Chứng tê liệt trong giấc ngủ: nguyên nhân, phương pháp điều trị

Chắc hẳn không ít một lần bạn cảm thấy bị tê liệt nửa người khi ngủ hoặc ngay sau khi thức dậy. Vậy chứng tê liệt trong giấc ngủ là gì? Nguyên nhân và phương pháp điều trị của hội chứng này ra sao? Hãy để Sleep giúp bạn tìm hiểu vấn đề này thật chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

Chứng tê liệt trong giấc ngủ là gì?

Chứng tê liệt trong giấc ngủ là tình trạng mất khả năng cử động tạm thời, xảy ra ngay sau khi chìm vào giấc ngủ, hoặc lúc ngủ dậy. Trên thực tế, khi tình trạng này diễn ra, người bệnh vẫn có thể nhận thức được, thông qua những ảo giác hay cảm giác nghẹt thở.

Thông thường, chứng tê liệt trong giấc ngủ có thể liên quan đến những yếu tố khi ngủ và thức. Đây cũng chính là lý do vì sao lại phát sinh những triệu chứng đau trong giấc ngủ hay cả khi tỉnh dậy. Tê liệt là một dạng rối loạn giấc ngủ, nó có thể phát sinh từ vài giây đến vài phút, ở người nằm ngửa. Đặc biệt, hội chứng này  thường xảy ra chủ yếu ở những người mắc chứng ngủ rũ.

chứng tê liệt trong giấc ngủ
Chứng tê liệt trong giấc ngủ diễn ra khá phổ biến hiện nay

Mặc dù chứng tê liệt trong giấc ngủ không gây ra quá nhiều nguy hại đến sức khỏe con người. Tuy nhiên, nó có thể làm người bệnh trở nên lo lắng, sợ hãi. Không chỉ vậy, nhiều người còn gặp phải các triệu chứng đi kèm khác như:

  • Cảm nhận được giọng nói, bước chân,… trong bóng tối.
  • Áp lực vô hình trên ngực.
  • Cảm giác cơ thể bị trôi nổi, bay bổng.
  • Nghẹt thở giống như bị ai bóp cổ.
  • Một số ảo giác đến từ việc người bệnh lo lắng.

Đối với đa số mọi người, chứng tê liệt trong giấc ngủ không phải là một vấn đề quan trọng. Nó là một hội chứng khá lành tính, không xảy ra một cách thường xuyên, để đủ gây ra các nguy hại lớn đến sức khỏe. 

Mặc dù vậy, theo ước tính vẫn có khoảng 10% số người bị các đợt tái phát khiến việc mắc chứng tê liệt trong giấc ngủ trở nên cực kỳ khó chịu. Kết quả là họ sẽ phát sinh những suy nghĩ tiêu cực khi đi ngủ, khiến thời gian ngủ bị giảm sút. Đồng thời các lo lắng cũng sẽ làm người bệnh khó đi vào giấc ngủ hơn. Thiếu ngủ đôi khi sẽ dẫn đến việc buồn ngủ quá mức, gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.

Xem thêm: Chứng mất ngủ có thể “tàn phá” sức khỏe của bạn như thế nào?

Nguyên nhân chứng tê liệt trong giấc ngủ

Thông thường, chứng tê liệt trong giấc ngủ sẽ diễn ra ở REM (chuyển động mắt nhanh), giai đoạn xảy ra các giấc mơ. Trong thời gian trên, não bộ của bạn sẽ đóng tất cả các nhóm cơ không quan trọng. 

Lúc này, chứng chứng tê liệt trong giấc ngủ có thể xảy ra khi có sự truyền nhầm tín hiệu thần kinh và não không thể nào kích hoạt lại các nhóm cơ, khiến người bệnh tỉnh táo, nhưng cơ thể thì hoàn toàn bị tê liệt. Đây được xem là một trạng thái REM bất thường. Đồng thời cũng là dấu hiệu cho thấy cơ thể của bạn không thể di chuyển một cách trơn trong các giai đoạn giấc ngủ.

Tuy nhiên, đến ngày nay, các chuyên gia cũng chưa thể tìm hiểu được nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng này. Song, di truyền có thể đóng góp 1 phần lớn. 

nguyên nhân gây chứng tê liệt trong giấc ngủ
Những nguyên nhân chính gây chứng tê liệt trong giấc ngủ chưa được xác định

Ngoài do gen, một số nguyên nhân khác có thể gây ra tình trạng tê liệt trong giấc ngủ như:

  • Rối loạn giấc ngủ và các vấn đề về giấc ngủ có một mối tương quan vô cùng lớn với tình trạng tê liệt trong giấc ngủ. Trong một nghiên cứu ở những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA) cho thấy, với những ai mắc triệu chứng này thì tỷ lệ tê liệt khi ngủ sẽ cao hơn khoảng 38%. Ngoài ra, chứng tê liệt trong giấc ngủ cũng được  phát hiện là phổ biến hơn ở những người bị chuột rút về đêm.
  • Tình trạng thiếu ngủ.
  • Rối loạn lưỡng cực: những người bị rối loạn lo âu, bao gồm cả rối loạn lưỡng cực, hoảng sợ dường như rất dễ gặp tình trạng tê liệt trong giấc ngủ. Đặc biệt, là ở những người bị căng thẳng sau sang chấn (PTSD) hoặc bị những đau khổ thời thơ ấu. Thêm vào đó, việc sử dụng rượu hoặc thuốc chống trầm cảm cũng có thể làm phục hồi REM và gây tê liệt khi ngủ. 
  • Lạm dụng rượu và ma túy.

Chứng tê liệt trong giấc ngủ là tình trạng tương đối phổ biến, với ghi nhận hơn 40% dân số đã ít nhất một lần mắc phải. Mặc dù triệu chứng này có thể xảy ra ở bất kỳ ai, bất kỳ lứa tuổi nào. Tuy nhiên, hầu như các triệu chứng đầu tiên sẽ xuất hiện ở các thanh thiếu niên (từ 7 đến 25 tuổi). Sau đó, các cơn đau có thể xảy ra thường xuyên hơn khi người bệnh từ độ tuổi 20 và 30.

Phương pháp điều trị triệu chứng liệt trong giấc ngủ

Nói chuyện với bác sĩ

Bước đầu tiên khi phát hiện mình đã mắc phải chứng tê liệt trong giấc ngủ đó là nhanh chóng nói chuyện với bác sĩ để xác định những nguy cơ tiềm ẩn, có thể góp phần làm tăng tần suất hoặc sự nghiêm trọng của các cơn đau. 

Tuy nhiên, nhìn chung vẫn có khá ít các bằng chứng khoa học về các phương pháp điều trị chứng tê liệt trong giấc ngủ. Do đó, thậm chí các bác sĩ chỉ cần xác nhận và bình thường hóa các triệu chứng là đã đủ có lợi.

hãy gặp bác sĩ ngay nếu pahst hiện mắc chứng tê liệt trong giấc ngủ
Nói chuyện ngay với bác sĩ nếu nhận thấy mình mắc chứng tê liệt trong giấc ngủ

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Một số mẹo quan trọng giúp bạn vệ sinh giấc ngủ hiệu quả, để nhằm giảm thiểu tình trạng tê liệt trong giấc ngủ như:

  • Tuân theo một lịch trình ngủ, thức cố định, ngay cả vào những ngày cuối tuần.
  • Thiết lập phòng ngủ của mình thật cẩn thận để phòng tránh sự xâm nhập của tiếng ồn khó chịu.
  • Không sử dụng rượu hay các chất chứa caffein trước giờ đi ngủ.
  • Không nên sử dụng các thiết bị điện tử như tivi, máy tính, điện thoại,.. trước khi đi ngủ 1 giờ.
  • Chuẩn bị một bộ chăn ga gối nệm giường tốt, để đảm bảo có được một giấc ngủ chất lượng.

Cải thiện vệ sinh giấc ngủ thường sẽ được kết hợp cùng liệu pháp hành vi nhận thức cho chứng mất ngủ (CBT-I). Để kiềm chế những cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực khi mất ngủ. Tuy nhiên liệu pháp hành vi này có hiệu quả cho chứng tê liệt trong giấc ngủ hay không thì còn cần nhiều thời gian để nghiên cứu. 

Mặc dù vậy CBT đã mang đến những dấu hiệu tích cực khi có thể giải quyết các tình trạng lo lắng và PTSD. Đây đều là những yếu tố khiến con người mắc phải chứng tê liệt trong giấc ngủ. 

Một số mẫu chăn ga gối nệm cho giấc ngủ chất lượng như:

Sử dụng thuốc

Nếu chứng tê liệt trong giấc ngủ của bạn ngày càng trở nên nghiêm trọng, gây ra nhiều khó chịu lên đời sống, thì bác sĩ có thể đề nghị cho bạn một số phương pháp điều trị lâm sàng. Trong đó, những loại thuốc chống trầm cảm đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm các đợt tê liệt. Tuy nhiên, bạn cần nên biết là những loại thuốc này không hề có tác dụng ở tất cả các bệnh nhân.

Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) và chống trầm cảm ba vòng (TA) được cho là có tác dụng trong việc làm tê liệt giấc ngủ bằng cách thay đổi số lượng và độ sâu trong giai đoạn REM. Điều này sẽ giúp ngăn chặn triệu chứng tê liệt ngay sau khi tỉnh dậy. Mặc dù vậy, trước khi sử dụng thuốc, bạn nên nói chuyện với bác sĩ, để tránh những tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra.

Qua bài viết của chúng tôi bạn đã biết chứng tê liệt trong giấc ngủ là gì. Cũng như những nguyên nhân và phương pháp điều trị của hội chứng này ra sao hay chưa? Hy vọng những chia sẻ của Sleep đã giúp ích cho bạn không ít thì nhiều trong việc điều trị chứng bệnh khó chịu này. 

Nguồn tham khảo: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/song-khoe/chung-te-liet-trong-giac-ngu/ 

SubScribe

Subcribe ngay để nhận những thông tin bổ ích về sức khoẻ giấc ngủ và hàng ngàn ưu đãi mua nệm chăn ga gối mỗi ngày.