệ giữa ung thư và giấc ngủ sẽ được giải đáp tất tần tật trong bài viết này. Cùng tìm hiểu nhé!

Giấc ngủ có thể ảnh hưởng đến ung thư?

thay đổi về giấc ngủ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe
Chỉ cần một sự thay đổi nhỏ về giấc ngủ sẽ mang đến nhiều hệ quả khác nhau cho sức khỏe tổng thể

Không có gì lạ khi nói rằng giấc ngủ đóng một vai trò quan trọng trong sức khỏe con người do nó tác động đến gần như tất cả các hệ thống của cơ thể bao gồm não, hệ thống miễn dịch, quá trình sản xuất và điều hòa hormone, chuyển hóa cơ thể. Giấc ngủ còn ảnh hưởng đến cách các tế bào hoạt động hoặc phát triển. Chính vì thế, chỉ cần một sự thay đổi nhỏ về giấc ngủ sẽ mang đến nhiều hệ quả khác nhau cho sức khỏe tổng thể. 

Giấc ngủ và nguy cơ ung thư

Nhiều bằng chứng cho thấy rằng các yếu tố khác nhau của giấc ngủ – thời lượng ngủ, chất lượng giấc ngủ, nhịp sinh học và rối loạn giấc ngủ – có thể tác động đến nguy cơ ung thư. Cụ thể

Thời lượng ngủ

Mặc dù các nghiên cứu về ảnh hưởng của thời lượng ngủ đối với nguy cơ ung thư thường đem đến nhiều sự khác biệt trong kết quả thu được nhưng nhìn chung các chuyên gia sức khỏe thấy rằng những người ngủ ít hơn 6 giờ mỗi đêm có nguy cơ tử vong do ung thư  cao hơn so với người ngủ giấc (từ 7-9 tiếng). 

Người ta thấy rằng việc ngủ quá ít sẽ tăng nguy cơ mắc chứng ung thư polypđại tràng, ung thư tuyến giáp, ung thư bàng quang và ung thư bao tử (ở người lớn tuổi). Trong khi đó, cũng có một số loại ung thư như ung thư phổi lại không bị ảnh hưởng bởi thời lượng ngủ. 

Trong các nghiên cứu trên động vật, việc thiếu ngủ dẫn đếm sự suy giảm sản sinh tế bào và gây tổn thương DNA, từ đó làm phát sinh ung thư. Mặc dù kết quả này chưa được tìm thấy rõ ràng trong các nghiên cứu ở người, nhưng nó đem đến một giả thuyết vô cùng thuyết phục rằng giấc ngủ và ung thư thực sự có liên hệ với nhau.

Ngủ không đủ giấc
Ngủ không đủ giấc có liên quan mật thiết đến bệnh béo phì, là một yếu tố nguy cơ dẫn đến một loạt các chứng ung thư.

Ngoài ra, ngủ không đủ giấc có thể gián tiếp làm tăng nguy cơ ung thư. Ngủ không đủ giấc có liên quan mật thiết đến bệnh béo phì, là một yếu tố nguy cơ dẫn đến một loạt các chứng ung thư. Thiếu ngủ còn gây ra các vấn đề về hệ thống miễn dịch như viêm, vốn được xem là yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư.

Các nhà nghiên cứu cũng đã xem xét người ngủ đủ giấc, ngủ nhiều, thường là ngủ hơn 9 giờ mỗi đêm và cũng tìm thấy các mối liên hệ tiềm ẩn với nguy cơ ung thư. Với thời lượng ngủ này, nghiên cứu cho thấy sẽ làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng ở người lớn tuổi, ung thư gan nguyên phát và ung thư vú, đặc biệt là ở những người thừa cân hoặc hay ngủ ngáy

Chất lượng giấc ngủ

Chất lượng giấc ngủ thậm chí còn khó đo chính xác hơn so với thời lượng ngủ, đặc biệt là trong thời gian dài, điều này có thể khiến việc xác định rõ ràng tác động của nó đối với nguy cơ ung thư trở nên khó khăn.

Trong các nghiên cứu trên chuột, giấc ngủ không liền mạch gây ra các loại viêm, thúc đẩy sự phát triển và tiến triển của các khối u. Còn đối với người thì cũng có một nghiên cứu quan sát trên 10.000 người lớn tuỏi (trên 50) cho thấy những người đánh giá chất lượng giấc ngủ của họ ở mức trung bình hoặc kém có nguy cơ mắc ung thư cao hơn. 

Một nghiên cứu quan sát khác trên hơn 4.000 phụ nữ đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc mất ngủ, khó ngủ và nguy cơ mắc ung thư vú bộ ba âm tính. Trong một nghiên cứu nhỏ hơn, những người nam giới có giấc ngủ chập chờn, không liền giấc có nguy cơ phát triển ung thư tuyến tiền liệt cao.

Nhịp điệu sinh học

Nhịp điệu sinh học
Nhịp điệu sinh học hay còn được gọi là đồng hồ sinh học được điều khiển bởi một phần cụ thể của não

Nhịp điệu sinh học hay còn được gọi là đồng hồ sinh học được điều khiển bởi một phần cụ thể của não được gọi là hạt nhân siêu khớp (SCN), nơi này sẽ gửi tín hiệu đi khắp cơ thể để tối ưu hóa hoạt động của cơ thể dựa trên quỹ thời gian 24 giờ trong ngày.

Ánh sáng là yếu tố chính tác động đến nhịp sinh học, đó là lý do tại sao con người thức dậy vào ban ngày và ngủ khi trời tối. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, sự xuất hiện 24/24 của ánh sáng nhân tạo có thể khiến nhịp sinh học bị đảo lộn, lệch với giờ ban ngày tự nhiên.

Ngày càng có nhiều bằng chứng chỉ ra rằng sự gián đoạn nhịp sinh học có thể gây ra sự phát triển của bệnh ung thư. Vì nhịp sinh học cũng góp một phần tác động đến cách tế bào phát triển và phân chia. Do đó, sự xáo trộn của nhịp điều này có thể gây ra các đột biến và tổn thương DNA. Ngoài ra, quá trình sản xuất và chuyển hóa hormone. Chức năng miễn dịch cũng chịu ảnh hưởng của chu kỳ sinh học.

Khó thở khi ngủ

Phân tích mối quan hệ giữa rối loạn giấc ngủ và ung thư tập trung chủ yếu vào chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA). OSA liên quan đến việc ngừng thở lặp đi lặp lại trong suốt thời gian ngủ, gây tình trạng ngủ chập chờn, không liền mạch. Tình trạng khó thở còn làm giảm lượng oxy trong máu, gây nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh và có thể góp phần vào việc làm tăng nguy cơ ung thư.

Trong nghiên cứu trên động vật, việc gián đoạn giấc ngủ liên tục và tình trạng thiếu oxy do ngưng thở khi ngủ đã được phát hiện là có thể tạo điều kiện cho khối u phát triển nhanh hơn. Ở người cũng vậy, một số tác động của chứng ngưng thở khi ngủ được cho là tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển của bệnh ung thư.

Phân tích mối quan hệ giữa rối loạn giấc ngủ và ung thư
Phân tích mối quan hệ giữa rối loạn giấc ngủ và ung thư tập trung chủ yếu vào chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn

Một số tác động đáng lo ngại của chứng OSA là giảm chức năng miễn dịch, gây viêm hệ thống, phân mảnh giấc ngủ. Những điểu này khiến các tế bào trong cơ thể hoạt động kém hiệu quả hơn trong việc tấn công các tế bào ung thư.

Một số nghiên cứu quy mô lớn trên thời gian dài về những người bị OSA ở cả Hoa Kỳ và Tây Ban Nha đã phát hiện ra nguy cơ tử vong do ung thư cao hơn ở những người bị OSA vừa và nặng. Các nghiên cứu nhỏ hơn khác cũng đã phát hiện ra mối liên quan giữa OSA và ung thư vú. Người mắc chứng OSA nặng còn có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt, tử cung, phổi, tuyến giáp và thận cũng như khối u ác tính khác. 

Ung thư ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ như thế nào

Giấc ngủ có thể đóng một vai trò không nhỏ trong sự tiến triển của ung thư theo thời gian. Một số yếu tố liên quan đến nguy cơ ung thư, chẳng hạn như tác động của giấc ngủ đối với hormone, sự trao đổi chất và tình trạng viêm, có thể ảnh hưởng đến khả năng phát triển của ung thư.

Một nghiên cứu về giấc ngủ và ung thư đại trực tràng cho thấy những người có thời gian ngủ thấp có nguy cơ tử vong do ung thư cao hơn. Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn cũng được cho là có vai trò tiềm ẩn trong sự tiến triển của ung thư do tình trạng thiếu oxy và phân mảnh của giấc ngủ có thể tạo điều kiện cho các khối u dễ di căn đến các bộ phận khác của cơ thể.

Giấc ngủ làm tăng nguy cơ mắc ung thư, ngược lại người bị ung thư cũng gặp nhiều vấn đề về giấc ngủ. Quả thực đó là một cái vòng lẩn quẩn. Người ta ước tính rằng một nửa số người bị ung thư phải đối mặt với các vấn đề về giấc ngủ.

ung thư gây rối loạn giấc ngủ
Ung thư cũng có thể gây ra các triệu chứng của rối loạn giấc ngủ khác.

Ung thư cũng có thể gây ra các triệu chứng của rối loạn giấc ngủ khác. Trong một cuộc khảo sát trên 1.000 người mắc bệnh ung thư, một số lượng đáng kể người bệnh ung thư cho biết họ gặp chứng chân không yên, là cảm giác muốn di chuyển chân khi nằm xuống, khiến người bệnh khó vào giấc. Một số loại phẫu thuật hàm đối với bệnh nhân mắc ung thư liên quan đến phần đầu và cổ có thể dẫn đến chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn đường thở.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra các vấn đề về giấc ngủ ở những người bị ung thư:

  • Đau hoặc khó chịu do khối u hoặc do quá trình hóa trị, xạ trị 
  • Các vấn đề về đường tiêu hóa hoặc tiết niệu do ung thư hoặc do điều trị ung thư
  • Khó ngủ trong thời gian nằm viện
  • Căng thẳng, lo lắng và trầm cảm 
  • Nhiễm trùng và sốt, có thể xảy ra do giảm chức năng miễn dịch trong quá trình hóa trị
  • Ho hoặc khó thở
  • Tác dụng phụ của thuốc, bao gồm cả thuốc giảm đau, có thể gây buồn ngủ nhưng không đem lại giấc ngủ chất lượng.

Giấc ngủ và khả năng sống sót của bệnh ung thư

Việc được chẩn đoán mắc bệnh ung thư có thể mang lại nhiều thay đổi đáng kể trong cuộc sống của người bệnh. Những ảnh hưởng về thể chất và tinh thần của việc phát hiện mắc bệnh ung thư và quá trình điều trị ung thư có thể kéo dài lâu dài, tạo ra nhiều thách thức cho những người sống sót sau ung thư.

Trong một nghiên cứu về những người sống sót sau ung thư vú từ 6 tháng đến 5 năm sau khi chẩn đoán, 78% mắc chứng khó ngủ trên mức trung bình. Họ cũng cho rằng mất ngủ, khó ngủ là một trong những vấn đề sức khỏe quan trọng nhất mà họ quan tâm sau khi điều trị ung thư thành công. 

Giấc ngủ cần được xem là chìa khóa
Giấc ngủ cần được xem là chìa khóa để thay đổi cuộc sống của người mắc bệnh ung thư

Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em trong quá trình điều trị ung thư cũng có nhiều vấn đề cần bàn vì nó tác động cả đến sự phát triển cả về tinh thần và thể chất của trẻ. Giấc ngủ chất lượng có thể giúp giảm những tác động này và tăng cường hệ thống miễn dịch giúp trẻ đánh bại bệnh ung thư.

Chinh vì thế, giấc ngủ cần được xem là chìa khóa để thay đổi cuộc sống của người mắc bệnh ung thư cũng như đang trong quá trình chữa trị. Không chỉ bao gồm giấc ngủ mà chế độ ăn uống, tập thể dục, tư vấn tâm lý cũng cần được tư vấn và lên kế hoạch bởi các chuyên gia giàu kinh nghiệm nhằm thúc đẩy một lối sống tích cực. 

Trên đây là tất cả những thông tin hữu ích liên quan đến giấc ngủ và ung thư mà Sleep.vn đã thu thập nhằm giúp bạn đọc có được cái nhìn tổng quan nhất xoay quanh chủ đề này. Hy vọng kiến thức bài viết chia sẻ sẽ giúp ích cho bạn trong hành trình tìm tòi, khám phá các kiến thức liên quan tới khoa học giấc ngủ. Chúc bạn nhiều sức khỏe!

Nguồn tham khảo: https://www.verywellhealth.com/delayed-sleep-phase-syndrome-overview-4585048

 

 

SubScribe

Subcribe ngay để nhận những thông tin bổ ích về sức khoẻ giấc ngủ và hàng ngàn ưu đãi mua nệm chăn ga gối mỗi ngày.