Ngủ quá nhanh có phải là dấu hiệu của chứng rối loạn giấc ngủ?

Nếu bạn có thể ngủ nhanh chóng, ngủ sâu, ngủ bất cứ lúc nào hoặc bất cứ nơi đâu thì quả thực bạn là một người cực kỳ may mắn bởi vì trên thế giới này, mỗi ngày trôi qua có hàng trăm triệu người đang phải chật vật để có thể ngủ được. Nhưng việc vào giấc quá nhanh có thể là dấu hiệu của chứng rối loạn giấc ngủ. Để tìm hiểu chi tiết về tình trạng rối loạn giấc ngủ này, cùng Sleep.vn đọc bài viết sau nhé!

Giấc ngủ diễn ra như thế nào?

Giấc ngủ
Giấc ngủ cũng được điều chỉnh nhờ sự tăng giảm của hormone Melatonin.

Đầu tiên, hãy tìm hiểu cách chúng ta bắt đầu 1 giấc ngủ. Trong khi thức, não của chúng ta sẽ sản xuất một chất hóa học gọi là adenosine. Mức độ adenosine càng tăng khi chúng ta thức lâu. Mức độ cao của adenosine đồng thời sẽ tạo ra nhu cầu cân bằng nội mô hay đôi khi được gọi là nợ ngủ. Nói một cách đơn giản, đó là nhu cầu đi ngủ để phục hồi cơ thể. 

Ví dụ, nếu bạn thức trong 30 giờ liên tục, bạn sẽ cảm thấy cực kỳ buồn ngủ. Bạn sẽ dễ dàng chìm vào giấc ngủ, ngủ sâu hơn và thậm chí ngủ lâu hơn bình thường. Đó là do lượng adenosine trong não của bạn tăng cao. Ngay cả khi thức quá giờ đi ngủ bình thường cũng có thể khiến bạn buồn ngủ nhanh hơn vì mức adenosine của bạn đang ở mức cao.

Khi ngủ, hệ thống bạch huyết của bạn hoạt động giống như một bộ lọc giúp loại bỏ adenosine khỏi não. Khi bạn thức dậy vào buổi sáng, mức adenosin và cảm giác buồn ngủ ở mức thấp nhất. Nếu bạn có được 1 đêm ngủ ngon, bạn cảm thấy sảng khoái khi thức dậy. 

Chúng ta được coi là “đang ngủ” khi trương lực cơ giãn ra và sóng điện trong não chậm lại. Những sóng não này được gọi là sóng Theta. Sóng theta hoạt động với tốc độ từ 4 đến 8 herzt/s, giảm 1 nửa so với sóng điện của bộ não trong lúc tỉnh táo. Đó là lý do tại sao những người trong giai đoạn ngủ sâu sẽ không phản ứng với những gì đang xảy ra xung quanh họ.

Ngoài ra, giấc ngủ cũng được điều chỉnh nhờ sự tăng giảm của hormone Melatonin. Chúng ta sẽ có cảm giác thèm ngủ khi mức độ hormone này tăng. Melatonin hoạt động dựa trên mức độ tiếp xúc của đôi mắt với ánh sáng. Chẳng hạn việc tiếp xúc với ánh sáng vào ban ngày sẽ giúp bộ não nhận được tín hiệu “đang là ban ngày”, từ đó giữ cho nồng độ Melatonin ở mức độ thấp, giúp con người duy trì được sự tỉnh táo. Khi đêm xuống, lượng ánh sáng mà đôi mắt nhận được giảm xuống mức thấp nhất, giúp bộ não xác định được “đang là ban đêm”, từ đó tăng nồng độ Melatoin, khiến chúng ta thấy buồn ngủ. 

Như thế nào thì được gọi là ngủ quá nhanh? 

độ trễ khởi phát giấc ngủ
Thời gian cần thiết để chuyển từ trạng thái thức sang giấc ngủ được gọi là độ trễ khởi phát giấc ngủ.

Thời gian cần thiết để chuyển từ trạng thái thức sang giấc ngủ được gọi là độ trễ khởi phát giấc ngủ. Nó được đo bằng cách theo dõi hoạt động điện của não. Các chuyên gia về giấc ngủ sử dụng kỹ thuật điện não đồ(EEG) để đo đa ký giấc ngủ. Các điện cực được đặt trên da đầu để đo sóng não và ghi lại khi các giai đoạn khác nhau của giấc ngủ.

Trung bình, một người sẽ đi vào giấc ngủ sau 5 đến 15 phút nếu họ không buồn ngủ quá mức. Nếu kéo dài hơn 20 đến 30 phút, đó có thể là dấu hiệu của chứng mất ngủ .

Ngủ trong vòng chưa đầy 5 phút có thể báo hiệu mức độ buồn ngủ bất bình thường. Đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn chưa ngủ đủ giấc hoặc bạn đang gặp một số vấn đề rối loạn nào đó liên quan đến giấc ngủ. 

Nguyên nhân gây buồn ngủ quá nhanh

Nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng ngủ quá nhanh là do thiếu ngủ. Nếu bạn không ngủ đủ giờ để cơ thể cảm thấy được nghỉ ngơi và loại bỏ hoàn toàn chất adenosine, bạn sẽ ngủ nhanh hơn so với tốc độ bình thường. Một người khỏe mạnh chỉ cần ngủ khoảng từ 6- 8 tiếng nên ngủ bù là tất cả những gì bạn cần làm để giảm bớt nợ nần về giấc ngủ.

Nếu bạn không có được giấc ngủ chất lượng hoặc bạn thường xuyên thức dậy vào ban đêm, điều này cũng có thể dẫn đến tình trạng ngủ quá nhanh. Thức dậy nhiều lần trong đêm được gọi là giấc ngủ bị phân mảnh. Nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng thức dậy nhiều lần khi ngủ là chứng ngưng thở khi ngủ.

ngủ quá nhanh do thiếu ngủ.
Nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng ngủ quá nhanh là do thiếu ngủ.

Ở những người bị chứng ngưng thở khi ngủ, nhịp thở bị dừng lại nhiều lần trong đêm. Ở mức độ nghiêm trọng, bản năng sinh tồn sẽ đánh thức bộ não khiến bạn thức dậy để tiếp tục thở. Một số triệu chứng khác của chứng ngưng thở khi ngủ là nghiến răng, ngáy và thường xuyên đi vệ sinh vào ban đêm. 

Các rối loạn khác cũng có thể gây phân mảnh giấc ngủ khiến bạn ngủ quá nhanh, chẳng hạn hội chứng chân không yên gây ra cảm giác khó chịu khiến bạn phải di chuyển đôi chân suốt đêm. Chứng ngủ rũ cũng là nguyên nhân phổ biến, khiến bạn chìm vào giấc ngủ một cách không kiểm soát. Đây là một bệnh lý rối loạn não hiếm gặp, làm cho não bộ không thể nào điều chỉnh được nhịp ngủ thức. Không chỉ gây ra tình trạng ngủ quá nhanh, ngủ không báo trước mà nó còn khiến người bệnh bị té ngã do mất trương lực cơ đột ngột hay còn gọi là các đợt cataplexy cực kỳ nguy hiếm. Chính vì thế, việc phát hiện và điều trị kịp thời là điều tiên quyết để bảo vệ sức khỏe của bạn.

Nếu không thể xác định chính xác lý do tại sao bạn lại buồn ngủ và ngủ quá nhanh, nó có thể được chẩn đoán là chứng buồn ngủ vô căn. Đó là thuật ngữ y học để chỉ tình trạng buồn ngủ quá mức mà không rõ nguyên nhân.

Cách theo dõi và đánh giá tình trạng ngủ quá nhanh

Cách đơn giản nhất để đo mức độ buồn ngủ của một người là yêu cầu họ hoàn thành một bảng câu hỏi được gọi là thang đo mức độ buồn ngủ Epworth. Nếu người bệnh đạt mức điểm cao hơn 10 trong thang điểm này, họ có thể mắc chứng buồn ngủ quá mức. 

Một phương pháp khác cũng được ứng dụng phổ biến để kiếm tra tốc độ vào giấc và nguy cơ mắc chứng ngủ rũ của bạn là kiểm tra chỉ số MSLT. Trong phương phấp MSLT, bạn sẽ được yêu cầu ngủ 20 phút sau mỗi 2 giờ trong ngày, như vậy tổng cộng sẽ có 5 đợt ngủ. 

Nếu bạn rơi vào giấc trong vòng chưa đầy 8 phút thì kết quả MSLT sẽ được đánh giá là bất thường. Các chuyên gia về giấc ngủ đồng thời sẽ ghi lại thời điểm khởi phát giấc ngủ chuyển động mắt nhanh (REM). Nếu giấc ngủ REM bắt đầu xuất hiện trong vòng 15 phút trong ít 2 giấc ngủ ngắn trở lên, bạn có khả năng cao mắc chứng ngủ rũ.

thăm khám bác sĩ
Bạn nên dành thời gian để thăm khám bác sĩ để được chuẩn đoán và có được pháp đồ điều trị phù hợp, kịp thời.

Như vậy, khi mức độ hóa chất adenosine giảm thì bạn càng cảm thấy buồn ngủ. Nếu gặp tình trạng buồn ngủ quá mức hoặc ngủ quá nhanh, thì nguyên nhân có thể là do bạn không ngủ đủ giấc vào các đêm trước, tức là bị thiếu ngủ. Bên cạnh đó, các chứng rối loạn như ngưng thở khi ngủ, hội chứng chân không yên, chứng ngủ rũ và một số rối loạn thần kinh khác có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng ngủ quá nhanh.

Người bệnh không nên coi thường các dấu hiệu này vì nó có thể là tín hiệu báo động về một vấn đề sức khỏe nào đó. Bạn nên dành thời gian để thăm khám bác sĩ để được chuẩn đoán và có được pháp đồ điều trị phù hợp, kịp thời. Ngoài ra, để có được chất lượng giấc ngủ tốt hơn, việc điều chỉnh nhịp sống, cách sinh hoạt cũng là điều mà người bệnh cần thực hiện ngay bây giờ. 

Nguồn tham khảo: https://www.verywellhealth.com/could-falling-asleep-too-fast-be-a-sleep-problem-3015146

 

 

SubScribe

Subcribe ngay để nhận những thông tin bổ ích về sức khoẻ giấc ngủ và hàng ngàn ưu đãi mua nệm chăn ga gối mỗi ngày.