Chúng ta có thể sống sót nếu không ngủ?

Trong cuộc sống hàng ngày, ngủ luôn là hoạt động chiếm một phần ba quỹ thời gian của chúng ta. Thực tế, nếu bạn sống đến 78 tuổi thì có thể bạn đã dành ra hơn 25 năm chỉ để ngủ. Thế nhưng, bạn có bao giờ tự hỏi rằng chúng ta có thể thức liên tục trong bao lâu? Con người có thể sống sót nếu không ngủ hay không?

Những câu hỏi của bạn sẽ được giải đáp ngay sau đây. Hãy cùng Sleepvn tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Chúng ta có thể không ngủ trong bao lâu?

Năm 1965, một học sinh trung học 17 tuổi tên Tandy Gardner đã lập kỷ lục thế giới với 264 giờ thức liên tục, tức là hơn 11 ngày. Sau khi kết thúc dự án, Tandy vẫn tỉnh táo nhưng lại gặp phải chứng rối loạn chức năng do thiếu ngủ trầm trọng.

Theo một số thông tin ghi nhận khác, những người lính trên chiến trường có thể thức trắng trong vòng 4 ngày. Bên cạnh đó, những người bị bệnh tâm lý gây hưng cảm cũng có khả năng duy trì trạng thái không ngủ trong khoảng thời gian tương tự. 

Với những người bình thường, họ có thể thức từ 8 – 10 ngày và chỉ cần 1 đến 2 đêm ngủ để hồi phục thể lực. Cơ thể của họ cũng không xuất hiện dấu hiệu bị tổn thương về mặt thể chất. 

thức liên tục trong nhiều ngày
Chúng ta có thể thức liên tục trong nhiều ngày

Một số trường hợp hiếm gặp như người mắc hội chứng Morvan, họ có thể sống sót khi không ngủ hàng tháng trời. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra lời giải đáp cho khả năng kỳ diệu này, cũng như vấn đề tổn thương hay hồi phục sức khỏe của họ. 

Có thể nói, không ngủ sẽ không hoàn toàn giết chết được bạn. Tuy nhiên, các tác động của nó lên cơ thể lại chính là điều có thể khiến bạn tử vong. Trung bình, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy ảo giác sau 72 giờ không ngủ. Sau vài ngày thức liên tục, các cơ quan sẽ bắt đầu ngừng hoạt động, các phần của não bộ cũng dần bị thoái hóa. 

Việc không ngủ trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể kiệt sức, não bộ suy giảm khả năng phán đoán và mất đi sự tỉnh táo. Do đó, bạn sẽ có thể gặp phải những cảm giác tồi tệ hoặc gây ra tai nạn không mong muốn. 

Thiếu ngủ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của bạn?

Giấc ngủ giữ vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe mỗi người vì nó giúp cơ thể và não bộ được nghỉ ngơi để phục hồi năng lượng.

Một người bình thường sẽ cần có thời gian ngủ trung bình mỗi đêm là 6 – 8 giờ để có thể duy trì được sự tỉnh táo và tập trung làm việc. Một giấc ngủ có chất lượng cần phải đáp ứng được những tiêu chí như: ngủ đủ giờ, đủ sâu và phải khiến bạn cảm thấy khỏe khoắn khi thức dậy. Một nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thời gian ngủ trung bình của mỗi người cũng giảm dần khi tuổi tác tăng lên.

Thiếu ngủ khiến con người mệt mỏi
Thiếu ngủ khiến con người mệt mỏi, suy nhược cơ thể

Mất ngủ, thiếu ngủ có thể tồn tại ở nhiều dạng như: khó ngủ, ngủ không ngon giấc, ngủ bị ngắt quãng nhiều lần… Dù bị mất ngủ thoáng qua hay mãn tính, bạn đều có thể gặp phải những vấn đề như thiếu tỉnh táo, kém linh hoạt, dễ cáu gắng, mất tập trung, cơ thể mệt mỏi… hay thậm chí là trầm cảm. 

Theo đó, tình trạng thiếu ngủ kéo dài còn có khả năng dẫn đến các vấn đề tiềm ẩn như:

Tăng nguy mắc bệnh tiểu đường, tim mạch

Thiếu ngủ trong 1 tuần có thể gây rối loạn đường huyết. Huyết áp, nhịp tim và nồng độ protein phản C cũng cao hơn khi bạn ngủ không đủ giấc. Về lâu dài, bạn có thể mắc đái tháo đường và các bệnh về tim mạch.

Giảm khả năng sinh lý

So với những người ngủ đủ giấc, nam giới bị mất ngủ thường xuyên có tinh hoàn nhỏ hơn đáng kể. Đồng thời, nồng độ testosterone trong cơ thể cũng giảm đi rất nhiều gây giảm ham muốn, rối loạn chức năng tình dục và chứng ngưng thở. Bên cạnh đó, nữ giới ngủ không đủ giấc cũng gặp phải khả năng suy giảm sức khỏe sinh sản.

Tăng nguy cơ mắc ung thư

Một số bệnh thường gặp ở người bị thiếu ngủ
Một số bệnh thường gặp ở người bị thiếu ngủ chính là ung thư đại tràng và ung thư vú.

Một đêm ngủ không ngon giấc có thể gây suy giảm đến 70% khả năng hoạt động của tế bào natural killer cell, một loại bạch cầu trong hệ miễn dịch có khả năng xác định và tiêu diệt tế bào ung thư. 

Theo kết quả của nghiên cứu, thiếu ngủ không chỉ làm tăng khả năng hình thành khối u mà còn đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của nó lên đến 200%. Một số bệnh thường gặp ở người bị thiếu ngủ chính là ung thư đại tràng và ung thư vú. 

Khả năng mắc bệnh béo phì

Thiếu ngủ gây mất cân bằng hormone và kích thích sự thèm ăn của bạn. Thỏa mãn các cơn đói liên tục chính là nguyên nhân khiến bạn mất kiểm soát cân nặng. Các nghiên cứu đã chỉ ra tầm quan trọng của việc ngủ đủ 6-8 tiếng/ngày sẽ hỗ trợ tốt quá trình giảm cân hiệu quả hơn. 

Gây lão hóa

Theo nghiên cứu từ Đại học Wisconsin (Mỹ), các bệnh mạn tính về da có liên hệ mật thiết với việc thiếu ngủ trong nhiều ngày. Thiếu ngủ khiến da của bạn suy giảm khả năng phục hồi khi tiếp xúc với mặt trời hoặc các nhân tố có hại khác. Từ đó, tình trạng lão hóa da cũng diễn ra nhanh chóng hơn.

Người bị thiếu ngủ sẽ dễ bị lão hóa
Người bị thiếu ngủ sẽ dễ bị lão hóa

Giảm khả năng ghi nhớ

Vào thời điểm chúng ta ngủ sâu nhất, các đợt sóng não sẽ vận chuyển thông tin đã được tiếp nhận di chuyển từ vùng đồi hải mã (bộ nhớ ngắn hạn) đến vỏ não (bộ nhớ dài hạn). Quá trình này giúp chuyển hóa kiến thức mới thành ký ức lâu dài và giúp vùng đồi hải mã có thêm không gian để tiếp nhận kiến thức khác. 

Khi bị thiếu ngủ, bạn có thể giảm đến 40% khả năng ghi nhớ. Từ đó, kết quả học tập và công việc cũng sụt giảm. Do đó, thay vì thức đêm liên tục để chuẩn bị cho kỳ kiểm tra, bạn nên phân chia thời gian ôn tập hợp lý để đảm bảo ngủ đủ giấc. 

Dễ mắc Alzheimer

Thiếu ngủ làm cho lượng Beta-Amyloid, một loại protein có quan hệ mật thiết với bệnh Alzheimer tăng lên. Điều này sẽ khiến bạn dễ dàng mắc bệnh hơn những người ngủ đủ giấc.

Gặp vấn đề về thị lực và ảo giác

hội chứng tầm nhìn hình ống
Ngủ không đủ có thể gây ra các vấn đề về thị lực như hội chứng tầm nhìn hình ống

Ngủ không đủ có thể gây ra các vấn đề về thị lực như hội chứng tầm nhìn hình ống, song thị và mờ mắt. Tình trạng thiếu ngủ càng kéo dài, bạn càng dễ mắc các tật khúc xạ cũng như gặp ảo giác. 

Thay đổi tâm trạng

Khi ngủ đủ giấc, hạch hạnh nhân trong não bộ (bộ phận chịu trách nhiệm cho các phản ứng cảm xúc mạnh) sẽ hoạt động tốt. Từ đó, việc kiểm soát cơn giận cũng được diễn ra tốt hơn. Vì thế, người bị mất ngủ thường xuyên sẽ luôn trong tình trạng cáu gắt và nổi giận vô cớ. 

thường xuyên cảm thấy bực bội, khó chịu
Người bị thiếu ngủ sẽ thường xuyên cảm thấy bực bội, khó chịu

Ngoài ra, thiếu ngủ lâu ngày cũng khiến khả năng giao tiếp xã hội của con người kém hơn. Họ cảm thấy cô đơn và không thể tìm được cách thoát khỏi cảm giác đó. 

Tăng nguy cơ tử vong

Các nhà nghiên cứu người Anh đã tiến hành nghiên cứu sự ảnh hưởng của giấc ngủ lên tỷ lệ tử vong với 10.000 công chức trong hơn 2 thập kỷ. Từ đó, họ đưa ra kết luận: Ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi đêm sẽ làm tăng 15% nguy cơ tử vong. Người thiếu ngủ có khả năng tử vong cao gấp đôi người bình thường. Họ có thể mất vì bất kỳ lý do gì, đặc biệt là bệnh tim mạch. 

Biến đổi các hoạt động của gen

Một nghiên cứu năm 2013 cho thấy thiếu ngủ kéo dài có thể tác động xấu đến hoạt động gen. Với những người ngủ ít hơn 6 tiếng một đêm, họ được ghi nhận có hơn 700 gene bất thường. Trong đó, phần lớn là gen điều khiển hệ miễn dịch và thực hiện chức năng phản hồi với sự căng thẳng.

Các vấn đề về sức khỏe khác

Bên cạnh những vấn đề đã nhắc đến, người bị thiếu ngủ còn có thể mắc các bệnh như: Viêm đường ruột, đau đầu, trầm cảm, hội chứng ruột kích thích… và nhiều bệnh nghiêm trọng khác. Thậm chí, một số người có thể bị ngưng thở trong khi ngủ.

ngưng thở trong khi ngủ
Một số người có thể bị ngưng thở trong khi ngủ

Làm thế nào để ngủ đủ giấc?

Trân trọng giấc ngủ của chính mình cũng chính là bảo vệ sức khỏe và tính mạng của bản thân. Nếu bạn đang gặp phải rắc rối về khả năng ngủ, hãy thử một số biện pháp như sau: 

  • Tập thói quen đi ngủ sớm, ngủ ngay khi cảm thấy mệt mỏi.
  • Rèn luyện thói quen đi ngủ và thức dậy vào những giờ cố định trong ngày. 
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, rèn luyện thể dục thể thao với cường độ hợp lý.
  • Cố gắng tránh xa các thiết bị điện tử trong 1 – 2 giờ trước khi ngủ. 
  • Hạn chế tiêu thụ các chất như cồn, caffeine
  • Giữ cho tâm trạng thoải mái. Bạn có thể ngồi thiền, tập yoga, nghe nhạc hoặc làm những việc mình thích để thư giãn trước khi ngủ.
Hạn chế tiêu thụ các chất như cồn, caffeine
Hạn chế tiêu thụ các chất như cồn, caffeine
  • Cải thiện chất lượng giấc ngủ bằng cách giữ cho môi trường ấm và ánh sáng vừa phải. 
  • Tránh ăn uống trong 2 – 3 giờ trước khi đi ngủ
  • Nếu không thể ngủ được sau 20 phút cố gắng, bạn nên thử đọc một vài trang sách, nghe nhạc… để thư giãn. Sau đó mới quay lại giường ngủ.
  • Sử dụng nệm ngủ có độ đàn hồi phù hợp, tạo cảm giác nằm êm ái và thử giản.
  • Chọn các mẫu chăn ga gối nệm có chất liệu mềm mại, thấm hút mồ hôi và thoát hơi tốt. Cách làm này sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng nóng bức, khó chịu dẫn đến khó ngủ hoặc ngủ không ngon giấc.

Với những trường hợp mất ngủ kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn nên tìm đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị đúng cách. Một số liệu pháp thường được áp dụng để điều trị bệnh mất ngủ là sử dụng thuốc hoặc điều trị tâm lý. 

Tóm lại, thói quen ngủ đủ giấc có thể giúp bạn nâng cao khả năng tập trung, ghi nhớ, giữ cho tâm trạng vui vẻ cũng như nâng cao hiệu quả làm việc. Qua bài viết này, hy vọng bạn sẽ trân trọng giấc ngủ của chính mình nhiều hơn để ngăn ngừa được nhiều bệnh lý và kéo dài tuổi thọ, sống an vui. 

Thói quen ngủ đủ giấc
Thói quen ngủ đủ giấc có thể giúp bạn nâng cao khả năng tập trung, ghi nhớ, giữ cho tâm trạng vui vẻ

Tham khảo: 

  • https://suckhoe123.vn/suc-khoe/blog/mat-ngu-va-phuong-phap-dieu-tri-10191.html
  • https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/mat-ngu-la-dau-hieu-cua-benh-gi/
  • https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/ngu-khong-du-giac-co-tan-pha-co-ban/

SubScribe

Subcribe ngay để nhận những thông tin bổ ích về sức khoẻ giấc ngủ và hàng ngàn ưu đãi mua nệm chăn ga gối mỗi ngày.